5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
2.2.2. Khái quát về tình hình giải quyết các vụ tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân
nhân dân trong thời gian qua
2.2.2.1. Thực tiễn thụ lý vụ án
Tranh chấp đất đai là một loại tranh chấp phức tạp, vì thế nên thủ tục giải quyết cũng như trình tự giải quyết cũng phức tạp. Tuy nhiên, qua các năm số vụ án tranh chấp liên quan đến đất đai trên địa bàn thị xã diễn ra ngày càng nhiều, gia tăng về số lượng, gay gắt và phức tạp về tính chất. Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân thị xã Phổ Yên đã thụ lý các vụ án từ năm 2017 – 2020 như sau:
Tổng số vụ án dân sự đã thụ lý 179 vụ án, trong đó số vụ án tranh chấp đất đai đã thụ lý là 49 vụ án, chiếm 27, 37%. Trong đó, có 146 vụ án dân sự được đâ giải quyết gồm: 38 vụ án dân sự hòa giải thành, 63 vụ án dân sự được đưa ra xét xử hoặc giải quyết và 45 vụ án dân sự được đình chỉ giải quyết: có 10 vụ án dân sự tạm đình chỉ giải quyết:
Nội dung tranh chấp chủ yếu tập trung ở các dạng như bồi thường giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư; tranh chấp lối đi, ngõ xóm, ranh giới đất ở, đất vườn giữa hai bên hộ liền kề; tranh chấp quyền sử dụng đất ở; tranh chấp đòi lại đất cũ trước đây đã vào hợp tác xã, tập đoàn sản xuất này đã giải thể, chính quyền giao cho người khác sử dụng, những người không ở địa phương nay về quê đòi lại đất ông cha để lại; anh, chị, em đòi tranh chấp đất thừa kế.
Đối với các vụ án sơ thẩm về tranh chấp quyền sử dụng đất được xét xử tại Tòa án nhân dân thị xã Phổ Yên. Sau khi tiếp nhận đơn khởi kiện của đương sự, Tòa án sẽ tiến hành xem xét tính hợp pháp của đơn, hướng dẫn đương sự điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu của Pháp luật và tiến hành thụ lý đơn.
Sau một thời gian tìm hiểu và làm việc, thu thập số liệu thông tin là tiền đề quan trọng có thể tìm hiểu một cách sâu sắc, toàn diện về thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn thị xã Phổ Yên, kết quả thu thập được rất khả quan và được thể hiện ngắn gọn. Số liệu thống kê tình hình thụ lý, giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án nhân dân thị xã Phổ Yên trong các năm 2017, 2018, 2019, 2020 được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 2.1: Tình hình thụ lý vụ án tranh chấp đất đai của Tòa án nhân dân thị xã Phổ Yên giai đoạn 2017-2020.
Đơn vị: Vụ
Năm Dân sự Thụ lý Đất đai
2017 30 8
2018 45 10
2019 48 15
2020 56 16
Tổng số 179 49
(Nguồn: Tòa án nhân dân thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta nhận thấy, tranh chấp đất đai trong vòng 4 năm qua có xu hướng tăng lên theo từng năm. Đặc biệt, trong năm 2019 và năm 2020 các vụ tranh chấp đất đai mà Tòa án nhân dân Thị xã Phổ Yên đã thụ lý để giải quyết đã tăng lên nhiều hơn so với các năm trước.
Có rất nhiều lý do để lý giải tại sao trong hai năm 2019 và năm 2020 số lượng các vụ tranh chấp đất đai trên địa bàn thị xã Phổ Yên lại tăng nhanh như vậy. Nhưng theo đánh giá chung thì lý do cơ bản khiến cho các vụ tranh chấp đất đai tăng là do hội nhập kinh tế phát triển, các nhà máy xí nghiệp được xây dựng nhiều trên địa bàn, kinh tế của thị xã ngày càng phát triển, dẫn đến nhiều sự tranh chấp xảy ra: đặc biệt là năm 2013 Luật Đất đai 2013 được ban hành và có hiệu lực mở rộng phạm vi thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của tòa án nhân dân hơn so với Luật Đất đai 2003. Đây cũng chính là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân trên thực tế.
