Giải pháp khác

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại Ban quản lý Khu di tích Đền Mẫu Âu Cơ huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ (Trang 79 - 85)

- Thứ tư, về quản lý chi:

3.2.5 Giải pháp khác

3.2.5.1 Tăng cường xúc tiến du lịch, kêu gọi đầu tư, liên kết hợp tác trong phát triển du lịch

- Phối hợp với Tổng cục Du lịch xây dựng chiến lược quảng bá cho du lịch Tâm linh, du lịch Đền Mẫu. Đầu tư kinh phí thích đáng cho công tác quảng bá. Trước hết cần tập trung các thị trường trọng điểm quốc tế đã được xác định. Tổ chức các hoạt động liên kết và tập trung quảng bá ở hai trung tâm phân phối khách lớn của Việt Nam là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

- Tranh thủ thời cơ hội nhập quốc tế, liên kết với các nước để mở rộng thị trường quốc tế, tham dự các chương trình xúc tiến du lịch trong nước và quốc tế về du lịch văn hóa tâm linh. Hằng năm có kế hoạch mời các phóng viên du lịch, báo, đài và các hãng hàng không, hãng lữ hành lớn trong nước và quốc tế tới khảo sát, tuyên truyền về các sản phẩm du lịch của Đền Mẫu nói riêng và du lịch Phú Thọ nói chung.

- Xây dựng hệ thống tích hợp số liệu thông tin liên quan đến đầu tư phát triển du lịch, tăng cường chức năng tư vấn, đầu tư du lịch để hỗ trợ các nhà đầu tư thực hiện quy trình thủ tục đơn giản hiệu quả. Xác định đầu tư tập trung cho hoạt động xúc tiến du lịch của Khu di tích coi đây là một biện pháp quan trọng để phát triển du lịch. Trong quảng bá và xúc tiến du lịch cần xác định vai trò chính của Nhà nước và chính quyền địa phương.

3.2.5.2. Giải pháp về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp

- Củng cố tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về quản lý tài chính đảm bảo nắm rõ các hoạt động về chuyên môn, cũng như kinh nghiệm quản lý tài chính. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính có liên quan: Minh bạch hóa các thủ tục hành chính, áp dụng mô hình một cửa liên thông trong đăng ký đầu tư, kinh doanh du lịch nhằm đảm bảo cho các hoạt động này được thực hiện một cách thuận tiện và tiết kiệm nhất.

- Từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tinh thông về nghề nghiệp, có phẩm chất tốt, có năng lực tổ chức quản lý, điều hành theo mục tiêu đã định.

- Trên cơ sở định hướng phát triển của Khu di tích, cũng như Quy hoạch phát triển đã được Chính phủ thông qua, cần thống kê, phân tích nhu cầu về số lượng cán bộ quản lý nhà nước cho từng thời kỳ, từng cấp để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng với nhiều hình thức thích hợp, kể cả ngắn hạn và dài hạn, kể cả trong nước và ngoài nước về chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức về quản lý tài chính, khả năng sử dụng ngoại ngữ và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hiện đại... Cần chú trọng đào tạo các chức danh chủ chốt của bộ máy quản lý nhà nước.

Ban quản lý cần tham mưu cơ quan cấp trên xây dựng và thực hiện cơ chế thi tuyển, tuyển chọn cán bộ và sử dụng cán bộ đúng khả năng và trình độ chuyên môn được đào tạo để phát huy sở trường, dần loại bỏ những cán bộ có phẩm chất đạo đức kém và năng lực chuyên môn yếu trong công tác quản lý tại đơn vị.

3.2.5.3. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tài chính, kế toán giỏi nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm, có phẩm chất đạo đức tốt

- Nâng cao năng lực quản lý tài chính phải xây dựng trên nền tảng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ của từng cán bộ làm công tác tài chính kế toán. Trong khi đó, năng lực hiện tại của đội ngũ cán bộ tài chính, kế toán ở Khu di tích còn chưa đều, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu chuyên môn, chưa am hiểu về công tác quản lý, chưa cố gắng tự đào tạo mình. Vì vậy trong thời gian tới cần khắc phục hạn chế này.

Đối với đội ngũ nhân viên hiện có, BQL Khu di tích đền Mẫu Âu Cơ cần có chính sách bồi dưỡng phẩm chất đạo đức nghề nghiệp; đào tạo củng cố kiến thức chuyên môn như:

- Nêu cao tinh thần đạo đức nghề nghiệp, kiên quyết không sử dụng những cá nhân có phẩm chất đạo đức kém làm công tác tài chính, kế toán.

- Thường xuyên cử cán bộ, nhân viên làm công tác tài chính, kế toán đi đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức ngắn hạn, dài hạn.

- Khuyến khích cán bộ, nhân viên đi học tập, nghiên cứu để phục vụ cho công việc bằng các hình thức khen thưởng vật chất, cơ chế trả lương theo trình độ, chất lượng công việc.

- Tạo điều kiện để từng cá nhân tự đào tạo mình thông qua việc hỗ trợ kinh phí học tập, tạo điều kiện về thời gian,...

