Nâng cao tinh thần tham gia của mỗi cá nhân tại Công ty thông qua việc

Một phần của tài liệu Vận dụng triết lý của quản trị chất lượng toàn diện trong công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần cảng quy nhơn (Trang 77 - 78)

6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

3.2.2. Nâng cao tinh thần tham gia của mỗi cá nhân tại Công ty thông qua việc

hoàn thiện công tác phân tích công việc.

Một trong những nguyên tắc quan trọng của TQM là “trách nhiệm thuộc về mọi người trong tổ chức”. Mọi người trong đơn vị dù ở cấp nào cũng có vai trò riêng và có tác động đến kết quả cuối cùng. Do vậy mỗi người đều là tác nhân chất lượng và phải chịu trách nhiệm về chất lương. Để thực hiện được điều này, đơn vị cần có những văn bản quy định rõ trách nhiệm của mỗi bộ phận trong tổ chức. Các văn bản này có tác dụng hướng dẫn cho nhân viên có thể nắm bắt công việc, các quyền và nghĩa vụ của mỗi vị trí công việc. Phân tích công việc là việc cơ bản cần tiến hành để phục vụ cho công tác hoạch định, tổ chức công việc một cách hợp lý, tránh tình trạng chồng chéo, trông chờ ỷ lại hoặc làm việc qua loa của nhân viên.

Phân tích công việc là một công tác rất quan trọng trong công tác quản trị nguồn nhân lực. Để công tác quản trị nguồn nhân lực của Công ty đạt hiệu quả, công tác phân tích công việc cần phải thực hiện một số công việc:

+ Thứ nhất, cần phải thành lập một nhóm các cán bộ phân tích công việc. Nhiệm vụ chính của họ là phải xây dựng cho được bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn cụ thể cho từng vị trí công việc tại các xí nghiệp sản xuất cũng như các phòng ban chuyên môn của Công ty.

+ Thứ hai, thu thập thông tin liên quan đến công việc để xây dựng bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc. Cán bộ phân tích cần phải nghiên cứu kỹ công việc bằng cách xem lại cơ cấu tổ chức của Công ty, phải thu thập các thông tin liên quan đến công việc bao gồm những ý kiến thu thập được từ chính người lao động, những cán bộ làm việc tại Công ty.

+ Thứ ba, phác thảo bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc. Sau khi thu thập được các thông tin cần thiết về công việc như tên vị trí công việc, các nội dung cần thực hiện, tiêu chuẩn để thực hiện công việc, các cán bộ phân tích sẽ tiến hành phác thảo bản mô tả công việc.

+ Thứ tư, chỉnh sửa và ban hành. Trong quá trình phác thảo bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc không tránh khỏi còn thiếu sót, do đó cần trao đổi, thảo luận với người lao động, cán bộ chuyên môn để chỉnh sửa các nội dung cho phù hợp, thống nhất, đảm bảo công việc được tiến hành một cách thuận lợi, không có kẽ hở và tránh tình trạng chồng chéo trong công việc.

Một phần của tài liệu Vận dụng triết lý của quản trị chất lượng toàn diện trong công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần cảng quy nhơn (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)