Để nhận biết rõ nét hơn tình hình tranh chấp đất đai tại thị xã Phổ Yên qua các năm về số lượng các vụ tranh chấp đất đai với các vụ tranh chấp dân sự nói chung mà Tòa án thụ lý giải quyết ta thấy:
Năm 2017 tổng số vụ án dân sự mà Tòa án nhân dân đã thụ lý giải quyết là 30 vụ trong đó số vụ tranh chấp đất đai là 8 vụ chiếm 26,67%.
Năm 2018 tổng số vụ án dân sự mà Tòa án nhân dân đã thụ lý giải quyết là 45 vụ trong đó số vụ tranh chấp đất đai là 10 vụ chiếm 22,22%
Năm 2019 tổng số vụ án dân sự mà Tòa án nhân dân đã thụ lý giải quyết là 48 vụ trong đó số vụ tranh chấp đất đai là 15 vụ chiếm 31,25%.
Năm 2020 tổng số vụ án dân sự mà Tòa án nhân dân đã thụ lý giải quyết là 56 vụ trong đó số vụ tranh chấp đất đai là 16 vụ chiếm 28.57%.
Như vậy, có thể thấy so với các vụ tranh chấp dân sự khác thì tranh chấp đất đai chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng số vụ việc dân sự nói chung mà tòa án thụ lý giải quyết. Ta có thể thấy những vụ án về tranh chấp đất đai ở các năm 2019 và năm 2020 thụ lý nhiều hơn so với các năm trước đó, cao nhất là năm 2019 với số vụ án thụ lý lên tới 15 vụ chiếm 31,25% tổng số vụ án dân sự mà Tòa án đã thụ lý.
2.2.2.2. Thực tiễn lập hồ sơ và xét xử
Trong quá trình giải quyết vụ án ở cấp sơ thẩm và phúc thẩm, trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ, tài liệu. Thẩm phán được giao nhiệm vụ sẽ tiến hành một số công việc như: yêu cầu đương sự cung cấp tài liệu bổ sung, triệu tập đuơng sự lấy
lời khai. Do tranh chấp đất đai thường là tranh chấp phức tạp nên đương sự thường có yêu cầu Tòa án thu thập hộ chứng cứ. Các tài liệu thu thập được sẽ được đưa vào hồ sơ vụ án.
Các tranh chấp quyền sử dụng đất đều được tiến hành hòa giải ở tất cả các giai đoạn của quá trình tố tụng. Thực tế khi tiến hành hòa giải các vụ án về tranh chấp quyền sử dụng đất thì có rất nhiều vụ án hòa giải không thành. Nếu không tiến hành hòa giải được thì sau khi nghiên cứu nếu thấy có thể đưa ra xét xử được thẩm phán sẽ quyết định đưa vụ án ra xét xử. Sau khi xét xử xong các bên lại không công nhận sự phán quyết của Tòa án, do đó các vụ án này lại có đơn kháng cáo của bên đương sự được đưa lên giải quyết ở cấp phúc thẩm.
Số liệu thống kê các vụ án tranh chấp đất đai qua các năm 2017, 2018, 2019, 2020 trên địa bàn thị xã Phổ Yên được thể hiện rõ qua bảng dưới đây.
Bảng 2.2: Số liệu thống kê các vụ án tranh chấp đất đai được giải quyết tại Tòa án nhân dân thị xã Phổ Yên giai đoạn 2017 – 2020.
Đơn vị: vụ Năm Thụ lý đất đai Tạm đình chỉ Đình chỉ Hòa giải thành Xét xử Kháng cáo 2017 8 2 1 3 2 1 2018 10 2 0 5 3 1 2019 15 1 2 7 5 2 2020 16 3 2 7 4 2 Tổng số 49 6 5 21 14 6
(Nguồn: Tòa án nhân dân thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên)
Từ bảng số liệu trên ta thấy:
- Năm 2017 Tòa án nhân dân thị xã Phổ Yên đã thụ lý 8 vụ án tranh chấp đất đai, trong đó tạm đình chỉ giải quyết 02 vụ, đình chỉ 01 vụ, hòa giải thành 03 vụ, đưa ra xét xử 02 vụ. Trong 02 vụ đưa ra xét xử thì có 01 vụ kháng cáo yêu cầu Tòa án nhân tỉnh Thái Nguyên giải quyết theo thủ tục phúc thẩm.
- Năm 2018 Tòa án nhân dân thị xã Phổ Yên đã thụ lý 10 vụ án tranh chấp đất đai, trong đó tạm đình chỉ giải quyết 02 vụ, đình chỉ không vụ, hòa giải thành
05 vụ, đưa ra xét xử 03 vụ. Trong 03 vụ đưa ra xét xử thì có 01 vụ kháng cáo yêu cầu Tòa án nhân tỉnh Thái Nguyên giải quyết theo thủ tục phúc thẩm.
