Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại Ban quản lý Khu di tích Đền Mẫu Âu Cơ huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ (Trang 67 - 69)

- Thứ ba, tăng cường hoạt động kiểm tra, giám đối với quá trình chấp hành kỷ luật tài chính ở Khu di tích Các hoạt động thu, chi và công đức của

6. Chi phí nghiệp vụ chuyên môn

2.3.1 Kết quả đạt được

- Một là, về nghiên cứu cụ thể hóa cơ chế, chính sách của nhà nước:

Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Nhà nước và của Bộ Tài chính, BQL đã chủ động xây dựng, thường xuyên rà soát, điều chỉnh, bổ sung nội dung Quy chế chi tiêu nội bộ, quy trình, quy chế quản lý tài chính, tài sản, ĐTXD…, và thực hiện công khai, phổ biến các quy chế, quy trình quản lý, quy định về tự

chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, để toàn thể đội ngũ cán bộ, nhân viên, người lao động trong đơn vị biết và thực hiện theo đúng quy định.

- Hai là, phương thức quản lý tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính:

Khu di tích được UBND huyện cấp ngân sách và được tự quản lý, chịu trách nhiệm tạo cho Khu di tích nhiều cơ hội để phát triển, từng bước hoàn thiện làm cho hoạt động chung trong Khu di tích trở nên năng động hơn, kinh phí được cấp từ ngân sách Nhà nước và thu từ hoạt động sự nghiệp được sử dụng có hiệu quả, kết quả đạt được năm sau cao hơn năm trước. Khu di tích Đền Mẫu Âu Cơ đã huy động, sử dụng tốt hơn nguồn lực tài chính, khai thác tốt nguồn thu từ ngoài ngân sách để phục vụ cho sự phát triển, tồn tại của Khu di tích, nhất là trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay.

- Ba là, trong công tác quản lý tài chính:

+ Thực hiện sử dụng hiệu quả nguồn thu, cơ cấu chi tương đối lợp lý. Cơ cấu phần bổ chi phí thường xuyên dần hoàn thiện chú trọng đến nhóm chi ưu tiên: chi cho con người, chi cho nghiệp vụ chuyên môn, nâng cao trình độ thay vì cho các khoản chi khác.

+ Thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí theo chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và của tỉnh Phú Thọ. Đồng thời tăng cường thực hiện quản lý tài chính tại đơn vị theo quy định, chính sách của Nhà nước và sự chỉ đạo của UBND huyện góp phần cải cách tài chính công, nâng cao hiệu quả hoạt động chung toàn Khu di tích. Nhờ đó, tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong Khu di tích.

- Thứ tư, về cơ cấu bộ máy quản lý tài chính:

Bộ máy quản lý tài chính hiện nay là gọn nhẹ, công việc bố trí hợp lý, dễ thực hiện, dễ kiểm soát với nguồn nhân sự khá đồng đều và được bố trí khá phù hợp với năng lực và trình độ.

+ Trước khi có sự thanh tra, kiểm tra về mặt tài chính của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan chủ quản thì Khu di tích cũng thành lập ban thanh tra nhân dân kiểm tra, kiểm soát nội bộ và được công khai trong toàn cơ quan.

+ Khu di tích đã thông qua việc xây dựng quy chế và thường xuyên điều chỉnh quy chế chi tiêu nội bộ cho phù hợp với từng năm như định mức đối với các khoản chi, như: chế độ chi tiêu nội bộ có sự điều chỉnh theo năm về các định mức chi cho phù hợp với giá thị trường và biến động giá trong điều kiện nền kinh tế của đất nước. Điều này đã góp phần khắc phục được một số vấn đề trong quản lý tài chính như: Dự toán mang tính hình thức, không chính xác, phải thường xuyên điều chỉnh, chế độ tiêu chuẩn, định mức không phù hợp với thực tế; việc lập và phân bổ, điều chỉnh hạn mức chi hàng quý phải qua nhiều thủ tục rườm rà, tốn thời gian hạn chế tiêu cực xảy ra.

2.3.2 Hạn chế

Ngoài một số kết quả đạt được ban đầu, việc triển khai thực hiện còn gặp một số khó khăn, hạn chế.

- Thứ nhất, về bộ máy quản lý tài chính.

Hằng năm, báo cáo tài chính được thực hiện công khai tại hội nghị cán bộ công nhân viên trong Khu di tích. Nhưng khi xây dựng dự toán lại chưa công khai trong quá trình xây dựng và việc phối hợp giữa các phòng, ban chức năng để xây dựng chưa thật sự chặt chẽ. Vì vậy kế toán tại đơn vị chưa phát huy hết vai trò kiểm soát hoạt động tài chính của đơn vị.

- Thứ hai, phương thức quản lý tài chính tại BQL Khu di tích chưa thực sự thống nhất giữa việc lập dự toán, thực hiện dự toán và quá trình quyết toán còn thực hiện sơ sài, chưa chi tiết đối với các mục chi, khoản chi, nhất là đối với khoản chi cho hoạt động chuyên môn chiếm tỷ trọng khá lớn hàng năm nhưng không chi tiết khoản chi này.

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại Ban quản lý Khu di tích Đền Mẫu Âu Cơ huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ (Trang 67 - 69)