KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính đối với các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (Trang 85 - 87)

- Về chấp hành dự toán chi ngân sách xã Sơn

3 Chi sự nghiệp giáo dục đào tạo 140,000,000 162,000,000 185,157,000 114

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Qua nghiên cứu đề tài có thể thấy, NSCX là cấp ngân sách cơ sở trong hệ thống ngân sách Nhà nước. Được giữ một vị trí, vai trò rất quan trọng trong hệ thống NSNN, nó góp phần tăng nguồn lực tài chính cho ngân sách Nhà nước nói chung, duy trì hoạt động thường xuyên liên tục của bộ máy cấp ủy, chính quyền địa phương đồng thời giữ vai trò quyết định trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH của địa phương, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Làm tốt công tác quản lý ngân sách nhà nước là yêu cầu quan trọng, cấp bách để chính quyền cấp cơ sở có nguồn kinh phí đảm bảo hoạt động và thực hiện các nhiệm vụ chính trị, chức năng của mình.

Luận văn với mục đích đánh giá công tác quản lý ngân sách trên địa bàn xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ từ đó đưa ra một số định hướng, giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý ngân sách của xã trong thời gian tiếp theo.

Luận văn đã thành công trên các điểm chủ yếu sau: “Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về ngân sách và quản lý ngân sách cấp xã. Đánh giá thực trạng quản lý ngân sách tại UBND xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2018 -2020”. Nhìn chung, Công tác quản lý NSX trên địa bàn trong những năm gần đây đã đạt nhiều kết quả tích cực. Tỉ lệ thực hiện thu NSNN hàng năm luôn vượt mức so với kế hoạch huyện giao (bình quân thu- chi ngân sách gần 20 tỷ đồng/năm). Công tác quản lý thu-chi ngân sách nhà nước cấp xã đảm bảo đúng kế hoạch, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban ngành, đoàn thể xã. Tuy nhiên, NSX có sự biến động trong thời kỳ nghiên cứu và phụ thuộc lớn vào thu tiền từ cấp quyền sử dụng đất. Mặc dù đã có làng nghề TTCN phát triển, nhưng thu từ sử dụng đất phi nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ. Chi đầu tư phát triển phụ thuộc lớn vào thu cấp quyền sử dụng đất. Chi lương, phụ cấp cho cán bộ, công chức chiếm phần lớn trong tỷ lệ chi thường xuyên. Công tác lập dự toán có nội dung chưa sát, chưa có biện pháp hiệu quả nuôi dưỡng nguồn thu, một số khoản chi chưa sát với dự toán giao, công tác tuyên truyền chưa được thường xuyên, liên tục…

Qua nghiên cứu chỉ ra những kết quả đạt được và hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới nhằm phát huy được tính chủ động, sáng tạo của địa phương mà vẫn đảm bảo đúng nguyên tắc quản lý NSNN. Đồng thời, luận văn cũng đề ra một số giải pháp để nâng cao, hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn tiếp theo cụ thể như:

Hoàn thiện các quy trình ngân sách theo đúng quy định hiện hành, bám sát tình hình thực tế KT-XH tại địa phương ngay từ khi lập dự toán NSNN, chấp hành dự toán đến quyết toán NSNN. Trong đó làm tốt việc kiểm soát các nguồn thu, thực hiện nhiều biện pháp chống thất thu ngân sách; Cần chặt chẽ, hiệu quả, tiết kiệm trong quản lý chi NSX; công khai minh bạch trong việc quyết toán thu - chi NSNN. Bên cạnh đó, cần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách nhà nước; ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với sự phát triển của cuộc Cách mạng 4.0; Làm tốt công tác vận động, tuyên truyền các chính sách thuế của nhà nước; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong hoạt động quản lý ngân sách nhà nước.

Thực hiện tốt các giải pháp trên giúp cho chính quyền xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ hoàn thiện hơn trong công tác quản lý ngân sách nhà nước, kiểm soát tốt nguồn thu, nhiệm vụ chi, đáp ứng tốt các hoạt động của bộ máy cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể xã cũng như góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của địa phương, góp phần xây dựng xã Sơn Vi đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2022.

Qua một thời gian nghiên cứu, hoàn thiện Luận văn đã được sự hướng dẫn chu đáo, nhiệt tình, tận tâm của TS. Nguyễn Văn Dũng và các cơ quan, đơn vị, cá nhân. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Vì thời gian không nhiều, phạm vi nghiên cứu mới chỉ dừng lại từ số liệu thu-chi ngân sách xã Sơn Vi giai đoạn 2018-2020, nghiên cứu thực tế một số xã và các công trình nghiên cứu của một số tác giả đã công bố. Vì tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp trên địa bàn xã nói riêng, cả nước nói chung, hạn chế đi lại trong quá trình nghiên cứu thực tế; kinh phí có hạn và khả năng của bản thân cũng còn những hạn chế (thực tế công việc đang làm là cán bộ Đoàn)… nên bản thân tác giả còn có những

trăn trở, suy nghĩ, mong các thầy (cô) tiếp tục đóng góp, để tác giả hoàn thiện Luận văn.

2. Kiến nghị

Để góp phần hoàn thiện công tác quản lý NSNN cấp xã, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, huyện Lâm Thao nói chung, xã Sơn Vi nói riêng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương, nâng cao đời sống cho Nhân dân, bản thân tác giả có một số kiến nghị như sau:

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính đối với các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (Trang 85 - 87)

w