Thời kỳ sau khi ban hành Hiến pháp năm 1980

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI TÒA ÁN – THỰC TIỄN THỰC THI TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THỊ XÃ PHỔ YÊN (Trang 37)

5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

1.3.2. Thời kỳ sau khi ban hành Hiến pháp năm 1980

1.3.2.1. Giai đoạn từ khi Hiến pháp 1980 có hiệu lực đến trước khi Luật Đất đai năm 1987 ra đời

Hiến pháp năm 1980 ra đời đã khép lại một chặng đường phấn đấu không ngừng của Nhà nước ta nhằm mục tiêu xã hội hóa toàn bộ đất đai trong phạm vi cả nước. Điều 19 và 20 Hiến pháp năm 1980 quy định: “Đất đai, rừng núi, sông hồ, hầm mỏ, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất, ở vùng biển và thềm lục địa, các xí nghiệp công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thương nghiệp quốc doanh; ngân hàng và tổ chức bảo hiểm; công trình phục vụ lợi ích công cộng; hệ thống đường sắt, đường bộ, đường sông, đường biển, đường không; đê điều và

công trình thuỷ lợi quan trọng; cơ sở phục vụ quốc phòng; hệ thống thông tin liên lạc, phát thanh, truyền hình, điện ảnh; cơ sở nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, cơ sở văn hoá và xã hội cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước - đều thuộc sở hữu toàn dân”.

Tuy nhiên, việc coi đất đai thuộc sở hữu chung, đất không có lô, dẫn tới việc chia cấp đất tràn lan, sử dụng kém hiệu quả. Cấp xã, cấp phường cũng tham gia vào việc giao đất cho nhân dân; việc lấn, chiếm đất để xây dựng nhà ở diễn ra phổ biến song không được giải quyết kịp thời là nguyên nhân chủ yếu của các tranh chấp đất đai trong thời kỳ này. Cơ chế quản lý, chính sách của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn này chưa thực sự khuyến khích nông dân và sản xuất nông nghiệp, dẫn đến tình trạng nhiều tập đoàn sản xuất, hợp tác xã làm ăn kém hiệu quả, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Do đó, một số các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông nghiệp đi đến tan rã, đất đai lại có sự chia cắt lại. Nhiều gia đình trước kia đã hiến ruộng đất của cha ông vào các hợp tác xã, nay đòi lại.

Khi giải quyết các tranh chấp một số địa phương còn thiên về việc sử dụng biện pháp mệnh lệnh hành chính, khiến cho các tranh chấp đất đai không được xử lý thỏa đáng và dứt điểm, nên việc tranh chấp đất đai vẫn kéo dài.

Thời kỳ này đã xuất hiện thêm các tranh chấp về đất hương hỏa, đất thổ cư, tranh chấp đất giữa đồng bảo địa phương với những người từ nơi khác đến xây dựng vùng kinh tế mới. Tính chất của tranh chấp đất đai thời kỳ này trầm trọng hơn và gay gắt hơn. Tuy vậy, việc giải quyết tranh chấp đất đai còn quan liêu, mang tính mệnh lệnh hành chính. Do đó, tranh chấp đất đai tồn tại kéo dài, việc sử dụng đất không hiệu quả, mâu thuẫn còn trầm trọng kéo theo sự trì trệ của nền sản xuất hàng hóa.

Các văn bản pháp luật quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai thời kỳ này là

- Quyết định số 201/CP ngày 01/071980 của Hội đồng Chính phủ về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả

nước lần đầu tiên quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo ngành, theo cấp.

- Thông tư 55-ĐKKT ngày 05/01/1981 của Tổng cục Quản lý ruộng đất hướng dẫn việc giải quyết các trường hợp sử dụng đất không hợp pháp, không hợp lý.

- Thông tư 293-TT/RĐ ngày 22/10/1985 của Tổng cục Quản lý ruộng hướng dẫn việc giải quyết tranh chấp đất bãi sa bồi.

1.3.2.2. Giai đoạn từ khi Luật Đất đai năm 1987 được ban hành đến trước khi Luật Đất đai năm 1993 ra đời

Hiến pháp 1980 cũng như Luật Đất đai năm 1987 đều khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý. Song các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành đã không xác định rõ ràng quyền lợi của người sử dụng đất đã làm hạn chế hiệu quả sử dụng đất.

