đơn vị sự nghiệp có thu
1.1.4.1. Các quy định về thu và tự chủ về nguồn thu
Theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP thì nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu bao gồm các khoản sau:
* Nguồn ngân sách nhà nước:
Nguồn ngân sách nhà nước theo quy định bao gồm: Kinh phí cung cấp hoạt động dịch vụ sự nghiệp công; Kinh phí chi thường xuyên; Kinh phí hỗ trợ chi thường xuyên; Vốn đầu tư phát triển, cụ thể:
“+ Kinh phí cung cấp hoạt động dịch vụ sự nghiệp công thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, bao gồm cả nguồn ngân sách nhà nước đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo quy định;
+ Kinh phí chi thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ khi được cơ quan có thẩm quyền tuyển chọn hoặc giao trực tiếp theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ;
+ Kinh phí hỗ trợ chi thường xuyên sau khi đơn vị đã sử dụng nguồn thu sự nghiệp và nguồn thu phí được để lại chi để thực hiện nhiệm vụ, cung ứng
dịch vụ sự nghiệp công thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước nhưng chưa bảo đảm chi thường xuyên;
+ Kinh phí chi thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ Nhà nước giao (nếu có): Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; kinh phí vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài theo quyết định của cấp có thẩm quyền; kinh phí thực hiện nhiệm vụ được cơ quan có thẩm quyền giao; kinh phí được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao cho đơn vị sự nghiệp công để thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trong trường hợp chưa có định mức kinh tế - kỹ thuật và đơn giá để đặt hàng; kinh phí thực hiện tinh giản biên chế; kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức theo đề án được duyệt;
+ Vốn đầu tư phát triển của dự án đầu tư xây dựng cơ bản được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật đầu tư công” (Chính phủ, 2021).
- Nguồn thu hoạt động sự nghiệp
Theo quy định Nghị định số 60/2021/NĐ-CP, nguồn thu hoạt động sự nghiệp bao gồm các khoản thu: “(i) Thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công; (ii) Thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh; hoạt động liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân theo đúng quy định của pháp luật và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công; (iii) Thu từ cho thuê tài sản công: Đơn vị thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án cho thuê tài sản công; (iv) Nguồn thu phí được để lại đơn vị sự nghiệp công để chi theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí; (v) Nguồn vốn vay của đơn vị; nguồn viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật; (vi) Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật (nếu có)” (Chính phủ, 2021).
Nghị định 60/2021/NĐ-CP quy định đơn vị sự nghiệp như sau: “Đơn vị sự nghiệp công xây dựng phương án tự chủ phù hợp với kế hoạch và điều kiện thực tế của đơn vị, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên để phê duyệt, sau khi có ý kiến bằng văn bản của cơ quan tài chính cung cấp”. Đơn vị sự nghiệp được xây dựng phương án tự chủ cho đơn vị mình và phải phù hợp với điều kiện của đơn vị. Trường hợp nguồn thu hay nhiệm vụ của đơn vị có biến động mà làm thay đổi mức độ tự chủ tài chính, đơn vị có trách nhiệm báo cáo cơ quan quản lý cấp trên để xem xét điều chỉnh mức độ tự chủ cho đơn vị trước thời hạn (Chính phủ, 2021).
Tính tự chủ của các đơn vị sự nghiệp có thu được thể hiện trong quá trình thực hiện các dịch vụ. Mặc dù vậy, vẫn có sự phân biệt giữa việc thực hiện dịch vụ cho Nhà nước và dịch vụ cho các tổ chức cá nhân, cụ thể: “Đối với những hoạt động dịch vụ theo hợp đồng với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các hoạt động liên doanh liên kết thì việc quyết định các khoản thu, mức thu cụ thể phải tuân theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy. Quy định này một mặt thể hiện mối quan hệ phụ thuộc của đơn vị sự nghiệp có thu với nhà nước, nó là một bộ phận thuộc sự quản lý của các quan nhà nước, có nhiệm vụ giúp các cơ quan nhà nước thực hiện tốt chức năng của mình đối với dịch vụ được cơ quan nhà nước đặt hàng thì mức thu theo đơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định là hợp lý” (Phạm Duy Linh, 2008; Phạm Xuân Tuyên, 2019). Mặt khác, điều này thể hiện quyền tự chủ trong “khuôn khổ” của đơn vị sự nghiệp có thu mặc dù vậy điều này trên thực tế đôi khi tạo nên những khó khăn nhất định trong quá trình triển khai.
