- Thứ ba, tăng cường hoạt động kiểm tra, giám đối với quá trình chấp hành kỷ luật tài chính ở Khu di tích Các hoạt động thu, chi và công đức của
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển khu di tích đền Mẫu Âu Cơ
Xã Hiền Lương nằm Tây Bắc huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ. Từ xa xưa, Hiền Lương đã nổi danh là vùng địa linh nhân kiệt. Đây là vùng đất nằm trong địa bàn trung tâm của nước Văn Lang thời các Vua Hùng, với nét cảnh quan đặc biệt: Sông Thao từ phía Bắc (Lào Cai, Yên Bái) chảy qua địa phận xã, rồi tiếp tục chảy xuôi về châu thổ Bắc Bộ, như một mạch nối chuyển tiếp các yếu tố địa lý - nhân văn quan trọng giữa miền núi cao (ở trên) với vùng đồng bằng châu thổ thấp.
Theo các nguồn tư liệu hiện biết (sử cũ, sắc phong còn lưu ở đền Mẫu Âu Cơ và các truyền thuyết ở vùng Hiền Lương,…), sau khi Lạc Long Quân (con trai của Kinh Dương Vương) kết duyên cùng Âu Cơ (con gái của Đế Lai), tại vùng núi đất tổ Nghĩa Lĩnh, Âu Cơ đã sinh ra một bọc trứng, rồi từ bọc trứng đó, nở thành một trăm người con trai. Khi các con lớn lên, một hôm Lạc Long Quân nói với Âu Cơ rằng: Ta là giống Rồng đứng đầu thủy tộc, nàng là giống Tiên, sống trên cạn, thủy hỏa tương khắc, khó hòa hợp. Nói rồi, họ bèn chia 50 người con theo cha xuống biển, 50 người con theo mẹ lên núi, để được truyền đời lâu dài.
Tương truyền, vùng đất Hiền Lương thuở ấy là nơi Âu Cơ đã qua lại nhiều lần và đã có nhiều công lao, để lại nhiều kỷ niệm tốt đẹp với nhân dân trong vùng. Bà cùng các con đã cho khai hoang lập ấp, dạy dân cấy lúa, trồng dâu nuôi tằm, dệt vải, làm bánh, rồi đào giếng Loan, giếng Phượng để lấy nước sạch,… Khi vùng đất Hiền Lương đã trở nên trù phú, Âu Cơ quyết định
để người con trai thứ hai của mình (là Đột Ngột Cao Sơn), cùng hai người cháu (các con của ngài Cao Sơn - là Hùng Trấn Quý Minh và Hùng Trấn Bảo Quốc) ở lại để tiếp tục trông nom đất này, rồi Mẫu hóa về trời.
Về việc này, theo nhân dân trong vùng lưu truyền, thì vào lúc nửa đêm ngày 25 tháng Chạp, giữa lúc trời nổi mưa to gió lớn, Mẫu đã bay về thượng giới. Vì không muốn các con, cháu và nhân dân trong vùng biết mình rời hạ giới, Mẫu vội vàng ra đi đến nỗi để dải yếm của mình bị rơi lại, vướng vào cành đa cổ thụ ở cạnh giếng Loan, giếng Phượng. Để tỏ lòng nhớ ơn thánh Mẫu, nhân dân Hiền Lương đã lập đền thờ Mẫu ngay dưới gốc đa cổ thụ này.
Một văn bản cổ “Ngọc phu nhân Quốc mẫu Âu Cơ cổ truyền” (lập từ thời vua Lê Thánh Tông, được Thượng thư Nguyễn Hiền sao lục), hiện đang lưu tại Đền, có nội dung cho biết: “Thánh Mẫu (Âu Cơ) lúc tuổi già thường đi du sơn thủy; vào mùa Xuân, ngày 7 tháng Giêng, đến đây (Hiền Lương) thấy núi non sơn thủy hữu tình, đông đúc khí thiêng, là nơi sinh ra anh hào, lập tức truyền dừng xa giá, trú tại bản trang, lập trại, mệnh cho một vương tử ở đây để khai hóa nhân dân. Triều đình truyền lễ thành phục, truyền chỉ toàn quốc để tang. Sau triều đình xem xét biết thánh Mẫu lập trại ở bản trang, bèn sai sứ giả đến bản trang triệu tập nhân dân lập đền kỷ niệm thờ tự, bốn mùa quanh năm hưởng cúng tế”.
