- Các cán bộ, công chức khác không phải là những người được tuyển dụng theo chính sách NLCLC nhưng qua thực tế công việc thể hiện được năng lự c chuyên
3. Về giải pháp chính sách
Qua phân tích những mặt tích cực và hạn chế của chính sách NLCLC trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh của Tp. Đà Nẵng, Luận án đề xuất một số nhóm giải pháp cụ thể nhằm khắc phục những hạn chế trên, bao gồm:
- Giải pháp hoàn thiện chính sách quy hoạch NLCLC: Xác định rõ độ tuổi quy hoạch NLCLC nhằm phát huy tối đa năng lực và sự cống hiến của các đối tượng chính sách; xây dựng quy hoạch NLCLC một cách chi tiết theo chuỗi thời gian, đảm bảo cả quy hoạch ngắn hạn, trung và dài hạn.
- Giải pháp hoàn thiện chính sách tuyển dụng NLCLC: Xây dựng tiêu chí về NLCLC làm cơ sở để xác định đối tượng chính sách NLCLC; xác định nguồn tuyển dụng theo hướng mở rộng nhằm tạo ra nhiều sự lựa chọn trong việc tuyển dụng những người có tài năng để hình thành NLCLC cho bộ máy HCNN.
- Giải pháp hoàn thiện chính sách đào tạo và phát triển NLCLC: Thành lập hội đồng thẩm định các chương trình đào tạo và cơ sở đào tạo nhằm nâng cao chất lượng
của hoạt động đào tạo và phát triển NLCLC; tiếp tục hoàn thiện việc phân cấp quản lý đối với cơ quan chuyên trách làm đầu mối thực hiện chính sách đào tạo và phát triển NLCLC nhằm phát huy hiệu quả của việc nghiên cứu, tham mưu hoạch định chính sách đào tạo và phát triển NLCLC.
- Giải pháp hoàn thiện chính sách đãi ngộ NLCLC: Thiết lập chế độ đãi ngộ theo hướng mũi nhọn, tập trung vào các đối tượng chuyên gia, nhà quản lý giỏi, tạo ra sự khác biệt trong việc đãi ngộ so với các đối tượng tài năng khác; thực hiện việc khen thưởng, tôn vinh tài năng đảm bảo sự bình đẳng, công băng nhằm khuyến khích nỗ lực phấn đấu của nhiều cá nhân tài năng đến với thành phố.
- Giải pháp hoàn thiện chính sách đánh giá NLCLC: Xây dựng nội dung đánh giá riêng đối với NLCLC để phân biệt được rõ đối tượng này với đội ngũ công chức nói chung trong bộ máy HCNN; sử dụng kết hợp nhiều phương pháp đánh giá NLCLC nhằm đảm bảo tính khách quan của hoạt động đánh giá.
Để thực hiện thành công những giải pháp chính sách này, Luận án cũng đề xuất về những điều kiện thực hiện, trong đó tập trung vào việc xác lập khung pháp lý một cách cụ thể đề xác định nguồn tuyển dụng, điều kiện chuyên môn của người dự tuyển, làm cơ sở pháp lý quan trọng để các địa phương triển khai các chính sách NLCLC một cách thống nhất, tránh những cách hiểu khác nhau về pháp luật của nhà nước.
Các kết quả nghiên cứu của Luận án đã được kiểm chứng qua quá trình khảo sát thực tiễn bằng hình thức khảo sát qua bảng hỏi đối với các đối tượng tham gia chính sách và nhà quản lý của Tp. Đà Nẵng đảm bảo tính khách quan của các ý kiến trả lời. Những kết quả nghiên cứu trên không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với NCS trong việc hoàn thành mục tiêu nghiên cứu luận án, mà còn cung cấp thông tin khoa học đối với các nhà quản lý Tp. Đà Nẵng để có hướng điều chỉnh phù hợp nhằm làm cho chính sách hoàn thiện hơn, đồng thời, còn gợi ý những bài học kinh nghiệm cho các nhà quản lý các cơ quan bộ, ngành, địa phương trong việc hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách NLCLC phục vụ cho sự nghiệp phát triển của mình. Bên cạnh những kết quả nghiên cứu đạt được, Luận án vẫn còn hạn chế, đó là chưa đi sâu nghiên cứu từng ngành, lĩnh vực thu hút NLCLC của Tp. Đà Nẵng, chưa khảo sát trực tiếp các đối tượng bên ngoài thuộc diện tác động của chính sách nhưng không tham gia chính sách và các cán bộ, công chức của thành phốđang công tác. Điều này cũng gợi mở cho các nghiên cứu sau trong việc xác định hướng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu khi tiến hành nghiên cứu về chính sách NLCLC trong các cơ quan HCNN.
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA NGHIÊN CỨU SINH
1. Ngô Sỹ Trung (2012), “Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhân tài”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Nghiên cứu và giảng dạy về thân thế và sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trường Đại học Vinh, tháng 5 năm 2012.
2. Ngô Sỹ Trung (2012), “Chính sách nhân tài của thành phốĐà Nẵng- Bài học kinh nhiệm đối với các tỉnh miền Trung- Tây Nguyên”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Phát triển kinh tế- xã hội miền Trung- Tây Nguyên gắn với yêu cầu tái cơ cấu kinh tế, Trường Đại học Kinh tế- Đại học Đà Nẵng, tháng 6 năm 2012.
3. Ngô Sỹ Trung (2012), “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Đà Nẵng: Kinh nghiệm từ Hàn Quốc”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia Quan hệ Việt Nam- Hàn Quốc: 20 năm và triển vọng tương lai, Trường Đại học Kinh tế- Đại học Đà Nẵng, tháng 9 năm 2012.
4. Ngô Sỹ Trung (2012), “Chính sách tuyển dụng nhân tài của thành phố Đà Nẵng”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, kỳ 02, tháng 10 năm 2012.
5. Ngô Sỹ Trung (2012), “Đà Nẵng với chính sách thu hút nhân tài”, Tạp chí Kinh tế và Quản trị kinh doanh- Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh- Đại học Thái Nguyên, số 04 năm 2012.
6. Ngô Sỹ Trung (2012), “Chính sách nhân tài nhìn từ kinh nghiệm quốc tế”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 4 (20) năm 2012.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢOI. Tài liệu tiếng Việt I. Tài liệu tiếng Việt