1.1.4.2. Các quy định về chi và tự chủ về chi
Theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP thì các đơn vị sự nghiệp có thu được chủ động sử dụng các nguồn tài chính giao tự chủ. Theo Nghị định này, đối với chi thường xuyên của đơn vị bao gồm:
“Chi tiền lương và các khoản đóng góp theo lương: Trong thời gian Chính phủ chưa ban hành chế độ tiền lương theo Nghị quyết số 27- NQ/TW, đơn vị sự nghiệp công áp dụng chế độ tiền lương theo mức lương cơ sở, hệ số tiền lương ngạch, bậc, chức vụ, các khoản đóng góp theo tiền lương và các khoản phụ cấp do Nhà nước quy định đối với đơn vị sự nghiệp công; chi tiền công theo hợp đồng vụ việc (nếu có)”.
Từ thời điểm chế độ tiền lương do Chính phủ quy định theo Nghị quyết số 27-NQ/TW có hiệu lực thi hành, đơn vị sự nghiệp công áp dụng chế độ tiền lương theo vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ và các khoản đóng góp theo tiền lương theo quy định của Nhà nước. Đối với đơn vị sự nghiệp công; chi tiền công theo hợp đồng vụ việc (nếu có).
Nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương được quy định như sau: “Khi Nhà nước điều chỉnh chính sách tiền lương, đơn vị sự nghiệp công tiếp tục sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ (riêng đơn vị sự nghiệp công trong lĩnh vực y tế - dân số sử dụng tối thiểu 35% sau khi trừ các chi phí đã kết cấu vào giá dịch vụ), tiết kiệm 10% chi thường xuyên nguồn ngân sách tăng thêm hằng năm và sắp xếp từ nguồn dự toán ngân sách nhà nước được giao để bảo đảm nguồn thực hiện cải cách chính sách tiền lương. Ngân sách nhà nước chỉ cấp bổ sung sau khi đơn vị sử dụng hết Quỹ bổ sung thu nhập và nguồn trích lập cải cách tiền lương” (Chính phủ, 2021).
Chi tiền thưởng: Thực hiện theo chế độ do Chính phủ quy định theo Nghị quyết số 27-NQ/TW.
Chi thuê chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Căn cứ yêu cầu thực tế, mức giá thực tế trên thị trường, dự toán NSNN giao và khả năng tài chính, đơn vị được quyết định mức chi cụ thể tương xứng với nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, nội dung này phải được quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
Chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý.
Với các đơn vị tự bảo đảm từ 70% đến dưới 100% chi thường xuyên, Nghị định số 60/2021/NĐ-CP quy định như sau: “Đối với các nội dung chi đã có định mức chi theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, căn cứ yêu cầu thực tế, mức giá thực tế trên thị trường và khả năng tài chính, đơn vị được quyết định mức chi cao hơn (trong trường hợp đơn vị chi từ nguồn thu sự nghiệp, không phải nguồn ngân sách nhà nước) hoặc bằng hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị nhưng phải bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ theo quy định Nhà nước. Đối với các nội dung chi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, căn cứ tình hình thực tế, đơn vị sự nghiệp công xây dựng mức chi cho phù hợp với nguồn tài chính của đơn vị và quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình” (Chính phủ, 2021).
Với các đơn vị tự bảo đảm từ 30% đến dưới 70% chi thường xuyên; đơn vị tự bảo đảm từ 10% đến dưới 30% chi thường xuyên, Nghị định quy định như sau: “Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính, đơn vị được quyết định mức chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý, nhưng tối đa không vượt quá mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Đối với các nội dung chi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, căn cứ tình hình thực tế, đơn vị sự nghiệp công xây dựng mức chi cho phù hợp từ nguồn tài chính của đơn vị và quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình (Chính phủ, 2021)”.
Trích khấu hao tài sản cố định theo quy định. “Tiền trích khấu hao tài sản hình thành từ nguồn vốn NSNN hoặc có nguồn gốc từ ngân sách được hạch toán vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp (Chính phủ, 2021)”.
- Đối với chi nhiệm vụ không thường xuyên: “Đơn vị sự nghiệp công phải thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về mức chi (bao gồm: tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô; tiêu chuẩn, định mức về nhà làm việc; tiêu chuẩn, định mức trang bị điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động; chế độ công tác phí nước ngoài; chế độ tiếp khách nước ngoài và hội thảo quốc tế ở Việt Nam).
Quyền tự chủ về chi được thể hiện trước hết ở việc các đơn vị sự nghiệp có thu phải xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp cho công ty/doanh nghiệp mình bởi đây là cơ sở rất quan trọng để đơn vị sự nghiệp có thu thực hiện các hoạt động về tài chính. Trên thực tế, trong quá trình xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ thường gặp phải các vấn đề khó khăn bao gồm:
Xác định phần tiết kiệm được từ ngân sách (đâu là thường xuyên, đâu là không thường xuyên, đâu là khoản thường xuyên để tiết kiệm); Xác định đâu là phần hoạt động kinh doanh, hoặc phần hoạt động có thu; Cách tính hệ số tiền lương (đây là phần khó nhất và gây nhiều tranh cãi nhất). Vì vậy, khi thực hiện phần lương này, chủ đơn vị nên đưa ra bàn tập thể nhiều lần để không dẫn đến tình trạng kiện cáo, bất bình trong đơn vị” (Chính phủ, 2021).
