- “Bộ phận tài chính, kế toán xã lập dự toán thu, chi và cân đối ngân sách
1.2.2. Bài học kinh nghiệm về quản lý NSNN cấp xã cho xã Sơn
Qua thực tế công tác quản lý NSNN xã Cao Xá và Thị trấn Lâm Thao, một trong 2 xã, thị trấn có thu –chi ngân sách đứng đầu của huyện. Mỗi đơn vị đều có ưu điểm, thế mạnh riêng và cũng có những tồn tại khác nhau trong công tác quản lý thu-chi NSX. Qua đó, học tập những thành quả, ưu điểm trong công tác quản lý thu ngân sách, thu triệt để và nuôi dưỡng nguồn thu lâu dài đối với Thị trấn Lâm Thao, hay việc quản lý, điều hành chi ngân sách đối với xã Cao Xá; đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác thu, chi ngân sách trong những năm tiếp theo:
Một là, cần đầu tư, quan tâm các biện pháp nâng cao nhận thức của các
cấp đối với công tác quản lý ngân sách.Việc quản lý và đổi mới NSNN xã Sơn Vi là một yêu cầu mang tính tất yếu, là điều kiện quan trọng để NSX thực sự trở thành công cụ điều chỉnh vĩ mô của chính quyền nhà nước cấp xã. Bên cạnh đó, những nội dung đổi mới cần được thể chế hóa và nâng cao hiệu lực pháp lý, đó là điều kiện cơ bản nhằm đảm bảo tính khả thi của việc quản lý ngân sách cấp xã đạt hiệu quả.
Hai là, chính quyền cơ sở cần phải quan tâm xây dựng, đào tạo nghiệp
vụ, bồi dưỡng chuyên môn, lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống cho đội ngũ cán bộ làm tác quản lý ngân sách của xã, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Bố trí cán bộ phụ trách bộ phận tài chính - kế toán đúng chuyên ngành đào tạo là một trong những giải pháp tích cực góp phần nâng cao năng lực chuyên môn để có thể đảm nhận được các nhiệm vụ do chính quyền địa phương giao cho. Công tác đào tạo và quản lý đội ngũ cán bộ xã dần đi vào nề nếp, chính quy, hiện đại, đảm bảo đúng cơ sở pháp lý và công tác tổ chức cán bộ. Đội ngũ cán bộ xã phải có đủ phẩm chất, năng lực thực thi công vụ, đổi mới, sáng tạo, có tinh thần tận tụy phục vụ Nhân dân, thực sự là cầu nối các chủ trương chính sách của nhà nước đến người dân trong cộng đồng dân cư.
Ba là, khi thực hiện công tác dự toán thu – chi NSNN cần phải xác định
rõ các căn cứ để lập dự toán.
Việc lập dự toán thu - chi NSNN phải căn cứ vào mục tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ phân bổ ngân sách hàng năm của huyện giao. Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ thu chi NSNN xã của UBND huyện Lâm Thao, UBND xã tiến hành hoàn chỉnh dự toán thu - chi NSNN xã trình HĐND xã
quyết định. Để làm tốt vai trò của chính quyền cấp xã, cần phải bố trí hợp lý các nội dung chi tiêu trên cơ sở phù hợp nhu cầu thực tế và có lộ trình cụ thể. Hoạt động thu - chi NSNN nếu làm tốt sẽ giúp nâng cao hiệu quả quản lý NSNN xã. Dự toán phải theo mục lục NSNN và biểu mẫu theo quy định của Bộ Tài chính. Điều này đảm bảo tính hợp lý của dự toán NSNN xã. Hằng năm dựa vào hướng dẫn của UBND huyện và chỉ đạo của UBND xã lập dự toán NSNN theo mẫu, trình HĐND xã quyết định.
Bốn là, vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cơ quan quản lý cấp trên đối
với quản lý NSCX.
- Ngân sách xã được lập hàng năm và phải phù hợp với kế hoạch phát triển chung của tỉnh, huyện đề ra và đúng với chủ trương của Đảng và Nhà nước do đó việc định hướng, phân bổ, chỉ đạo hướng dẫn của các cơ quan cấp trên, cơ quan chuyên môn rất quan trọng. Việc quản lý ngân sách nhà nước nói chung và quản lý ngân sách nhà nước cấp xã nói riêng cũng phải thực hiện đầy đủ theo đường lối chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Nếu chỉ đạo sâu sát thì việc đầu tư ngân sách nhà nước để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội sẽ đạt hiệu quả cao, công tác quản lý sẽ chặt chẽ hơn, tránh được những hiện tượng tiêu cực gây lãng phí, thất thoát vốn của Nhà nước. Ngược lại, việc xác định các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội không bám sát thực tế, không có lộ trình cụ thể, quản lý không chặt chẽ, dẫn đến đầu tư không hiệu quả, gây thất thoát, lãng phí tiền của của Nhà nước.
