- Có sức khỏe và năng lực công tác tốt: Kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, khả năng giao tiếp ngoạ
b. Tiêu chí về trình độ học vấn và trình độ chuyên môn
Từ đặc điểm của cơ quan HCNN cấp tỉnh là những cơ quan tham mưu hoạch định chính sách cao nhất ở địa phương, thống nhất quản lý HCNN trên từng ngành, lĩnh vực của địa phương đó, là cơ quan tham mưu cao nhất cho lãnh đạo trong việc triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế của địa phương, do đó, bộ phận NLCLC trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh sẽ phải đảm bảo những yêu cầu cao nhất cả về trình độ học vấn và trình độ chuyên môn, thể hiện qua các chỉ báo dưới đây:
- Thứ nhất, NLCLC trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh phải có trình độ học vấn cao thể hiện thông qua nhận thức xã hội.
Trình độ học vấn là những kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội được các quốc gia đưa vào trong chương trình giáo dục ở bậc phổ thông. Đối với NLCLC trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh, trước hết, phải đảm bảo trình độ học vấn cao thể hiện qua quá trình học tập và rèn luyện tốt ở bậc học phổ thông (phải qua bậc học THPT) và nhận thức của cá nhân về xã hội. Trình độ học vấn là những kiến thức nền tảng cho mỗi cá nhân khi bước vào quá trình học tập chuyên ngành. Thực tế cho thấy, phần lớn và hầu hết những người có trình độ chuyên môn tốt đều là những người có nền tảng học vấn tốt. Do đó, trình độ học vấn còn là nền tảng cơ sở cho nhận thức của mỗi cá nhân về thế giới. Với ý nghĩa đó, có thể khẳng định, các nhân có quá trình học tập và rèn luyện tốt ở bậc học phổ thông (trình độ học vấn cao) sẽ có nhận thức tốt về xã hội, về thế giới xung quanh và là cơ sở nền tảng quan trọng cho quá trình học tập chuyên ngành phục vụ cho hoạt động nghề nghiệp tương lai. Điều này cũng có nghĩa là, những người có trình độ học vấn cao sẽ là đội ngũ nhân lực dự bị để các nhà quản lý địa phương xây dựng quy hoạch phát triển NLCLC phục vụ cho bộ máy HCNN.
- Thứ hai, NLCLC trong cơ quan HCNN cấp tỉnh phải có trình độ chuyên môn cao thể hiện thông qua kỹ năng thực hành nghề nghiệp.
Trình độ chuyên môn là những kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp mà mỗi công chức hành chính được được đào tạo trước khi được tuyển dụng. Thông thường, những cá nhân có quá trình đào tạo chuyên môn tốt thì có kỹ năng thực hành nghề nghiệp tốt. Trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh, mỗi công chức được sắp xếp vào những vị trí công việc phù hợp với chuyên môn được đào tạo của mình và mỗi công
việc khác nhau lại có những yêu cầu khác nhau về chuyên môn, song, đối với NLCLC, trình độ chuyên môn đòi hỏi phải ở mức cao thể hiện thông qua chương trình đào tạo, bậc đào tạo.
Nghiên cứu về chương trình đào tạo của các bậc đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân của các quốc gia trên thế giới có thể thấy, mỗi bậc đào tạo được thiết kế theo chương trình đào tạo khác nhau đảm bảo tính kế thừa và phát triển từ bậc đào tạo thấp đến cao. Do đó, việc xác định trình độ chuyên môn cao của cá nhân có thể căn cứ vào bậc đào tạo. Ở Việt Nam, trình độ chuyên môn ở bậc học ĐH và SĐH được xác định là hai bậc học cao nhất trong hệ thống giáo dục. Do vậy, trong phạm vi của hoạt động quản lý nhà nước, để thuận tiện cho hoạt động quản lý, có thể đặt ra tiêu chí về trình độ ĐH và SĐH đối với các đối tượng NLCLC. Trên thực tế, nhiều cá nhân do không có điều kiện học tập cho nên họ không có bằng cấp, nhưng qua tự học tập và qua thực tế công việc, họ lại thể hiện được trình độ nhận thức và có kỹ năng thực hành nghề nghiệp tốt, có khả năng sáng tạo và sự thích ứng nhanh trong công việc, được đánh giá là những người có tài năng và là NLCLC trong tổng thể nguồn nhân lực xã hội. Tuy nhiên, trong cơ quan HCNN, để đảm bảo tính pháp lý và tính thống nhất trong hoạt động quản lý, việc đặt ra tiêu chí về trình độ học vấn và trình độ chuyên môn là cần thiết, cho nên, các đối tượng có kỹ năng thực hành nghề nghiệp cao nhưng không được qua đào tạo sẽ không nằm trong đối tượng là NLCLC trong các cơ quan HCNN trong điều kiện đất nước ổn định và hội nhập1.