Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI TÒA ÁN – THỰC TIỄN THỰC THI TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THỊ XÃ PHỔ YÊN (Trang 76 - 80)

5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa

Thứ năm, tăng cường điều kiện cơ sở vật chất cho các Tòa án nhân dân thị

xã Phổ Yên, hoàn thiện chế độ chính sách đối với cán bộ, thẩm phán trong Toà án nhân dân thị xã Phổ Yên. Vì vậy, một việc cấp bách hiện nay là cần nghiên cứu áp dụng các biện pháp bảo đảm an toàn cho thẩm phán, bao gồm cả các biện pháp an ninh, các biện pháp pháp lý.

Thứ sáu, sửa đổi quy định của pháp luật tố tụng dân sự theo hướng mở rộng

quyền của Tòa án trong việc tự mình điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ án tranh chấp đất đai.

Thứ bảy, sửa đổi quy định của pháp luật tố tụng dân sự trong việc tiến hành

xem xét, thẩm định tại chỗ đối với nhà đất đang tranh chấp. Thực tế giải quyết những vụ việc tranh chấp đất đai cho thấy, việc xem xét, thẩm định tại chỗ nhà đất là rất cần thiết khi giải quyết những tranh chấp mà Tòa án phải phân chia nhà đất cho các đương sự.

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân Thị xã Phổ Yên Tòa án nhân dân Thị xã Phổ Yên

Xuất phát từ những bất cập đã được phân tích ở trên, để hoàn thiện công tác giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, còn phải tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật và đất đai và pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai theo các nội dung sau:

Thứ nhất, đối với các tranh chấp về thừa kế và tranh chấp tài sản chung. Bộ

luật Dân sự 2015 quy định thời hiệu khởi kiện tranh chấp thừa kế Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người

thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

- Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236;

- Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu;

Thời hiệu khởi kiện về thừa kế khi kết thúc thời hạn 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Như vậy, khi đương sự khởi kiện vụ tranh chấp tài sản chung thì phải xuất trình các chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện theo Điều 5, 6, 7 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 nhưng khi khởi kiện tài sản chung các đương sự không xuất trình được sự thống nhất về tài sản chung chưa chia, khi thụ lý, giải quyết thì dẫn đến bác yêu cầu khởi kiện ngừng việc giải quyết tranh chấp kéo dài dẫn đến lượng án tồn đọng và ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các đương sự.

Vì vậy, cần quy định Tòa án thụ lý và giải quyết vụ án khi các đương sự phải xuất trình được các chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện đúng theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, đối với các tranh chấp liên quan đến nhà, quyền sử dụng đất có liên

quan đến áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định rất chặt chẽ trình tự, thủ tục áp dụng và thi hành trên thực tế, đây có thể được xem như phán quyết của Tòa án trước khi xét xử.

Vì vậy, cần có chế tài nghiêm khắc đối với các trường hợp không chấp hành hoặc chấp hành không đúng. Có một số trường hợp đương sự bị xâm phạm như xây dựng lấn chiếm,... đã áp dụng mọi biện pháp hợp pháp được pháp luật quy định để bảo vệ quyền lợi của mình như yêu cầu Tòa án đình chỉ xây dựng trong khi chờ xét xử vụ tranh chấp và Tòa án đã áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là cấm hoặc buộc thực hiện một hành vi nhất định nhưng đương sự lại tiếp tục vi phạm, xây dựng lấn chiếm, khi giải quyết tranh chấp thì Tòa án các cấp thường tuyên

buộc hoàn trả giá trị. Như vậy, pháp luật không bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của bên bị xâm phạm mà lại bảo vệ chính đương sự có hành vi xâm phạm trái pháp luật.

Vì vậy, pháp luật cần quy định biện pháp chế tài cụ thể, kiên quyết xử lý, thi hành nghiêm để góp phần bảo vệ quyền của người bị xâm hại, khi biện pháp khẩn cấp được thực thi cũng có nghĩa rằng việc vi phạm đó phải chấm dứt trên thực tế và nếu tiếp tục vi phạm sẽ phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi.

Thứ ba, về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đối với liên quan bất động sản.

Cần quy định các tranh chấp liên quan đến nguồn gốc bất động sản đều do Tòa án giải quyết thì mới bảo vệ được quyền lợi của các bên. Vì hiện nay, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một trong những căn cứ xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp nhưng cũng là căn cứ để Tòa án có quyền hủy giấy chứng nhận khi cấp không đúng đối tượng, hủy chính căn cứ để thụ lý vụ kiện ban đầu. Mặt khác, Ủy ban nhân dân là cơ quan quản lý hành chính nhưng lại thực hiện chức năng giải quyết tranh chấp liên quan đến đất đai là hoàn toàn trái với nguyên tắc hoạt động của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước. Do đó, cần quy định các tranh chấp liên quan đến bất động sản do Tòa án giải quyết mới phù hợp.

