Công tác báo cáo, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán và công khai tài chính

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại Ban quản lý Khu di tích Đền Mẫu Âu Cơ huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ (Trang 78 - 79)

- Thứ tư, về quản lý chi:

3.2.4 Công tác báo cáo, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán và công khai tài chính

- Tổ chức thực hiện tốt chính sách ưu đãi đầu tư đã ban hành nhằm thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế cho phát triển cơ sở hạ tầng và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch.

- Tham mưu với các cấp có thẩm quyền xây dựng mức phí và giá dịch vụ du lịch phù hợp, đặc biệt là giá vé tham quan, vé giữ xe, phí dịch vụ...

Các yêu cầu cụ thể: “Khu di tích cần rà soát lại toàn bộ các quy định nội bộ đã ban hành, nghiên cứu, bổ sung cụ thể trách nhiệm từng cá nhân, tập thể có liên quan và các chế tài trong mỗi quy định nội bộ đó. Đồng thời, cần phải coi kỷ luật tài chính là một nội dung cấu thành, không thể thiếu trong mỗi quy định tài chính nội bộ chuẩn bị xây dựng mới. Cần quy định rõ với mỗi mức độ vi phạm về mục đích sử dụng kinh phí, thời hạn thanh quyết toán kinh phí, lãng phí,.... sẽ có hình thức xử phạt tài chính tương ứng với từng đối tượng (tập thể, cá nhân), nếu lặp lại sai lầm cần chuyển sang cấp độ xử phạt cao hơn”.

Trong thời gian tới nên xem xét, phân loại các nghiệp vụ tài chính phát sinh tại đơn vị thành những nhóm nghiệp vụ chủ yếu và thiết lập các quy trình tác nghiệp, kiểm soát cụ thể. Các quy trình này bao gồm: Quy trình theo dõi và kiểm soát các nguồn thu (theo nội dung thu, theo đơn vị thực hiện, theo thời gian thực hiện,...), kiểm soát các khoản chi (theo nội dung chi, theo đơn vị thực hiện, theo độ lớn các khoản chi, theo thời gian thực hiện,...).

Hàng năm, các đơn vị trong BQL Khu di tích, nhất là các đơn vị được giao nhiệm vụ công tác nguồn thu ngoài ngân sách cũng cần có tổng kết, đánh giá về tình hình thực hiện kỷ luật tài chính tại đơn vị mình. Cần tuyên dương,

khen thưởng các bộ phận chấp hành tốt kỷ luật tài chính và kiên quyết xử lý các bộ phận chấp hành chưa tốt kỷ luật tài chính của đơn vị.

- Cần có thái độ kiên quyết khi xử lý những sai sót mang tính hệ thống trong công tác quản lý tài chính của các đơn vị trong Khu di tích. Sau mỗi đợt kiểm toán, quyết toán cần báo cáo Trưởng ban ban hành chỉ thị để chấn chỉnh sai sót, rút kinh nghiệm và yêu cầu đơn vị phải báo cáo kết quả thực hiện các kiến nghị của kiểm toán, thanh tra không để tình trạng các kiến nghị chỉ dừng lại ở biên bản kiểm toán, thanh tra.

- Thanh tra huyện, Tổ tài chính Tài vụ, Tổ hành chính cần có sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình kiểm tra, giám sát tài chính tại các đơn vị để tránh chồng chéo và cho phép đạt hiệu quả cao trong công việc.

- Hội đồng thi đua khen thưởng cần nghiên cứu, xem xét, đưa chỉ tiêu đánh giá về chất lượng thực hiện kỷ luật tài chính thành một nội dung để xét thành tích thi đua, khen thưởng của các đơn vị thuộc Ban quản lý Khu di Đền Mẫu Âu Cơ.

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại Ban quản lý Khu di tích Đền Mẫu Âu Cơ huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ (Trang 78 - 79)