Giải quyết tranh chấp đất đai

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI TÒA ÁN – THỰC TIỄN THỰC THI TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THỊ XÃ PHỔ YÊN (Trang 26 - 31)

5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

1.1.2. Giải quyết tranh chấp đất đai

1.1.2.1. Khái niệm giải quyết tranh chấp đất đai

Khi xảy ra tranh chấp đất đai, các bên tranh chấp khó có thể thỏa thuận với nhau để đưa ra giải pháp hữu hiệu trong việc thực hiện quyền sử dụng đất, những mâu thuẫn sẽ ngày càng gay gắt hơn nếu không được các bên tranh chấp cùng phối hợp để giải quyết. Khi đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ thực hiện chức năng của mình trong việc chỉ rõ quyền quản lý và sử dụng đối với các bên.

Theo Từ điển giải thích thuật ngữ luật học: "Giải quyết tranh chấp đất đai là

giải quyết bất đồng, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, tổ chức và trên cơ sở đó phục hồi các quyền lợi hợp pháp bị xâm hại đồng thời truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về đất đai".

Trong quan hệ pháp luật đất đai, việc xem xét giải quyết tranh chấp đất đai là một trong những biện pháp quan trọng để pháp luật đất đai phát huy được vai trò trong đời sống xã hội. Thông qua việc giải quyết tranh chấp đất đai, Nhà nước điều chỉnh các quan hệ đất đai cho phù hợp với lợi ích của Nhà nước và của xã hội. Đồng thời, giáo dục ý thức tuân thủ và tôn trọng pháp luật cho mọi công dân, ngăn ngừa những vi phạm pháp luật có thể xảy ra.

Giải quyết tranh chấp đất đai, với ý nghĩa là một nội dung của chế độ quản lý nhà nước đối với đất đai, được hiểu là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhằm tìm ra các giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật, nhằm giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn giữa các bên, khôi phục lại quyền lợi cho bên bị xâm hại. Đồng thời xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật đất đai.

Như vậy, giải quyết tranh chấp đất đai là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn giữa các bên để tìm ra các giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ đất đai.

1.1.2.2. Đặc điểm của giải quyết tranh chấp đất đai

Thứ nhất, Giải quyết tranh chấp đất đai là hoạt động của cơ quan nhà nước

Để giải quyết một tranh chấp, các chủ thể có thể sử dụng nhiều biện pháp như tự thương lượng, thỏa thuận với nhau. Pháp luật đất đai không quan tâm cách thức họ thỏa thuận thế nào, thương lượng ra sao mà chỉ đưa ra các quy định điều chỉnh hoạt động giải quyết tranh chấp khi có sự tham gia của cơ quan nhà nước vào việc giải quyết đó mà thôi. Điều này nhằm thể hiện sự tôn trọng của Nhà nước với tự do ý chí, tự do định đoạt của các chủ thể và Nhà nước sẽ cung cấp một công cụ giải quyết tranh chấp cho họ nếu như họ không có được sự thống nhất. Một khi đã có sự tham gia của cơ quan nhà nước thì các quy phạm pháp luật về giải quyết tranh chấp là cần thiết, bởi lẽ có những quy phạm pháp luật này thì người dân cũng như chính cơ quan nhà nước mới biết chủ thể nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp và giải quyết theo trình tự, thủ tục gì.

Thứ hai, Đối tượng của hoạt động giải quyết tranh chấp là tranh chấp đất

đai. Trong đó các đương sự yêu cầu cơ quan nhà nước xác định rõ những quyền và nghĩa vụ của các bên đối với khu đất đang bị tranh chấp.

Thứ ba, Hệ quả pháp lý của việc giải quyết tranh chấp là quyền và nghĩa vụ

của các chủ thể trong quan hệ đất đai sẽ được làm rõ bằng bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật.

Thứ tư, do đất đai là vấn đề nhạy cảm, phức tạp và có tầm quan trọng trên

nhiều phương diện, hơn nữa, việc quản lý và sử dụng đất có nhiều biến động qua các thời kỳ lịch sử nên TCĐĐ xảy ra rất phức tạp, có đông người tham gia. Hoạt động giải quyết TCĐĐ huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, khuyến khích các tổ chức quần chúng ở cơ sở và người dân tham gia giải quyết TCĐĐ. Trong giải quyết TCĐĐ, Nhà nước coi trọng và đề cao các phương thức thương lượng, hòa giải nhằm giải quyết ổn thỏa tranh chấp, duy trì sự ổn định chính trị - xã hội, đảm bảo sự đoàn kết trong nội bộ nhân dân.

Thứ năm, do tính đặc thù của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai nền Nhà

nước không thừa nhận và không xem xét giải quyết các tranh chấp về đòi lại đất đã chỉa cấp cho người khác khi thực hiện chính sách đất đai qua các thời kỳ.

Thứ sáu, việc giải quyết TCĐĐ không chỉ dựa vào quan điểm đường lối của

Đảng, chính sách pháp luật của Nhi nước mà còn căn cứ vào tâm lý, thị hiểu, phong tục tập quán... trong quá trình quản lý, sử dụng đất đai của người dân ở các vùng, miền khác nhau trong cả nước,...

1.1.2.3. Các hình thức giải quyết tranh chấp đất đai

Khi phát sinh tranh chấp cần giải quyết, các bên đều mong muốn tìm được biện pháp giải quyết tranh chấp, đảm bảo tốt nhất quyền lợi, ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các bên là thấp nhất, ít tốn kém về thời gian và tiền bạc. Vì vậy, việc lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp là vô cùng quan trọng.