Kể từ sau khi Thánh Mẫu Âu Cơ hóa, cứ đến ngày mồng 7 tháng Giêng hằng năm - ngày Thánh Mẫu đã đặt chân đến và dừng lại ở Hiền Lương, thường được gọi là ngày “Tiên giáng”, nhân dân Hiền Lương lại mở lễ hội để cúng tế và tổ chức các hoạt động nhằm tưởng nhớ, tri ân công đức của Thánh Mẫu với địa phương. Lễ hội đền Mẫu Âu Cơ đã được ra đời trong bối cảnh đó và được lưu truyền đến ngày nay, trở thành một lễ hội lớn trong vùng.
Năm 1991, đền Mẫu Âu Cơ được xếp hạng là di tích quốc gia. Kể từ thời điểm này, Lễ hội đền Mẫu Âu Cơ dần được phục hồi. Đến khoảng những năm 1995 - 1996, Lễ hội hằng năm đã đi vào ổn định. Đặc biệt, từ năm 2006,
khi Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ ra quyết định thành lập Ban quản lý Khu di tích Đền Mẫu Âu Cơ trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện Hạ Hòa (Quyết định số 12/2006/QĐ-UBND ngày 03-01-2006) và Ban quản lý di tích trực tiếp quản lý và tổ chức các hoạt động tại di tích.
Ban quản lý Khu di tích Đền Mẫu Âu Cơ là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc UBND huyện Hạ Hòa. Tổng số có 24 cán bộ, nhân viên; trong đó có 06 biên chế; 18 nhân viên hợp đồng. Ban quản lý bao gồm: 01 Trưởng ban, 01 Phó trưởng ban, và 05 tổ chuyên môn.
- Về chất lượng đội ngũ cán bộ: Trình độ đại học, cao đẳng 13 người, trung cấp 03 người, 08 lao động phổ thông chưa qua đào tạo. BQL khu di tích Đền Mẫu Âu Cơ có chi bộ riêng trực thuộc Đảng bộ cơ quan UBND huyện Hạ Hòa gồm 10 đảng viên, một tổ công đoàn, chi đoàn trực thuộc công đoàn, chi đoàn cơ quan UBND huyện.
* Chức năng nhiệm vụ của BQL khu di tích đền Mẫu Âu Cơ.
Căn cứ Quyết định số 1592/QĐ-UBND ngày 07 tháng 5 năm 2019 của UBND huyện về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban quản lý khu di tích Đền Mẫu Âu Cơ gồm các chức năng, nhiệm vụ:
- Chức năng: BQL khu di tích Đền Mẫu Âu Cơ là đơn vị sự nghiệp văn hóa trực thuộc UBND huyện Hạ Hòa có chức năng tham mưu cho UBND huyện Hạ Hòa xây dựng các đề án, kế hoạch nhằm quản lý, bảo tồn, trùng tu tôn tạo và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của khu di tích Đền Mẫu Âu Cơ.
- Nhiệm vụ: BQL khu di tích đền Mẫu Âu Cơ có nhiệm vụ quản lý, bảo tồn, trùng tu tôn tạo khu di tích Đền Mẫu Âu Cơ. Phát huy các giá trị lịch sử văn hóa của khu di tích, đón tiếp, hướng dẫn và phục vụ du khách về tham quan hành lễ. Phối hợp với các phòng, ban, cơ quan của huyện tổ chức lễ hội đền Mẫu Âu Cơ hàng năm. Tiếp nhận, quản lý thu nộp nguồn công đức theo
quy định, giữ gìn an ninh trật tự, quản lý kinh doanh trong khuôn viên khu di tích, hướng dẫn không để du khách lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng hành nghề mê tín dị đoan trong khu di tích (UBND huyện Hạ Hòa, 2019).