- Các cán bộ, công chức khác không phải là những người được tuyển dụng theo chính sách NLCLC nhưng qua thực tế công việc thể hiện được năng lự c chuyên
5 Sinh viên tốt nghiệp đại học loại giỏi, xuất sắc
3.4.1 Đánh giá theo mục tiêu và tiêu chí
3.4.1.1 Đánh giá theo mục tiêu chính sách
- Về mục tiêu chung: Như đã đề cập và phân tích ở trên, mục tiêu xuyên suốt của các chính sách NNLCL trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh của Tp. Đà Nẵng là
“chủđộng về nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH”.
NLCLC trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố hiện nay (38% tổng số cán bộ, công chức), Tp. Đà Nẵng đang rất chủ động về nhân lực trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH của địa phương, góp phần thực hiện thành công mục tiêu đã đề ra của chính sách. Bảng 3.41 Tổng hợp kết quả thực hiện chính sách NLCLC trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh của TP. Đà Nẵng Năm Số lượng NLCLC được tuyển dụng (người) Tuyển dụng và bố trí công tác ngay (người)
Tuyển dụng và cử đi đào tạo (người) Tiếp nhận trở lại sau đào tạo (người) Chi phí (tỷđồng) ĐH ThS TS ĐH ThS TS 2000-2005 175 98 31 2 44 0 0 0 35.7 2006-2010 295 32 56 3 162 35 7 51 55.4 2011 76 8 18 1 40 7 2 20 8.1 2012 70 5 13 2 42 6 2 19 8.0 2013 68 6 13 1 40 6 2 18 8.1 Tổng số 684 289 395 108 115.3 Nguồn: Sở Nội vụ và Sở Tài chính Tp. Đà Nẵng năm 2013 Kết quả từ Bảng 3.41 cho thấy, trong 13 năm thực hiện chính sách NLCLC, với tổng chi phí 107,2 tỷđồng (bình quân 8,1 tỷđồng/năm), Tp. Đà Nẵng đã:
(1) Tuyển dụng được và bố trí công tác ngay đối với 289 đối tượng tốt nghiệp ĐH loại giỏi, xuất sắc và có học vị ThS, TS vào làm việc trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố, chiếm 38% tổng số công chức của các cơ quan này.
(2) Tuyển dụng và cử đi đào tạo bậc ĐH và SĐH tại các cơ sởđào tạo uy tín trong nước và nước ngoài đối với 395 đối tượng đạt các tiêu chuẩn NLCLC của thành phố, trong đó, đã tiếp nhận trở lại 108 đối tượng.
Như vậy, đến thời điểm hiện nay, Tp. Đà Nẵng đã và đang sử dụng 397 người là NLCLC trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố, chiếm 52% tổng số cán bộ, công chức của các cơ quan này. Với số lượng nhân lực đang được đào tạo trên, dự kiến đến hết năm 2016, số lượng NLCLC trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh của Tp. Đà Nẵng sẽ đạt khoảng 65% tổng số cán bộ, công chức của các cơ quan này. Tính đến tháng 10 năm 2013, theo số liệu của Sở Nội vụ Tp. Đà Nẵng, trong số những người được tuyển dụng là đối tượng chính sách NLCLC trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố, chưa có trường hợp nào bỏ việc. Đó là những người đã qua đào tạo chuyên môn ở bậc ĐH và SĐH từ khắp nơi trên cả nước, có quá trình học tập và rèn luyện tốt. Đây là con số không nhỏ bổ sung một lực lượng công chức trẻ, có
trình độ học vấn và trình độ chuyên môn cao, có tâm huyết với nghề nghiệp cùng góp sức xây dựng và phát triển thành phố.
- Về mục tiêu cụ thể: Mục tiêu cụ thể trong các chính sách NLCLC như đã đề cập ở trên bao gồm các mục tiêu sau đây:
(1) Thu hút NLCLC cho bộ máy HCNN của thành phố;
(2) Tạo điều kiện để phát huy tài năng, trí tuệ và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Qua nghiên cứu, khảo sát thực tiễn chính sách NLCLC của Tp. Đà Nẵng, NCS có thểđưa ra một số kết luận như sau:
Thứ nhất, Tp. Đà Nẵng đã và đang thực hiện thành công mục tiêu thu hút NLCLC vào bộ máy HCNN của thành phố.
Với số lượng NLCLC trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh của Tp. Đà Nẵng hiện nay (Bảng 3.41), có thể thấy, Tp. Đà Nẵng đang là địa phương đi đầu trong việc thu hút NLCLC vào bộ máy HCNN: 52% tổng số cán bộ, công chức và dự kiến đến năm 2016 chiếm khoảng 65%.
Thứ hai, Tp. Đà Nẵng đã thực hiện thành công mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan HCNN của địa phương mình.
Khi so sánh chất lượng nhân lực trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh của TP. Đà Nẵng giai đoạn hiện nay so với giai đoạn đầu những năm 2000, có thể thấy, chất lượng đã được nâng cao, thể hiện qua một số khía cạnh dưới đây:
(1) Tỷ lệ cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn (bậc ĐH, ThS, TS) tăng lên gấp 3 lần: các năm 2000, 2010, 2011, 2012 và 2013 tương ứng là: 23%, 68%, 71%, 72% và 73% (Bảng 3.5).
(2) Hiệu quả thực thi nhiệm vụ của cán bộ, công chức trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh của Tp. Đà Nẵng giai đoạn hiện nay được các nhà quản lý đánh giá cao hơn so với giai đoạn 2000-2005, thể hiện qua các tiêu chí: nhận thức xã hội và kỹ năng thực hành nghề nghiệp, giao tiếp ứng xử và thái độ phục vụ nhân dân, trình độ ngoại ngữ và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, thời gian giải quyết công việc (Bảng 3.21).