Các hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật gồm:

+ Giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải

Đối với một vụ việc tranh chấp đất đai, về mặt nguyên tắc, trước khi tiến hành giải quyết tranh chấp đất đai, các vụ việc tranh chấp đất đai đều phải trải qua thủ tục hòa giải.

Giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải thì có hai hình thức là:

- Hòa giải ngoài tố tụng

Hòa giải ngoài tố tụng là một phương thức giải quyết tranh chấp độc lập với quá trình tố tụng, xuất phát từ thiện chí giải quyết tranh chấp, các chủ thể đã tự mình thực hiện thương lượng, thỏa thuận. Hòa giải diễn ra trước các giai đoạn tố tụng.

Về thủ tục hòa giải ngoài tố tụng căn cứ theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai năm 2013, Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 01/2017/NĐ-CP. Theo đó:

– Nhà nước khuyến khích các bên trong tranh chấp đất đai có thể tự hòa giải, thỏa thuận với nhau để đưa ra phương án giải quyết vụ việc tranh chấp này. Hoặc hai bên tranh chấp có thể nhờ đến bên thứ ba (ở đây có thể là thôn, xóm, làng, bản) để thực hiện việc hòa giải mà ở đây có thể gọi là hòa giải tại cơ sở.

– Trường hợp mà các bên mặc dù đã cố gắng tự hòa giải, hoặc đã thông qua hòa giải tại cơ sở mà vẫn không đạt được sự thống nhất, vẫn tranh chấp, không thể

hòa giải được thì sẽ phải thực hiện việc gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã để tiến hành hòa giải – thủ tục bắt buộc trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai.

– Sau khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai từ các bên liên quan thì Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ phải có trách nhiệm cùng với các cơ quan có liên quan như Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại diện thôn, xóm, ấp bản hay các tổ chức xã hội khác như Hội phụ nữ, Hội Nông dân, Cán bộ địa chính, Cán bộ tư pháp… tổ chức việc hòa giải thông qua Hội đồng Hòa giải.

– Việc hòa giải có thể thành hoặc không thành nhưng dù kết quả thế nào thì việc hòa giải đều phải được lập thành văn bản, có đầy đủ chữ ký của các bên liên quan và xác nhận về kết quả hòa giải của Ủy ban nhân dân xã.

– Thời hạn thực hiện thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường đối với một vụ việc tranh chấp đất đai được xác định là 45 ngày kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp.

- Hòa giải trong tố tụng

Hòa giải trong tố tụng là một giai đoạn giải quyết tranh chấp trong thủ tục tố tụng có tính chất bắt buộc do Tòa án nhân dân có thẩm quyền thực hiện, chỉ được tiến hành trong giai đoạn chuẩn bị xét xử.

Hòa giải chỉ được tiến hành trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, hòa giải mang tính chất bắt buộc và kết quả hòa giải có tính chất bắt buộc thi hành, có giá trị pháp lý.

Trường hợp hòa giải thành thì hết thời hạn bảy ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.

Trong trường hợp hòa giải không thành thì Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải không thành và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

+ Giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước.

Giải quyết tranh chấp đất đai bằng con đường hành chính là việc các đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền, bao gồm UBND cấp tỉnh và cấp huyện; Bộ Tài Nguyên Môi trường.

Đây là hình thức áp dụng đối với những tranh chấp mà các đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại UBND và không có giấy chứng nhận QSDĐ hoặc không có một trong các loại giấy tờ theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013.

Đối với TCĐĐ giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì khiếu nại đến chủ thể có thẩm quyền giải quyết là Chủ tịch UBND cấp huyện. Nếu một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh.

Đối với tranh chấp giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài với nhau hoặc giữa các đối tượng đó với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thì các đương sự này có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Nếu một trong các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu này thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường để yêu cầu giải quyết hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

Đối với những vụ việc đã được giải quyết tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhưng đương sự không đồng ý về quyết định giải quyết của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và có đơn khiếu nại lên Bộ Tài nguyên và Môi trường thì Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường sẽ tiếp nhận, phân công đơn vị có chức năng giải quyết. Sau khi đã điều tra, thu thập, nghiên cứu hồ sơ và tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp thì các cơ quan, đơn vị có chức năng sẽ hoàn chỉnh hồ sơ để trình Bộ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường ra quyết định giải quyết tranh chấp đất đai. Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu lực buộc các bên phải thi hành nếu không sẽ bị cưỡng chế thi hành.

+ Giải quyết tranh chấp đất đai thông qua Tòa án.

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai trong hình thức này là Tòa án nhân dân các cấp.

Hiện nay, căn cứ khoản Điều 203 Luật Đất đai 2013, hình thức giải quyết tranh chấp đất đai bằng thủ tục tố tụng dân sự được áp dụng đối với một trong các trường hợp sau:

- Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai.

- Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất (nhà ở, công trình xây dựng…). - Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và đương sự chọn hình thức giải quyết này. Tòa án nhân dân chỉ giải quyết khi có Biên bản hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã, có chữ ký của hai bên.

– Tranh chấp đất đai đã được giải quyết tại Ủy ban nhân dân có thẩm quyền nhưng đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân có thẩm quyền và đương sự khởi kiện lên Tòa án giải quyết.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI TÒA ÁN – THỰC TIỄN THỰC THI TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THỊ XÃ PHỔ YÊN (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w