Công tác quản lý thu, ch

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại Ban quản lý Khu di tích Đền Mẫu Âu Cơ huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ (Trang 76 - 78)

- Thứ tư, về quản lý chi:

3.2.3 Công tác quản lý thu, ch

* Công tác quản lý thu:

Cần kiểm tra giám sát quản lý chặt chẽ các nguồn thu tại Khu di tích mà trước đây còn quản lý lỏng lẻo như quản lý thu trông giữ phương tiện, quản lý phí tham quan... Đồng thời cần nỗ lực khai thác, tìm kiếm các nguồn thu mới để nâng dần tỷ trọng nguồn thu tại đơn vị.

- Tích cực phát triển nguồn thu, phải coi đây là kênh tạo ra nguồn thu quan trọng, giúp cho đơn vị tự cân đối dần cán cân thu chi của đơn vị, tăng thêm thu nhập nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên tiến tới có kinh phí để

trích lập các quỹ như: Phúc lợi tập thể, thi đua khen thưởng.... Xóa bỏ tư tưởng dựa chủ yếu vào nguồn ngân sách nhà nước cấp.

- Kế toán cần chủ động nghiên cứu, tham mưu cho các cấp có thẩm quyền để xây dựng đơn giá thu của hoạt động dịch vụ phù hợp với mặt bằng giá cả, chất lượng dịch vụ của Khu di tích sao cho đảm bảo đúng các quy định của Nhà nước.

- Đối với các khoản kinh phí còn thừa trong năm trước thì bổ sung và trừ vào kinh phí năm sau và chấn chỉnh ý thức quản lý nguồn thu của Khu di tích.

- Để tăng nguồn thu tại đơn vị, Khu di tích cũng cần có cơ chế khen thưởng động viên kịp thời các cá nhân, đơn vị hoàn thành và vượt kế hoạch được giao; đồng thời có các biện pháp kỷ luật nghiêm các đơn vị, cá nhân không hoàn thành kế hoạch thu được giao.

* Công tác quản lý chi:

Để quản lý tốt các khoản chi, BQL Khu di tích cần thực hiện tốt các thủ tục, quy trình kiểm soát nội bộ trong đơn vị. “Để thực hiện được quy trình này, bộ phận trực tiếp thực hiện chi nhất thiết phải tập hợp chứng từ liên quan và chuyển cho kế toán đơn vị kiểm soát trước khi trình lãnh đạo phê duyệt. Sau khi đã kiểm soát đầy đủ, kế toán đơn vị mới được phản ánh nghiệp vụ đó vào chi phí. Cần kiên quyết xóa bỏ tình trạng chứng từ được bộ phận thực hiện chuyển thẳng lên thủ trưởng đơn vị phê duyệt trước khi có sự kiểm soát của bộ phận kế toán tài chính”.

* Chú trọng vai trò của kế toán đối với qui trình quản lý thu chi

Yêu cầu đặt ra đối với bộ phận kế toán, tài chính trong BQL phải nắm rõ: “Nội dung chính của hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán là trình bày một cách tổng quát, toàn diện về tình hình thu chi và cân đối ngân sách; tình hình tiếp nhận, huy động, sử dụng các nguồn tài chính và sự vận động của các tài sản sau một kỳ kế toán. Toàn bộ những thông tin trình bày trên hệ thống báo cáo này được xây dựng trên cơ sở thông tin do kế toán cung cấp. Do đó hệ thống báo cáo có trung thực, hợp lý hay không phụ thuộc phần lớn vào việc tổ chức hạch toán kế toán của đơn vị như thế nào để cung cấp thông tin chính xác, kịp

thời cho việc lập báo cáo. Khi sử dụng công cụ kế toán, đơn vị phải tổ chức hạch toán kế toán và quyết toán toàn bộ số thực thu và thực chi trong năm, tổ chức thực hiện thống nhất từ khâu chứng từ, tài khoản, biểu mẫu sổ sách,... ”. Cùng với đó, cán bộ phụ trách phải được tập huấn và sử dụng nhuần nhuyễn công cụ kế toán sẽ góp phần vào quá trình thu thập, xử lý thông tin phục vụ ra quyết định đúng đắn, kịp thời.

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại Ban quản lý Khu di tích Đền Mẫu Âu Cơ huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w