Cùng với việc thu hút được một lượng lớn những người có trình độ học vấn và trình độ chuyên môn cao từ khắp nơi trên cả nước về làm việc và chính sách cử công chức đi đào tạo phát triển chuyên môn nghề nghiệp, Tp. Đà Nẵng đang rất chủđộng về NLCLC trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, thực hiện thành công các mục tiêu đề ra trong các chính sách NLCLC của thành phố. Những kết quả nổi trội trong phát triển kinh tế-
xã hội của Tp. Đà Nẵng trong những năm gần đây1 cũng đã chứng tỏ năng lực và sự công hiến của các đối tượng NLCLC trong các cơ quan HCNN của thành phố.
3.4.1.2 Đánh giá theo tiêu chí nhân lực chất lượng cao
Nhưđã phân tích ở trên, trong các văn bản chính sách của Tp. Đà Nẵng, tiêu chí về NLCLC trong các cơ quan chuyên môn của UBND thành phốđược xác định rất rõ ngoài những yêu cầu chung như đối với cán bộ, công chức theo luật định, còn có những yêu cầu riêng, đó là những yêu cầu về trình độ học vấn và trình độ chuyên môn chuyên môn cao, bao gồm cả những người đã qua đào tạo ngành nghề và một số trường hợp chưa qua đào tạo ngành nghề nhưng có triển vọng thể hiện thông qua quá trình học tập và rèn luyện tốt ở bậc học phổ thông2 với các tiêu chí: đạo đức công vụ, trình độ học vấn và trình độ chuyên môn, khả năng ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ năng giao tiếp ứng xử.
Qua nghiên cứu, khảo sát thực tiễn chính sách NLCLC trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh của Tp. Đà Nẵng, NCS có thểđưa ra một số kết luận sau đây:
Thứ nhất, việc thu hút NLCLC trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh của Tp. Đà Nẵng đảm bảo đúng các tiêu chí đã đề ra.
Kết quả khảo sát của NCS trong Bảng 3.41 đã cho thấy, trong hơn 10 năm triển khai thực hiện chính sách NLCLC, Tp. Đà Nẵng đã tuyển dụng được và bố trí công tác ngay đối với 289 đối tượng tốt nghiệp ĐH loại giỏi, xuất sắc và có học vị ThS, TS vào làm việc trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố, chiếm 38% tổng số công chức của các cơ quan này; tuyển dụng và cửđi đào tạo bậc ĐH và SĐH tại các cơ sởđào tạo uy tín trong nước và nước ngoài đối với 395 đối tượng đạt các tiêu chuẩn NLCLC của thành phố, trong đó, đã tiếp nhận trở lại 108 đối tượng. Các đối tượng trên trong quá trình làm việc đều được các cơ quan sử dụng lao động đánh giá tốt thể hiện quan các tiêu chí: nhận thức xã hội, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, trình độ ngoại ngữ, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, thái độ phục vụ nhân dân (Bảng 3.17); được đánh giá tốt cả vềđạo đức công vụ và năng lực công tác (Bảng 3.23).
Thứ hai, việc đặt ra các tiêu chí về trình độ học vấn và trình độ chuyên môn là cần thiết và thuận lợi cho việc quản lý.
1Đạt nhiều kết quả nổi trội trong cải cách HC, nhiều cách làm mới, hiệu quả trong xây dựng và phát triển thành phố: năm
2005, 2006, 2007 là địa phương đứng thứ hai và vượt lên đứng đầu nhiều năm liền về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
(năm 2008, 2009, 2010), đứng đầu về chỉ số sẵn sàng ứng dụng CNTT (năm 2009, 2010, 2011); là địa phương có môi trường
đầu tư tốt nhất Việt Nam, an sinh xã hội được đánh giá là tốt, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn thành phố năm 2006 là 7,6%, đến
năm 2010 giảm còn 0,7% ; tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao so với bình quân cả nước (trên 10%/năm). Cùng với Hà Nội,
Tp. HCM, Hải Phòng, Bình Dương, Tp. Đà Nẵng đang đứng ở vị trí một trong 5 địa phương có tốc độ tăng trưởng GDP cao.
2
Việc đặt ra các tiêu chí NLCLC của Tp. Đà Nẵng còn mang yếu tố hình thức (văn bằng) và trên thực tế, nhiều cá nhân do không có điều kiện học tập cho nên họ không có bằng cấp, nhưng qua tự học tập và qua thực tế công việc, họ lại thể hiện được trình độ nhận thức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp tốt, được đánh giá là những người có tài năng và là một NLCLC của xã hội. Các tổ chức ngoài nhà nước hiện nay thường quan tâm đến năng lực thực tiễn hơn là yếu tố bằng cấp, tức là họ chú trọng vào kết quả thực hiện công việc. Tuy nhiên, trong cơ quan HCNN, do có sự ràng buộc bởi pháp luật của nhà nước về vấn đề cán bộ, công chức, thì việc việc đặt ra tiêu chí về trình độ học vấn và trình độ chuyên môn như của Tp. Đà Nẵng là cần thiết, đảm bảo tính pháp lý và tính thống nhất trong hoạt động quản lý. Do đó, các đối tượng có kỹ năng thực hành nghề nghiệp cao nhưng không được qua đào tạo sẽ không nằm trong đối tượng là NLCLC trong các cơ quan HCNN trong điều kiện đất nước ổn định và hội nhập như ngày nay.