Thứ tư, đối với tranh chấp quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất của thành

viên hộ gia đình cần quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong hộ gia đình, có những tài sản có nguồn gốc chung vợ chồng nhưng khi đăng ký kê khai, cơ quan chuyên môn cấp giấy lại cấp cho hộ gia đình, gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án.

Thứ năm, giao thẩm quyền quyết định giá đất trong bồi thường cho cấp huyện.

Luật đất đai 2013 quy định cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giá đất cụ thể trong việc giao đất, cho thuê đất và tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Trong khi đó, thẩm quyền thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân lại giao cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, điều này dẫn đến việc xác định giá đất bị chậm không sát với giá thực tế.

Do đó, để xuất sửa đổi Luật đất đai theo hướng giao thẩm quyền quyết định giá đất cụ thể cho Ủy ban nhân dân cấp huyện trong trường hợp thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất đối với hộ gia đình, cá nhân; bổ sung đại diện người có đất thu hồi vào thành phần Hội đồng định giá đất. Để Tòa án làm căn cứ để giải quyết tranh chấp.

Thứ sáu, về hệ thống văn bản pháp luật đất đai cần được hoàn thiện, tạo sự

đồng bộ.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết tranh chấp đất đai, nhà nước cần ban hành các văn bản pháp luật như Luật đất đai phù hợp với tình hình thực tế, ban hành các nghị định cho từng địa phương để thống nhất áp dụng cho các vụ án khác nhau.

Đặc biệt, với Tòa án nhân dân thị xã Phổ Yên cần có cơ chế đặc biệt do tranh chấp đất đai tại địa bàn thị xã Phổ Yên khá phức tạp bởi lẽ khi Nhà nước xây dựng được một hệ thống pháp luật cả về nội dung và hình thức đầy đủ, tập trung ở một văn bản có tính pháp lý cao nhất để tạo sự thuận lợi cho việc áp dụng, cụ thể và có chất lượng thì đó là cơ sở pháp lý để các Tòa án nhân dân thị xã Phổ Yên áp dụng pháp luật, thi hành pháp luật đúng đắn, thống nhất và có hiệu quả cao.

Thứ bảy, cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật về đất đai để Tòa án nhân dân thị

xã Phổ Yên áp dụng trong việc giải các tranh chấp đất đai.

Ở nước ta hiện nay tuy Nhà nước đã ban hành rất nhiều văn bản pháp luật về đất đai nhưng các quy định còn tản mạn, chồng chéo, thiếu sự thống nhất. Do đó, Nhà nước cần giao nhiệm vụ cho các cơ quan có trách nhiệm ở Trung ương khẩn trương nghiên cứu, ban hành các quy phạm pháp luật về đất đai cho phù hợp với điều kiện phát triển mới của đất nước.

Thứ tám, cần quy định rõ ràng của pháp luật tố tụng dân sự theo hướng mở

rộng quyền của Tòa án trong việc tự mình điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ án tranh chấp đất đai.

Điều 98 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về quyền hạn của Tòa án trong việc thu thập chứng cứ, cụ thể: “Tòa án chỉ được tiến hành thu thập chứng cứ

khi đương sự không thể tự mình thu thập được chứng cứ và có yêu cầu”. Quy định như vậy việc hạn chế quyền của Tòa án dẫn đến việc giải quyết vụ án gặp khó khăn hoặc có thể dẫn đến sự thật khách quan của vụ án không được làm sáng tỏ khi đương sự không tự cung cấp tài liệu, chứng cứ và không yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ, vì vậy cần phải giao thẩm quyền cho Tòa án trong việc xác minh chứng cứ để Tòa án điều tra mở rộng thêm nếu cần trong vụ án, trong việc điều tra xác minh chứng cứ và xác định các tình tiết khách quan của vụ án.

Thứ chín, cần sửa đổi quy định của pháp luật tố tụng dân sự trong việc tiến

hành xem xét, thẩm định tại chỗ đối với nhà đất đang tranh chấp.

Theo quy định Bộ luật Dân sự năm 2015 tại Khoản 1 Điều 101 lại quy định Tòa án chỉ được tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ tài sản khi đương sự có yêu cầu. Nếu đương sự không có yêu cầu thì Tòa án không thể tự mình tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ tài sản được. Vì vậy, có vụ án sau khi xử xong, Thẩm phán mới biết diện tích, kích thước, tứ cận mà các đương sự đã khai, đã vẽ trên sơ đồ là không phù hợp với thực tế, hoặc trên đất có tài sản nhưng không đương sự nào trình bày tại Tòa án nên khi xét xử Tòa án không đề cập đến sản trên đất.

Do đó, cần quy định về quyền của Tòa án trong việc tự mình tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ tài sản, là nhà đất đang tranh chấp khi thấy cần thiết để đảm bảo cho các phán quyết của Tòa án được khách quan, phù hợp với thực tế.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI TÒA ÁN – THỰC TIỄN THỰC THI TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THỊ XÃ PHỔ YÊN (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w