Trong giai đoạn này, nổi trội nhất phải kể đến chủ trương thực hiện cơ chế quản lý kinh tế mới trong nông nghiệp theo Nghị quyết 10 ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị. Mục đích là gắn lợi ích của người lao động với từng mảnh đất được giao, đã thúc đẩy sản xuất phát triển, người nông dân đã nhận thức rõ những quyền lợi và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật, thấy được lợi ích thiết thực từ việc sử dụng đất mang lại. Vì vậy, tình trạng đòi lại ruộng đất trong nội bộ nhân dân tăng nhanh về số lượng ở một số địa phương, nhất là ở miền Tây và miền Đông Nam Bộ, nhiều nông dân đòi lại ruộng đất cũ, có nơi đã xảy ra những vụ tranh chấp đất đai gay gắt. Những ruộng đất nông dân đòi lại phổ biến là: ruộng đất đã qua mấy lần điều chỉnh, ruộng đất bị cắt bớt và bị "xáo canh" khi thực hiện khoản sản phẩm; ruộng đất do lâm, nông trưởng và đơn vị quân đội quản lý nhưng không sử dụng hết, trong đó có cả ruộng đất của nông dân trước đây được khai phá…

Đối với nhà ở, các tranh chấp phát sinh trong giai đoạn này thường liên quan đến nhà cải tạo, nhà vắng chủ, đòi lại nhà cho thuê trước ngày 1/7/1991 (là ngày

pháp lệnh về nhà ở có hiệu lực). Ngoài ra, còn xuất hiện các tranh chấp về nhà ở khi vợ chồng ly hôn.

Để tạo cơ sở pháp lý giải quyết tình hình tranh chấp đất đai kế trên. Nhà nước ta đã ban hành một số văn bản pháp luật như:

- Luật Đất đai 1987

- Chỉ thị số 154-HĐBT ngày 11/10/1998 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ ) về triển khai thực hiện chỉ thị số 47 - CT/TW của Bộ Chính trị về giải quyết một số vấn đề cấp bách về ruộng đất.

- Quyết định số 13- HĐBT ngày 01/ 02/ 1989 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc giải quyết một số vấn đề cấp bách về ruộng đất.

- Nghị định 30 - HĐBT ngày 23/3/1989 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thi hành Luật Đất đai (Điều 15, 16)

- Chỉ thị số 364 - CT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính,

Các văn bản pháp luật này đã tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp đất đai trong giai đoạn này, góp phần vào việc giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, ổn định sản xuất.

1.3.2.3. Giai đoạn từ khi Luật Đt đai 1993 đến Luật Đất đai năm 2003

Sau khi Hiến pháp năm 1992 ra đời, với các quy định mang tính nền tảng là đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý, Nhà nước giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài.

Luật Đất đai 1993 đánh dấu một bước phát triển của quy trình hoàn thiện cơ chế quản lý đất đai của Nhà nước ta, khắc phục tình trạng bao cấp về đất đai, giao đất sử dụng không mất tiền, đảm bảo sử dụng đất đai đúng mục đích, có hiệu quả.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khi mức độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, nhu cầu về nhà ở của người dân ngày càng trở nên bức xúc, việc sử dụng đất đai để xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng khiến cho giá đất nhiều khi tăng đột biến chỉ trong thời gian ngắn. Đây là nguyên nhân góp phần làm tăng các tranh

chấp đất đai. Cùng với việc gia tăng dân số, chính sách xã hội về nhà ở tại các đô thị lớn đang trở thành vấn đề bức xúc cần được giải quyết.

Việc tranh chấp đổi lại nhà đất do Nhà nước quản lý, cải tạo thuộc diện cho thuê, nhà vắng chủ, nhà cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh qua các thời kỳ trước đây cũng diễn ra gay gắt tại một số đô thị như Hà Nội, Hải Phòng. Đây là những vấn đề lớn, đã tồn tại từ nhiều năm nay nhưng vẫn chưa thể giải quyết dứt điểm được.

Trước tình hình đó, nhằm hoàn chỉnh thêm một bước các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Luật Đất đai năm 1993 đã được sửa đổi bổ sung một số điều vào các năm 1998 và 2001.

Với hơn 171 văn bản pháp luật đất đai được cấp, các ngành Trung ương và hàng năm các văn bản do các cơ quan ở địa phương ban hành đã góp phần đáng kể vào việc giải quyết tranh chấp đất đai nhằm phúc đáp các yêu cầu quản lý và sử dụng đất đai trong giai đoạn hiện nay. Trong đó có thể đề cập đến một số văn bản pháp luật sau đây:

- Thông tư liên tịch số 01/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-TCDC Của Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC), Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC và Tổng cục Địa chính ngày 28/07/1997 hướng dẫn về thẩm quyền của TAND trong việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Đất đai

- Thông tư liên tịch số 01/2002/TTLT–TANDTC–VKSNDTC-TCDC 03/01/2002 của TANDTC, VKSNDTC và Tổng cục Địa chính "Hướng dẫn về thẩm quyền của Tòa án nhân dân trong việc giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất”.

1.3.2.4. Giai đoạn từ khi Luật Đất đai năm 2003 được ban hành đến nay

Ngày 26/11/2003, Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 4 đã thông qua Luật Đất đai - Luật Đất đai năm 2003 (trong đó quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tử Điều 135 đến Điều 137), có hiệu lực thi hành vào ngày 1/7/2004, Luật

Đất đai năm 2003 được ban hành dã mở rộng hơn các quyền của người sử dụng đất đối với thời kỳ trước đây.

