Về kết quả nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Chính sách nhân lực chất lượng cao trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh của thành phố Đà Nẵng (Trang 157 - 159)

- Các cán bộ, công chức khác không phải là những người được tuyển dụng theo chính sách NLCLC nhưng qua thực tế công việc thể hiện được năng lự c chuyên

2. Về kết quả nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn

Những kết quả nghiên cứu của Luận án đã trả lời được các câu hỏi nghiên cứu đề ra. Một số vấn đềđược làm sáng tỏ là:

a. Về tiêu chí về NLCLC trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh

- Tiêu chí vềđạo đức công vụ: chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng cầm quyền, pháp luật của Nhà nước và quy định của cơ quan; có tác phong và lề lối làm việc phù hợp với công việc của nền hành chính, luôn thể hiện được tinh thần sẵn sàng làm việc, niềm đam mê và thái độ làm việc nghiêm túc; có tinh thần cống hiến, phục vụ cho nhà nước và xã hội bằng chính năng lực của mình, không hách dịch, cửa quyền và tham nhũng.

- Tiêu chí về trình độ học vấn và trình độ chuyên môn: Có trình độ học vấn, trình độ chuyên môn cao thể hiện qua nhận thức xã hội và kết quả thực hiện công việc.

- Tiêu chí về khả năng sử dụng ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn: Có các kỹ năng cần thiết (nghe, nói, đọc, viết) đối với một ngoại ngữ nhất định; ngoài việc phải thành thạo các ứng dụng công nghệ thông tin phổ biến phục vụ cho hoạt động quản lý HCNN còn phải có khả năng phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin đó để cải tiến, đổi mới công việc chuyên môn nhằm năng cao hiệu quả thực thi công vụ.

- Tiêu chí về khả năng giao tiếp, ứng xử: Có thái độ nhã nhặn trong giao tiếp, phù hợp với quan niệm và phép tắc xã giao của xã hội đương thời; có sự chuẩn mực, lễ độ trong giao tiếp với từng đối tượng: với nhân dân, cấp trên, cấp dưới, đồng nghiệp.

b. Về xác định nội dung chính sách NLCLC

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn chính sách NLCLC, NCS xác định các chính sách cơ bản của chính sách này dựa trên quy trình quản lý nhân lực, bao gồm: Chính sách quy hoạch NLCLC, chính sách tuyển dụng NLCLC, chính sách đánh giá NNLCLC, chính sách đào tạo và phát triển NLCLC, chính sách đãi ngộ NLCLC.

c. Về các yếu tố tác động đến chính sách NLCLC

Kết quả nghiên cứu đã khẳng định, chính sách NLCLC trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh chịu sự tác động của nhiều yếu tố như: hệ thống chính trị, pháp luật, chính sách của nhà nước, yếu tốđiều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của địa phương, bộ máy thực thi chính sách, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, thái độ và hành động của người dân đối với chính sách. Mỗi yếu tố trên đều có mức độ tác động khác nhau, do đó, các nhà lãnh đạo địa phương cần tính đến các yếu tố này một cách kỹ lưỡng trong quá trình xây dựng và thực hiện chính sách NLCLC.

d. Về thực trạng chính sách NLCLC

Qua phân tích thực trạng chính sách NLCLC trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh của Tp Đà Nẵng, Luận án đã đưa ra một số kết luận quan trọng, cụ thể như sau:

Một là, Tp. Đà Nẵng có lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội để thực hiện chính sách NLCLC. Mục tiêu chính sách phù hợp với đường lối, chiến lược của Thành ủy về phát triển nhân lực thực thi nhiệm vụ nhà nước (công chức), phù hợp với tình hình thực tế về nhu cầu NLCLC cho bộ máy HCNN phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH và phát triển kinh tế- xã hội của thành phố;

Hai là, phạm vi đối tượng NLCLC có sự mở rộng đã tạo cơ hội cho nhiều người có tài năng và tâm huyết với sự phát triển của thành phố mong muốn được thể tài năng đó trong các cơ quan HCNN của thành phố.

Ba là, việc quy hoạch NLCLC của Tp. Đà Nẵng chưa quan tâm đến độ tuổi của các đối tượng quy hoạch cũng như chưa chú ý đến việc quy hoạch ngắn hạn và trung hạn, trong khi đây là hai nội dung quan trọng giúp cho các cơ quan HCNN có thể có sự linh hoạt trong việc điều chỉnh kế hoạch nhân lực hàng năm của mình, góp phần thực hiện mục tiêu chung của chính sách.

Bốn là, mặc dù phạm vi đối tượng chính sách có sự mở rộng, song việc đặt ra các tiêu chí về trình độ chuyên môn (chỉ tuyển những người đã qua đào tạo chính quy tại các cơ sở đào tạo công lập) chưa tạo ra sự bình đẳng đối với các đối tượng có tài năng và có tâm huyết với sự phát triển của thành phố, khiến cho Tp. Đà Nẵng đã bỏ sót nhiều người có tài năng nhưng không có điều kiện để học tập chính quy.

Năm là, chính sách của thành phố chưa quan tâm đến việc định hướng và thẩm định các cơ sởđào tạo, nhất là các cơ sởđào tạo nước ngoài dẫn tới việc lựa chọn cơ sởđào tạo của các đối tượng chính sách còn dàn trải, ít chú trọng vào các cơ sởđào tạo uy tín hàng đầu, ít nhiều cũng ảnh hưởng tới việc thực hiện mục tiêu chính sách;

Sáu là, các chế độ đãi ngộ còn mang tính cào bằng chưa tạo ra động lực phấn đấu của nhiều đối tượng chính sách, chưa thực sự hấp dẫn để thu hút được các chuyên gia, nhà quản lý giỏi;

Bảy là, việc đánh giá các đối tượng NLCLC còn mang tính chủ quan, chưa có sự kết hợp giữa đánh giá bên trong và đánh giá bên ngoài vềđội ngũ này.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Chính sách nhân lực chất lượng cao trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh của thành phố Đà Nẵng (Trang 157 - 159)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)