động thu, chi và công đức của người dân đều được công khai, minh bạch ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị và quản lý nguồn thu-chi hiệu quả.
1.3.2 Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ
Khu di tích lịch sử Đền Hùng thuộc xã Hy Cương, thành Phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Hiện nay được mở rộng ra các xã Chu Hóa, Tiên Kiên, Thanh Đình (huyện Lâm Thao), Kim Đức, Phù Ninh (huyện Phù Ninh) và Vân Phú (thành phố Việt Trì). Hàng năm có hàng triệu lượt người Việt Nam và du khách quốc tế đến thăm viếng và dự Lễ hội Đền Hùng - Giỗ Tổ.
Khu di tích lịch sử Đền Hùng được giao quản lý, bảo vệ trên diện tích rộng, rừng Quốc gia Đền Hùng có diện tích 538 ha. Trong đó có rừng nguyên sinh và rừng trồng 136 ha, vườn hoa cây cảnh 12 ha, vườn ươm 7 ha; đất công sở 48 ha. Tổng diện tích đang quản lý trực tiếp là 203 ha.
Đền Hùng phân theo khu chức năng gồm có 2 khu:
- Khu I: Găng gồm có 2 khu: tháp, lăng Vua Hùng và rừng nguyên sinh với diện tích 32ha. Đây là khu vực quan trọng nhất có các đền thờ Tổ mà đồng bào cả nước hướng về. Tại đây hàng năm sẽ tổ chức lễ dâng hương của đồng bào trong ngày giỗ Tổ. Các công trình hió 2đư ác công trình hió 2 khu: tháp, lăng Vua Hùng và rừng nguyên sinh với diện tích 32ha.
- Khu II: Vùng bảo vệ cảnh quan Khu di tích và các công trình mở rộng phục vụ lễ hội.
Để đạt được những thành quả trong hoạt động quản lý di tích nói chung và quản lý tài chính nói riêng, trong những năm qua UBND tỉnh Phú Thọ cùng BQL Khu di tích đã chú trọng thực hiện một số giải pháp cụ thể như sau:
- Thứ nhất, không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng công tác quản lý tài chính ở Khu di tích đáp ứng yêu cầu mới. Nâng cao năng lực quản lý tài chính là một hoạt động thường xuyên, liên tục.
- Thứ hai, tăng cường công tác quản lý tài chính của đơn vị với những bước đi, những giải pháp cụ thể theo một lộ trình nhất định, thực hiện tuân thủ tuyệt đối theo các quy định hiện hành.
- Thứ ba, tăng cường hoạt động kiểm tra, giám đối với quá trình chấphành kỷ luật tài chính ở Khu di tích. Các hoạt động thu, chi và công đức của