Đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Chính sách nhân lực chất lượng cao trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh của thành phố Đà Nẵng (Trang 34 - 36)

Cơ quan HCNN cấp tỉnh là một bộ phận của bộ máy nhà nước địa phương, do đó nó cũng mang đầy đủ các đặc điểm chung của các cơ quan nhà nước, cụ thể là:

- Thứ nhất, cơ quan HCNN cấp tỉnh được sử dụng quyền lực nhà nước (quyền hành pháp nhà nước), có quyền nhân danh nhà nước khi tham gia vào các quan hệ pháp luật nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lí với mục đích hướng tới lợi ích công. Biểu hiện của việc sử dụng quyền lực nhà nước là việc cơ quan HCNN cấp tỉnh được ban hành các chính sách công để quản lý HCNN trên từng lĩnh vực của địa phương và thực hiện những biện pháp cưỡng chế nhà nước nhất định để triển khai

chính sách, pháp luật của nhà nước vào trong đời sống xã hội. Chính sách NLCLC trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh được ban hành với vai trò như một công cụ quản lý để thực hiện việc quản lý và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, đồng thời cũng là để triển khai pháp luật của nhà nước về công chức trong phạm vi của địa phương.

- Thứ hai, các cơ quan HCNN cấp tỉnh cũng như các cơ quan HCNN khác được thành lập và hoạt động dựa trên những quy định của pháp luật, có chức năng, nhiệm vụ thẩm quyền riêng và có những mối quan hệ phối hợp trong thực thi công việc được giao. Đây cũng chính là vấn đề phân cấp quản lý HCNN, theo đó, cơ quan HCNN cấp tỉnh có vị trí cao nhất trong các cơ quan HCNN địa phương, thực hiện nhiệm vụ quản lý HCNN thống nhất trên từng lĩnh vực của địa phương. Với ý nghĩa đó, chính sách NLCLC trong các cơ quan HCNN cũng như nhiều chính sách công khác của địa phương do cơ quan HCNN cấp tỉnh ban hành và được triển khai thai hiện thống nhất trong các cấp hành chính của địa phương đó.

- Thứ ba, nguồn nhân sự chính trong cơ quan HCNN cấp tỉnh là đội ngũ công chức được hình thành từ tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc bầu cử theo quy định của pháp luật. Do đó, việc ban hành chính sách NLCLC trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh suy cho cùng cũng là nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ công chức.

Ở Việt Nam, ngoài những đặc điểm chung nêu trên, cơ quan HCNN cấp tỉnh còn có những đặc điểm riêng được quy định trong Luật Tổ chức HĐND và UBND là:

- Một là, cơ quan HCNN cấp tỉnh do HĐND cùng cấp lập ra, là cơ quan HCNN cao nhất ởđịa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND và cơ quan cấp trên.

- Hai là, cơ quan HCNN cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý HCNN thống nhất trên từng lĩnh vực của địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy HCNN nước từ trung ương tới cơ sở.

- Ba là, hệ thống các cơ quan HCNN cấp tỉnh bao gồm UBND cấp tỉnh và các cơ quan chuyên môn (các sở, cơ quan ngang sở thuộc UBND), trong đó, thẩm quyền chung trong quản lý HCNN thuộc về UBND, còn các sở và cơ quan ngang sở có thẩm quyền quản lý HCNN chuyên môn trên từng ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách và chịu trách nhiệm công tác trước UBND và chủ tịch UBND.

Tóm lại, cơ quan HCNN cấp tỉnh là cơ quan quản lý HCNN cao nhất ở địa phương, có nhiệm vụ thống nhất quản lý HCNN trên từng lĩnh vực của đời sống xã hội

trong phạm vi địa phương. Công cụ quan trọng để các cơ quan HCNN cấp tỉnh thống nhất quản lý HCNN trong phạm vi địa phương mình là các chính sách. Việc nghiên cứu các đặc điểm của cơ quan HCNN cấp tỉnh có ý nghĩa quan trọng đối với NCS trong việc định hướng nghiên cứu về chính sách NLCLC trong các cơ quan này.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Chính sách nhân lực chất lượng cao trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh của thành phố Đà Nẵng (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)