Cùng với chính sách đào tạo tốt, Khu di tích Đền Mẫu Âu Cơ cũng cần có chính sách sử dụng lao động làm công tác tài chính, kế toán khoa học hợp lý, như: Trọng dụng người lao động có năng lực chuyên môn tốt; Phân công lao động đúng với năng lực trình độ của từng người, đúng nguyên tắc bất kiêm nhiệm, đảm bảo sự kiểm soát lẫn nhau trong chuyên môn; Luân chuyển công việc theo định kỳ để các cá nhân có điều kiện tiếp cận với nhiều vị trí công tác khác nhau, bổ sung được các kiến thức còn thiếu.

- Định kỳ, phải tổ chức kiểm tra, sát hạch, đánh giá trình độ chuyên môn của từng người làm công tác tài chính. Nếu không đạt yêu cầu thì phải chuyển sang làm công tác khác.

Bên cạnh đó, khi có nhu cầu bổ sung thêm nguồn nhân lực làm công tác tài chính, kế toán, BQL Khu di tích Đền mẫu Âu Cơ cần có chính sách tuyển dụng lao động chặt chẽ, nghiêm túc, chất lượng chuyên môn và phẩm chất đạo đức phải được đặt lên hàng đầu. Cần tổ chức thi tuyển nhân viên công khai, có tiêu chí đánh giá đầy đủ các mặt, minh bạch, khách quan,.. để có thể tuyển chọn được nguồn nhân lực có chất lượng tốt nhất cho công tác tài chính, kế toán.

KẾT LUẬN

Trong giai đoạn hiện nay, quản lý tài chính được cho là một trong những yêu cầu quan trọng nhất để nâng cao hiệu quả hoạt động đối với tất cả các cơ quan, đơn vị và tổ chức kinh tế. Khi các quan hệ kinh tế ngày càng mở rộng thì việc làm chủ các mối quan hệ kinh tế, quan hệ tài chính và hướng nó đi theo đúng mục đích của người quản lý là rất cần thiết. Điều này đòi hỏi các chủ thể phải có năng lực quản lý tài chính tốt, nhạy bén thích ứng với các quy định mới ban hành, đặc biệt là cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp có thu.

BQLKhu di tích đền Mẫu Âu Cơ là một đơn vị sự nghiệp công lập có thu trực thuộc UBND huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ. Qua nghiên cứu thấy rằng việc thực hiện quản lý tài chính tại BQL tạo điều kiện cho đơn vị chủ động sử dụng nguồn lực tài chính, lao động, cơ sở vật chất để thực hiện nhiệm vụ đảm bảo hiệu quả, đáp ứng yêu cầu công khai, minh bạch trong việc chi tiêu tài chính, nâng cao đời sống, vật chất và tinh thần cán bộ trong đơn vị. Tuy nhiên, công tác quản lý tài chính tại đơn vị cung còn nhiều hạn chế, cụ thể như: Sự phân phối thu nhập còn mang tính cào bằng, bình quân; thiếu các chỉ tiêu cụ thể đánh giá kết quả, hiệu quả công việc; chưa bảo đảm sự khách quan, công khai, minh bạch trong quản lý tài chính, năng lực của cán bộ phụ trách quản lý tài chính, kế toán tại BQL Khu di tích Đền Mẫu còn một số hạn chế.

Để góp phần phát triển Khu di tích Đền Mẫu Âu Cơ; đề tài “Quản lý tài

chính tại Ban quản lý khu di tích Đền Mẫu Âu Cơ huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ” đã được tác giả nghiên cứu và hoàn thiện. Đề tài tập trung giải quyết được

một số vấn đề cơ bản sau đây:

Một là, tác giả đã làm rõ được các vấn đề lý luận về đơn vị sự nghiệp; tập trung phân tích được các nội dung cần quản lý đối với tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu. Luận văn cũng đã phân tích được tương đối cụ thể các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến công tác quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu.

Hai là, tác giả đã nghiên cứu, đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính của Khu di tích Đền Mẫu Âu Cơ. Chỉ ra những kết quả, hạn

chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý tài chính ở Khu di tích.

Ba là, trên cơ sở xem xét nguyên nhân và định hướng phát triển Khu di tích trong thời gian tới, luận văn đã đề xuất quan điểm, giải pháp tăng cường công tác quản lý tài chính tại Khu di tích. Các giải pháp mà tác giả đưa ra bao gồm: (i) Đổi mới cơ chế quản lý tài chính; (ii) Tăng cường chất lượng công tác lập kế hoạch, lập dự toán chi; (iii) Tăng cường quản lý thu, chi trong đơn vị; (iv) Thực hiện tốt công tác báo cáo, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán và công khai tài chính; (v) Các giải pháp khác: Tăng cường xúc tiến du lịch, kêu gọi đầu tư, liên kết hợp tác trong phát triển du lịch; Giải pháp về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp; Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tài chính, kế toán giỏi nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm, có phẩm chất đạo đức tốt.

Với lượng thời gian nghiên cứu hạn chế, mặc dù đã có rất nhiều cố gắng, song luận văn không tránh khỏi còn khiếm khuyết. Tác giả luận văn hy vọng sẽ nhận được nhiều ý kiến góp ý của các nhà khoa học, nhà quản lý, các thầy/cô giáo và các anh/chị học viên để hoàn thiện công trình nghiên cứu về sau này.

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại Ban quản lý Khu di tích Đền Mẫu Âu Cơ huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ (Trang 79 - 85)