- Năm 2019 Tòa án nhân dân thị xã Phổ Yên đã thụ lý 15 vụ án tranh chấp đất đai, trong đó tạm đình chỉ giải quyết 01 vụ, đình chỉ 02 vụ, hòa giải thành 07 vụ, đưa ra xét xử 05 vụ. Trong 05 vụ đưa ra xét xử thì có 02 vụ kháng cáo yêu cầu Tòa án nhân tỉnh Thái Nguyên giải quyết theo thủ tục phúc thẩm.
- Năm 2020 Tòa án nhân dân thị xã Phổ Yên đã thụ lý 16 vụ án tranh chấp đất đai, trong đó tạm đình chỉ giải quyết 03 vụ, đình chỉ 02 vụ, hòa giải thành 07 vụ, đưa ra xét xử 04 vụ. Trong 04 vụ đưa ra xét xử thì có 02 vụ kháng cáo yêu cầu Tòa án nhân tỉnh Thái Nguyên giải quyết theo thủ tục phúc thẩm.
Ví dụ:
Vụ kiện dân sự tranh chấp hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất giữa nguyên đơn chị Lương Dạ Q với bị đơn là ông Nguyễn Tiến D của Tòa án nhân dân thị xã Phổ Yên. Cụ thể như sau: Tại đơn khởi kiện và các lời khai tiếp theo, chị Q trình bày: chị là vợ của anh D con trai ông D. Năm 2007 chị sinh con, ngày 11/4/2008 ỏng D làm giấy chia nhà đất cho anh D được xã Tân Hương xác nhận. Tháng 11/2010 anh D chết, vì đất nằm trong vùng quy hoạch nên không làm được giấy chứng nhận QSDĐ cho vợ chồng chị. Năm 2015 chị biết ông D đã nhận tiền đền bù trong đó có phần đất mà ông D đã chia cho anh D là chồng chị từ năm 2008. Ngày 15/10/2017 hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã Tân Hương thì ông D đã đồng ý cho mẹ con chị Q số tiền 450.000.000đ nhưng sau đó ông D không thực hiện nên chị khởi kiện đòi ông D số tiền như ông D đã cam kết tại phường. Sau khi Tòa án thụ lý đã tiến hành hòa giải giữa các bên đương sự. Với sự chuyên nghiệp cũng như trình độ chuyên môn của ngành, Tòa án đã hòa giải thành và chị Q cũng đã nhận được số tiền mà ông D đã cam kết trước đó.
Ví dụ:
Vụ án tranh chấp kiện đòi tài sản là quyền sử dụng đất giữa nguyên đơn là bà Phạm Thị K với bị đơn là Đỗ Thị M. Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự số 30 ngày 25/2/2018 của TAND thị xã Phổ Yên.
Cụ thể như sau: Nguyên đơn bà Phạm Thị Khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết buộc vợ chồng bà Đỗ Thị M trả lại 256 m2 đất tại thửa 160 tờ bản đồ số 10 xã Đông Cao với lý do cho rằng bà cho gia đình bà M mượn từ năm 1993. Bà M có đơn phản tố yêu cầu Tòa án giải quyết hủy thửa đất số 160 tờ bản đồ số 10 ghi trong giấy chứng nhận QSDĐ của bà K và tuyên bố thửa đất trên là của gia đình bà với lý do thửa đất trên gia đình bà đã phục hóa, quản lý sử dụng từ năm 1991 đến nay. Theo thông báo nộp tiền tạm ứng án phí của Tòa án thi ngày 7/11/2019 bà M đã nộp 200.000đ tiền tạm ứng án phí phản tố tại Chi cục thi hành án dân sự thành phố Thái Nguyên. Ngày 25/2/2020 bà K rút đơn khởi kiện. Tòa án cấp sơ thẩm ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án số 30 ngày 25/2/2020 và thông báo số 04 ngày 1/3/2020 sửa chữa , bổ sung quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trên có nội dung là trả lại bà Đỗ Thị M 200.000đ tiền dự phí phản tố.
