Một số hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính đối với các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (Trang 66 - 71)

- Về chấp hành dự toán chi ngân sách xã Sơn

3 Chi sự nghiệp giáo dục đào tạo 140,000,000 162,000,000 185,157,000 114

2.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1 Hạn chế

Thứ nhất, việc công tác lập dự toán ngân sách có nội dung chưa sát với

thực tế, chưa phù hợp với tình hình phát triển KT-XH trên địa bàn xã, một phần do công tác dự báo nguồn thu có mặt còn yếu, một phần do bị phân bổ dự toán thu từ cấp trên dẫn đến kết quả thu có sắc thuế không đạt dự toán. Xây dựng dự toán chi vẫn mang tính chất hình thức, có một số dự toán chi chưa thể hiện được nhu cầu thực tiễn của nội dung và nhiệm vụ.

Thứ hai, Công tác phối hợp quản lý thu có lúc, có nơi chưa được triệt

để, kịp thời dẫn đến một số khoản thu còn chưa đạt chỉ tiêu đề ra.

Thứ ba, Việc thực hiện thu ngân sách có sự mất cân đối các nguồn thu,

chưa có biện pháp hiệu quả trong việc nuôi dưỡng nguồn thu (nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn vẫn là thu từ cấp quyền sử dụng đất hàng năm). Trong giai đoạn 2018 - 2020 nguồn thu chủ yếu từ đất, một số nguồn thu khác có năm tăng nhưng không ổn định, nguồn thu bổ sung từ ngân sách cấp trên. Việc quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh cá thể cũng có những hạn chế, một số đối tượng nộp thuế chưa chấp hành nghiêm túc các chính sách thuế quy định, kê khai thuế còn thiếu, dẫn đến việc quản lý thu chưa chặt chẽ và đầy đủ. Sự phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ chưa tương xứng với tiềm năng, hộ

sản xuất kinh doanh cá thể có tăng về diện hộ nhưng quy mô còn nhỏ, không tập trung.

Thứ tư, một số nội dung chi ngân sách chưa sát với dự toán, có nội

dung vượt, có nội dung chưa đạt dự toán chi. Các khoản chi thường xuyên như văn phòng phẩm, điện, nước, chi tổ chức Hội nghị… chưa thực hiện tốt dẫn đến tổng chi ngân sách của xã đều tăng. Một số cán bộ, công chức chưa thực sự quan tâm đến công tác quản lý tài chính kế toán theo quy định của luật NSNN và các chế độ kế toán hiện hành. Do vậy, việc thực hiện các thủ tục, chứng từ chi trong mua sắm, sửa chữa tài sản, chi thường xuyên có việc còn chưa đúng và chưa đủ theo quy định.

Thứ năm, Khoản thu từ tự nguyện đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng và

tiền sử dụng đất có năm 2020 đạt thấp do chưa thực hiện được các dự án theo kế hoạch đã đề ra, từ đó gây ảnh hưởng đến thu và chi cho đầu tư phát triển. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án Con Trám gặp nhiều khó khăn (do còn một số hộ dân chưa nhận tiền bồi thường GPMB) làm ảnh hưởng đến kế hoạch đầu tư phát triển trọng điểm xây dựng nông thôn mới nâng cao của xã.

Thứ sáu, công tác tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật về thuế,

phí, lệ phí tới người dân, doanh nghiệp, hộ kinh doanh…chưa thường xuyên, liên tục và đạt hiệu quả cao. Do đó, còn một bộ phận các hộ sản xuất kinh doanh chưa hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ nộp thuế dẫn đến thiếu ý thức tự giác trong việc chấp hành chính sách thuế, còn hiện tượng gian lận trong kê khai thuế, nợ thuế, trốn thuế mà chính quyền và cơ quan thuế chưa có biện pháp xử lý triệt để, hiệu quả.

2.3.2.2 Nguyên nhân

- Nguyên nhân khách quan

+ Về cơ chế, chính sách: các quy định của nhà nước về ngân sách có nhiều điểm thay đổi so với trước kia. Thực tế đã được sự hướng dẫn của cơ quan tài chính cấp trên, song cán bộ tài chính xã có việc vẫn còn lúng túng trong quá trình triển khai.