Quyền tự chủ về chi của đơn vị sự nghiệp có thu được pháp luật quy định trong vấn đề tiền lương và thu nhập tăng thêm cho người lao động. Các quy định cụ thể như sau: “Đối với tiền lương, tiền công của bộ phận cán bộ, viên chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhà nước giao thì sẽ tính theo lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định. Đối với còn tiền lương của cán bộ, nhân viên hoạt động dịch vụ nếu hạch toán tiền chi phí thì tiền lương tính theo chế độ tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước”. Tuy nhiên, mức tăng thu nhập cho người lao động còn tùy thuộc vào nguồn thu của từng đơn vị, theo đó: “Đối với những đơn vị sự nghiệp có nguồn thu đảm bảo được một phần chi phí hoạt động thường xuyên thì trần quỹ lương sẽ khác với đơn vị sự
nghiệp có nguồn thu thấp, kinh phí hoạt động thường xuyên do ngân sách nhà nước cấp. Đối với những đơn vị tự đảm bảo toàn bộ chi phí, sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước, trích lập các quỹ theo quy định thì quyền quyết định tổng mức thu nhập cho người lao động sẽ được trao cho đơn vị đó” (Bộ Tài chính và Bộ nội vụ, 2014; Chính phủ, 2021).
Bên cạnh đó, các đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ chi phí cũng phải đảm bảo đúng các nguyên tắc đặt ra đó là: “Phải thực hiện công khai, dân chủ, phải tự chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và trước pháp luật về những quyết định của mình, chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan có thẩm quyền. Đây cũng chính là những giới hạn gắn với quyền tự chủ, tự quyết của đơn vị sự nghiệp có thu” (Bộ Tài chính và Bộ nội vụ, 2014; Chính phủ, 2021).
1.1.4.3. Các quy định về sử dụng và Quản lý tài sản Nhà nước trong các đơn vị sự nghiệp có thu
Xuất phát từ yêu cầu phải đổi mới công tác quản lý như việc trao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập để phát triển các hoạt động sự nghiệp, tiến trình thực hiện xã hội hóa nhằm giảm sức ép chi từ NSNN. Bên cạnh đó, việc đi thuê và cho thuê tài sản; việc sử dụng tài sản nhà nước để liên doanh, liên kết,… cũng có nhiều thay đổi. Chính bởi vậy, cơ chế quản lý đối với một số lĩnh vực, một số đối tượng đã có những thay đổi căn bản.
Theo quy định tại Nghị định 60/NĐ-CP, đơn vị sự nghiệp có thu quản lý là “Đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ về tài chính, sử dụng tài sản nhà nước theo quy định của Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tạo cho đơn vị chủ động trong việc sử dụng tài sản được giao để thực hiện nhiệm vụ được giao, đồng thời khai thác tối đa năng suất của tài sản để nâng cao chất lượng dịch vụ công, cải thiện đời sống của cán bộ, nhân viên” (Chính phủ 2021).
Theo Điều 55 Luật quản lý sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14
chung của các cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý sử dụng tài sản nhà nước còn có các quyền và nghĩa vụ: Sử dụng tài sản nhà nước vào mục đích sản xuất kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết” (Quốc hội, 2017). Việc sử dụng tài sản Nhà nước vào các mục đích bao gồm: sản xuất, kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết,... đều phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Thứ nhất là được cơ quan, người có thẩm quyềncho phép. Cụ thể là: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan Trung ương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt đề án cho thuê đối với tài sản là cơ sở hoạt động sự nghiệp; tài sản khác có giá trị lớn theo quy định của Chính phủ.
Thứ hai không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ do Nhà nước giao. Nghĩa là dù đơn vị sử dụng tài sản với mục đích kinh doanh dịch vụ, cho thuê hay liên doanh, liên kết thì cũng phải đảm bảo được chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định của các cấp.
Thứ ba là không làm mất quyền sở hữu về tài sản công; bảo toàn và phát triển vốn, tài sản Nhà nước giao. Do đó, khi xem xét quyết định sử dụng tài sản nhà nước cho thuê, sản xuất, kinh doanh dịch vụ hay liên doanh, liên kết thì đơn vị phải đặt ra vấn đề hiệu quả lên hàng đầu.
Thứ tư là sử dụng tài sản đúng mục đích được giao, được đầu tư xây dựng, mua sắm; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. Nghĩa là tài sản được giao của ngành nghề nào thì phải sử dụng đúng mục đích, phù hợp với ngành đó. Cụ thể, đối với các cơ sở giáo dục, đào tạo thì chỉ dùng tài sản