Sau khi nhận được quyết định đình chỉ giải quyết vụ án và thông báo sửa chữa, bổ sung quyết định đình chỉ trên, bà M kháng cáo. Tại quyết định số 25 ngày 31/5/2020 Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết việc kháng cáo đối với quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trên đã hủy quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự số 30 ngày 25/2/2020 và thông báo số 04 ngày 1/3/2020 sửa chữa, bổ sung quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trên để giải quyết lại vụ án theo thủ tục chung với nhận định: Thông báo số 04 ngày 1/3/2020 sửa chữa, bổ sung quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Trong vòng 4 năm (từ năm 2017-2020) số lượng vụ án bị kháng cáo, kháng nghị đã có xu hướng tăng lên, nhưng không đáng kể, từ 1 vụ năm 2017 tăng lên 2 vụ vào năm 2020. Nhìn vào số liệu chúng ta có thể đánh giá được rằng các vụ án được đưa ra xét xử về cơ bản là hợp tình, hợp lý.
Ví dụ:
Vụ án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa nguyên đơn là chị Hoàng Thu H, bị đơn là anh Phạm Văn B, chị Nguyễn Thị H; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan anh Trịnh Văn N.
Cụ thể: Trong đơn khởi kiện và tại phiên tòa, nguyên đơn là chị Hoàng Thu H trình bày: Do quen biết với vợ chồng anh B, chị H nên chị có nhờ anh B, chị H đảo nợ hộ tại Ngân hàng Agribank chi nhánh Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên với số tiền là 158.000.000đ. khi anh B đến trả tiền tại Ngân hàng thì ngân hàng đã trả lại chị H giấy chứng nhận QSDĐ tại xóm Đình, xã Tân Phú mà chị đã thế chấp tại Ngân hàng để vay tiền. Để làm tin chị đã đưa giấy chứng nhận QSDĐ nói trên cho anh B giữ. Sau đó anh B có yêu cầu với vợ chồng chị viết giấy bán nhà cho anh B với giá 300.000.000đ để anh B đưa vào doanh nghiệp vay giúp 400.000.000đ. Do tin tưởng nên chị đã viết giấy cho anh B. Khi chị đi vắng thì anh B đến và nói với anh N là chồng của chị H chuyển khỏi nhà để doanh nghiệp đến thẩm định cho vay tiền và viết giấy mượn nhà với anh B. Đến khoảng tháng 12/2012 anh B vẫn nói là chưa vay được tiền cho chị và hứa đến đầu năm 2016 sẽ vay cho chị. Đến khoảng tháng 2/2016 chị phát hiện ra nhà và đất của vợ chồng chị đã được sang tên cho anh B, chị H. Chị đã đến gặp anh B thì anh B nói rằng do chị không trả được nợ nên đã sang tên nhà và đất của chị. Nay chị muốn lấy lại nhà thì phải trả cho anh B 400 triệu đến 500 triệu đồng.
Tòa án đã tiến hành hòa giải nhưng không thành. Nay tại Tòa chị khẳng định chị không được ký vào hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ và tài sản gắn liền với đất. Do vậy chị yêu cầu Tòa án hủy hợp đồng nói trên và yêu cầu anh B, chị H trả lại nhà và đất cho anh chị.
Anh Phạm Văn B là bị đơn trình bày: Anh không quen biết với vợ chồng chị H, anh N, anh biết chị H do chị H đi thu tiền điện thoại, anh N chị H đến đặt vấn đề với anh là vay tiền của ngân hàng đến hạn trả nợ nhưng không có tiền nên muốn bán nhà. Vợ chồng anh đã đến xem và nhất trí mua với giá 300.000.000đ, khi lập hợp đồng mua bán nhà có anh B, H, N, H đều có mặt để làm hợp đồng chuyển nhượng. Anh có nhìn thấy chị H, anh N ký vào hợp đồng chuyển nhượng sau đó hợp đồng này viết sai phải làm lại hợp đồng nên chị H, anh N mang hợp đồng về ký xác nhận của chủ tịch xã nên anh không biết chị H có ký hay không.
Khoảng hơn một tháng sau khi làm hợp đồng thi vợ chồng anh được cấp giấy chứng nhận QSDĐ tại thửa đất bản đồ anh không nhớ tại xóm Đình, xã Tân Phú , tỉnh Thái Nguyên. Khi mang hợp đồng chuyển nhượng ra UBND xã Tân Phú xin xác nhận có cả anh N, chị H thì Ủy ban nhân dân xã xác nhận cho. Khi Tòa án