Việc phân cấp nguồn thu và tỷ lệ % trích lại cho xã còn thấp, do đó xã gặp nhiều khó khăn trong việc hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách và thu cân đối trong khi nhiệm vụ chi lớn.

+ Về điều kiện kinh tế - xã hội: xã không nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp, lĩnh vực thế mạnh của xã là tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ do đó trên địa bàn có nhiều hộ sản xuất, kinh doanh cá thể, phát triển các làng nghề xây dựng, nghề mộc. Tuy nhiên, các hộ sản xuất, kinh doanh chủ yếu là nhỏ lẻ, rất nhiều hộ thuộc đối tượng được miễn thuế. Một số cơ sở quy mô lớn thì không thuộc đối tượng được phân cấp nguồn thu.

- Nguyên nhân chủ quan

Là một xã đang trên đà phát triển xây dựng nông thôn mới nâng cao đầu tiên của huyện Lâm Thao (cả tỉnh Phú Thọ xây dựng 04 xã đến năm 2022), do đó có rất nhiều nhiệm vụ chính trị phải thực hiện, một số thời điểm công tác quản lý ngân sách chưa chặt chẽ, sâu sát, kịp thời dẫn đến không triệt để hết nguồn thu. Việc quản lý nhiệm vụ chi có việc chưa chặt chẽ, còn xảy ra lãng phí trong việc mua sắm và quản lý trang thiết bị làm việc, văn phòng phẩm, điện, nước,…

Đội ngũ cán bộ tài chính xã còn trẻ (dưới 35 tuổi), có mặt hạn chế về trình độ chuyên môn và lý luận thực tiễn, khả năng thuyết trình, tuyên truyền các văn bản. Bên cạnh đó, việc kê khai, thu nộp thuế, nhất là thuế xây dựng cơ bản đối với nhà ở, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp còn nhiều trường hợp không tự giác dẫn đến gây khó khăn cho công tác quản lý thu và ảnh hưởng đến tổng thu ngân sách địa phương.

- Những vấn đề đặt ra cho quản lý ngân sách nhà nước cấp xã

“Bối cảnh thế giới giai đoạn 2021-2025 được dự báo là khó khăn và bất định hơn so với giai đoạn 2015-2020 và có nhiều tác động tiêu cực, đặc biệt là diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 đến phát triển kinh tế - xã hội. Những tác động tiêu cực này buộc Việt Nam phải dành nguồn lực tập trung giải quyết những vấn đề ngắn hạn, trước mắt chưa tập trung các nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ mang tính trung và dài hạn cho tăng trưởng và phát triển kinh tế”[7].

Từ đó tạo ra những khó khăn đáng kể cho việc quản lý thu – chi NSNN. Trong giai đoạn 2021-2025, đặt ra đối với các cấp cần “Đổi mới, xây

dựng, hoàn thiện thể chế về quản lý NSNN nhằm tăng cường hiệu quả phân bổ, quản lý, sử dụng nguồn lực tài chính NSNN gắn với quá trình cơ cấu lại nền kinh tế”. Từ đó đối với địa phương cơ sở cần thực hiện những giải pháp

đồng bộ, đổi mới sáng tạo trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, chủ động thực hiện tốt công tác quản lý NSX.

Kết luận Chương 2

Như vậy, qua Chương 2 luận văn đã trình bày khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã tác động đến quản lý ngân sách nhà nước xã Sơn Vi. Nghiên cứu thực trạng quản lý NSNN xã Sơn Vi giai đoạn 2018 - 2020: từ công tác lập dự toán thu, chi ngân sách xã, việc chấp hành dự toán, quy trình tổ chức thực hiện, thực trạng quyết toán thu chi ngân sách xã cụ thể phân tích, đánh giá từng khoản, mục thu-chi theo kế hoạch huyện giao, kiểm tra xử lý vi phạm trong quản lý NSX...

Từ thực trạng nêu trên, tác giả nhận diện những tác động của KT-XH đến quản lý NSX, những kết quả đạt được; nhận diện những hạn chế, bất cập, những vấn đề đặt ra trong quản lý NSNN xã Sơn Vi để từ đó đưa ra những định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước xã, phường nói chung và của xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ nói riêng trong thời gian tới.

Chương 3

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính đối với các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w