Chùa Bái Đính thuộc xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Đây là một quần thể chùa lớn ở châu Á và Việt Nam, là nơi có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á, hay có tượng Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á,... Chùa nằm ở cửa ngõ phía Tây khu di tích cố đô Hoa Lư, bên quốc lộ 38B.
Quần thể chùa Bái Đính có diện tích 539 ha bao 27 ha khu chùa Bái Đính cổ, 80 ha khu chùa Bái Đính mới, còn lại là diện tích các khu vực như: Công viên văn hoá và học viện Phật giáo, khu đón tiếp và công viên cảnh quan, đường giao thông và bãi đỗ xe, khu hồ Đàm Thị, hồ phóng sinh,... Từ những đặc điểm này, cũng đặt ra nhiều yêu cầu trong công tác quản lý nói chung và quản lý tài chính tại đơn vị này nói riêng.
Trong những năm qua, UBND tỉnh Ninh Bình đã chú trọng thực hiện một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả vận hành quần thể và quản lý tài chính quần thể di tích này như sau:
- Một là, phát huy vai trò Quản lý nhà nước về hoạt động du lịch đối với tất cả các đối tượng, thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh dịch vụ và dịch vụ du lịch trên địa bàn toàn tỉnh. UBND tỉnh chỉ đạo ngành du lịch tăng cường phối hợp với các cấp, các ngành để tạo sự chuyển biến đồng bộ trong hoạt động du lịch. Đồng thời, chỉ đạo tiếp tục cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch theo cơ chế một cửa. UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường phòng chống tệ nạn xã hội, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho du khách và bảo vệ môi trường du lịch trên địa bàn. Đối với quản lý tài chính, bộ máy quản lý nói chung và quản lý tài chính được sắp xếp theo hướng tinh gọn, đẩy mạnh tin học hóa trong hoạt động quản lý nhà nước. Với các giải pháp đồng bộ như trên, UBND tỉnh và Ban quản lý đã giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp du lịch, tạo sự gắn bó, hợp tác vì mục tiêu phát triển du lịch.
- Thứ hai, UBND tỉnh đầu tư xây dựng một số quy hoạch chi tiết ở các khu du lịch trọng điểm từ đó làm cơ sở cho việc kêu gọi đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước vào khu du tích này.
- Thứ ba, tăng cường phối hợp liên ngành và liên vùng trong việc thực hiện quy hoạch, quản lý ngành, xúc tiến quảng bá du lịch và bảo vệ môi
trường. Nhờ đó, lượng du khách về thăm khu di tích ngày càng tăng qua các năm (cho đến trước khi dịch Covid-19 xảy ra trên diện rộng).
- Thứ tư, UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường hoạt động kiểm tra, giám đốivới quá trình chấp hành kỷ luật tài chính ở Khu di tích. Đặc biệt là các hoạt