NSXnếu được quan tâm phân cấp nguồn thu lớn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu ngân sách nhà nước từ đó chính quyền có nguồn lực chi cho đầu tư phát triển và đảm bảo được các nhu cầu của địa phương. Nhưng nếu được phân cấp nguồn thu nhỏ thì chính quyền cấp xã sẽ gặp nhiều khó khăn, nguồn thu hạn hẹp không đảm bảo nhu cầu chi tiêu, không đủ vốn cho chi đầu tư phát triển cũng như các hoạt động khác của địa phương. Từ đó có thể thấy sự quan tâm đến việc phân cấp nguồn thu, chi có ảnh hưởng rất lớn đến việc điều hành và quản lý NSNN cấp xã.
- Cho dù nguồn thu NSNN dồi dào hay nguồn thu ngân sách hạn hẹp không đủ chi thì chính quyền cấp xã vẫn phải quan tâm tới công tác điều hành NSCX có phù hợp hay không; đã kiểm soát hết nguồn thu, đã thu đúng, thu đủ hay chưa,... Việc chi NSNN cấp xã đã phục vụ các mục tiêu phát triển KT- XH của địa phương, giải quyết việc làm và công tác an sinh xã hội hay chưa, … Để từ đó giúp cho công tác quản lý NSX được chặt chẽ, phát huy vai trò và
đạt hiệu quả hơn.
- Mỗi địa phương đều có những cơ chế nhất định để khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội. Quá trình quản lý ngân sách nhà nước cấp xã chịu ảnh hưởng rất lớn bởi cơ chế đó. Nếu cấp huyện, thành phố và xã, thị trấn xây dựng được một cơ chế quản lý kinh tế tài chính hợp lý sẽ giúp cho công tác quản lý NSNN đạt được hiệu quả cao hơn, đồng thời khai thác tối đa nguồn thu, chủ động trong việc chi tiêu, hạn chế tình trạng lãng phí trong sử dụng ngân sách nhà nước.
- Phải thường xuyên cử cán bộ tham gia lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý ngân sách. Việc chỉ đạo nghiệp vụ của các cơ quan tài chính cấp trên nếu được làm thường xuyên, liên tục và chặt chẽ sẽ giúp cho công tác quản lý ngân sách của xã hoạt động có hiệu quả.
- Công tác tổ chức bộ máy quản lý NSNN cấp xã phải thống nhất, đồng bộ từ việc tổ chức quản lý thu, kiểm soát chi tiêu đến từng phần việc cụ thể. Các bước lập dự toán, duyệt ngân sách, điều hành ngân sách đến quyết toán ngân sách đều phải dựa trên các quy định của pháp luật, từ đó đòi hỏi công chức phụ trách tài chính ngân sách cấp xã phải hiểu Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành, đồng thời nắm chắc tiêu chuẩn, định mức, thực hiện đúng chế độ quy định. Do đó công tác quản lý NSCX đạt được hiệu quả hay không là phụ thuộc cơ bản vào năng lực của những cán bộ quản lý cũng như việc tổ chức, xắp xếp bộ máy quản lý.
Năm là, thực hiện công khai dân chủ trong quản lý ngân sách nhà nước.
Căn cứ vào việc phân cấp cụ thể cho từng cấp, từng ngành, quản lý ngân sách của xã theo nguyên tắc thống nhất, tập trung dân chủ, công khai có phân công, phân nhiệm rõ ràng gắn với quyền hạn, trách nhiệm để phục vụ Nhân dân ngày càng tốt hơn, đảm bảo công bằng xã hội.
Kết luận chương 1
Như vậy, qua nghiên cứu Chương 1 đã làm rõ cơ sở lý luận về quản lý NSNN cụ thể: khái niệm ngân sách nhà nước, quản lý ngân sách nhà nước, quản lý ngân sách nhà nước cấp xã, cũng như mục đích, ý nghĩa, vai trò của quản lý ngân sách nhà nước cấp xã; phân tích những nhân tố ảnh hưởng, nội dung của quản lý ngân sách nhà nước cấp xã cho chúng ta hiểu rõ hơn về quy trình, các bước từ lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán ngân sách, nhiệm vụ thu-chi ngân sách, kiểm tra, giám sát...trong công tác quản lý ngân sách xã. Đồng thời, Chương 1 cũng nghiên cứu thực tiễn về quản lý ngân sách nhà nước cấp xã ở một số địa phương như: thị trấn Lâm Thao, xã Cao Xá trong huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, rút ra được một số bài học kinh nghiệm quan trọng cho xă Sơn Vi nơi công tác. Từ nghiên cứu cơ sở lý luận Chương 1 chính là cơ sở tiếp cận, soi thực trạng nơi Tôi công tác trong Chương 2.
Chương 2