5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
1.2.3. Ưu điểm, hạn chế của việc giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, các tranh chấp đất đai ngày càng đa dạng, phong phú và phức tạp. Loại tranh chấp này không chỉ gia tăng về số lượng mà còn gia tăng về tính chất gay gắt. Ở nước ta, khi các tranh chấp đất đai xảy ra, các đương sự thưởng sử dụng Tòa án như giải pháp cuối cùng để bảo vệ có hiệu quả nhất các quyền và lợi ích của mình. Cũng giống như các phương thức giải quyết tranh chấp đất đai khác, giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án cũng có những ưu, nhược điểm như sau:
* Ưu điểm của việc giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án
So với các phương thức giải quyết khác thì giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án có một số ưu điểm nổi bật hơn, cụ thể:
Thứ nhất, Tòa án là một thiết chế của nhà nước, hoạt động của tòa ẩn là một
hoạt động rất đặc biệt và mang tính kỹ năng nghề nghiệp cao. Tòa án nhân dân được tổ chức theo một hệ thống độc lập nằm ngoài hệ thống cơ quan quản lý. Hơn nữa, Tòa án có một đội ngũ thẩm phán có năng lực, trình độ và kỹ năng xét xử chuyên nghiệp. Do đỏ, hoạt động xét xử của Tòa án đảm bảo tính chính xác, công tỉnh.
Thứ hai, Tòa án xét xử nhân danh quyền lực Nhà nước. Trong quá trình giải
đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan Nhà nước, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thực thi, nếu không tự nguyện sẽ bị cưỡng chế thi hành án.
Như vậy, có thể thấy kết quả giải quyết TCĐĐ thông qua Tòa án có hiệu lực pháp luật và được đảm bảo bằng quyền lực Nhà nước nên là cơ sở để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho các bên tham gia tranh chấp, nó cũng thể hiện tính nghiêm minh tuân thủ pháp luật.
Thứ ba, nguyên tắc xét xử công khai của Tòa án đảm bảo tính minh bạch
cho hoạt động của Tòa án. Hơn nữa, nguyên tắc này còn tạo điều kiện để người dân và công luận xã hội giám sát hoạt động xét xử của Tòa án.
Do đó, phán quyết của Tòa án phải có tính thuyết phục cao đối với các bên đương sự. Hay nói cách khác, phản quyết của Tòa án phải đảm bảo được quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của các bên tham gia tranh chấp.
Thứ tư, hoạt động xét xử của Tòa án được tiến hành theo một trình tự tố tụng
chặt chẽ theo quy định của pháp luật.
Vì vậy, dường như nó loại trừ đến mức thấp nhất những sai sót trong việc đưa ra phán quyết của Tòa án, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất ở mức hiệu quả nhất và có giá trị pháp lý cao nhất.
* Nhược điểm của việc giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án
Đối lập với những ưu điểm nổi bật thì phương thức giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án có hạn chế sau:
Do phải tuân thủ theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ, qua nhiều giai đoạn xét xử nên thời hạn giải quyết thường kéo dài, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên tranh chấp. Nhất là trong tình hình thị trường bất động sản có nhiều biến động như hiện nay, khi thời hạn giải quyết TCĐĐ kéo dài hoặc một trong các bên tranh chấp cố tình không hợp tác để kéo dài quá trình giải quyết tranh chấp thì có thể gây ra tổn thất rất lớn về kinh tế.
1.3. Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai theo pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