Trong cơ chế thị trường, đất đai trở thành tài sản đặc biệt có giá, người sử dụng đất có thể chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất để đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của bản thân, quyền sử dụng đất có thể được thế chấp, bảo lãnh để cho vay vốn ngân hàng... Cùng với đó là việc dân số tăng nhanh, chính sách xã hội về nhà ở tại các đô thị lớn đang trở thành vấn đề bức xúc... là nhân tố góp phần làm cho quan hệ đất đai ngày càng đa dạng, tranh chấp đất đai trở nên phức tạp về nội dung và tăng nhanh về số lượng, Luật Đất đai năm 2003 đã quy định khả chi tiết về vấn đề giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai, bao gồm: hòa giải trong tranh chấp đất đai, thẩm quyền của Tòa án nhân dân, Ủy ban nhân dân và các tổ chức xã hội khác trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai.

Ngày 29/1/2004, Nghị định số 181/ 2004/NĐ-CP của Chính phủ được ban hành nhằm hướng dẫn chi tiết Luật Đất đai năm 2003 đã quy định cụ thể hơn về hòa giải tranh chấp đất đai. Nghị định này còn làm rõ thẩm quyền và căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp tranh chấp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất.

Ngoài ra, để giải quyết tranh chấp đất đai còn cần phải căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật khác như: Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội về nhà đất do Nhà nước đã quản lý, bố trí và sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01/07/1991; Nghị quyết số 12/2004/NQ-HĐTP ngày 14/08/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình...

Kế thừa và phát triển các quy định của Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013 là Luật Đất đai hiện hành được hoàn thiện theo hướng quy định cụ thể các quyền, nghĩa vụ của từng đối tượng sử dụng đất (cơ quan, tổ chức nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hộ gia đình, cá nhân,…) phù hợp với các hình thức giao đất, thuê đất, công nhận

quyền sử dụng đất và quy định các điều kiện khi người sử dụng đất thực hiện các quyền của người sử dụng đất. Sau khi đưa ra các quyền lợi chung của người sử dụng đất, là sự kế thừa và phát triển của các đạo luật đất đai cũ, pháp luật đất đai năm 2013 đặc biệt quan tâm, cụ thể hóa đồng thời mở rộng các quyền của người sử dụng đất trong vấn đề chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất.

Luật đất đai năm 2013 cũng không giới hạn mục đích thế chấp quyền sử dụng đất chỉ để vay vốn sản xuất kinh doanh như Luật Đất đai năm 2003. Theo điểm g Khoản 01 Điều 179 Luật Đất đai năm 2013: “Thế chấp quyền sử dụng đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật”. Bên cạnh đó, luật đất đai năm 2013 bổ sung quy định về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đối với trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; quyền của tổ chức kinh tế nhập góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất; quyền tự đầu tư trên đất của hộ gia đình, cá nhân. Ngoài ra, về điều kiện thực hiện các quyền của người sử dụng đất cũng được bổ sung để cụ thể hóa và làm rõ ràng hơn việc thực thi quyền của người sử dụng đất trong thực tế như: kéo dài thời gian hòa giải tranh chấp đất đai (Khoản 3 Điều 202) cho phép lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp đương sự không có giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013, khỉ giải quyết tranh chấp, trong trường hợp các bên không chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành (Khoản 4 Điều 203).

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN 2.1. Quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân

2.1.1. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án

Theo Luật Đất đai năm 2013 thì giải quyết tranh chấp đất đai phải tuân 3 nguyên tắc cơ bản như sau:

* Đảm bảo đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước thực hiện vai trò là người đại diện cho chủ sở hữu

Đây là nguyên tắc rất cơ bản trong hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai, đòi hỏi khi xem xét giải quyết mọi vấn đề phát sinh trong quan hệ pháp luật đất đai đều phải thực hiện trên cơ sở đất đai thuộc sở hữu toàn dân, bảo vệ quyền lợi cho người đại diện của chủ sở hữu, bảo vệ thành quả cách mạng về ruộng đất. Cần quán triệt quan điểm xuyên suốt của Nhà nước là không thừa nhận việc đòi lại đất đã giao cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

* Bảo đảm lợi ích của người sử dụng đất nhất là lợi ích kinh tế, khuyến khích việc tự hòa giải, thương lượng trong nội bộ quần chúng nhân dân.

Thực hiện nguyên tắc này, hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai đã thể hiện được tư tưởng đổi mới trong quá trình Nhà nước điều hành các quan hệ xã hội về đất đai. Xét cả mặt lý luận và thực tiễn, lợi ích bao giờ cũng là vấn đề cốt lõi trong hầu hết các quan hệ xã hội và đất đai là một trong những lợi ích quan trọng

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI TÒA ÁN – THỰC TIỄN THỰC THI TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THỊ XÃ PHỔ YÊN (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w