Phương hướng hoàn thiện quản lý NSNN xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính đối với các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (Trang 76 - 78)

- Về chấp hành dự toán chi ngân sách xã Sơn

3 Chi sự nghiệp giáo dục đào tạo 140,000,000 162,000,000 185,157,000 114

3.2.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý NSNN xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao

Lâm Thao

- Quan điểm đổi mới thu - chi của hệ thống NSNN

Trong hai thập niên qua, với sự đổi mới chung của thể chế kinh tế, cơ chế phân cấp quản lý nhà nước về ngân sách đã có nhiều thay đổi quan trọng. Trong đó, đáng chú ý nhất là việc ban hành Luật NSNN năm 1996, Luật NSNN năm 2002 và gần đây là Luật NSNN năm 2015. Theo đó, cơ chế quản lý ngân sách đã mở rộng phân cấp trên các khía cạnh sau: Thẩm quyền quyết định nguồn thu, nhiệm vụ chi cho các cấp ở địa phương; Trao quyền quyết định một số chế độ chi cho chính quyền địa phương cấp tỉnh. Nhiệm vụ chi ngân sách của các cấp chính quyền đã rõ ràng hơn so với giai đoạn trước, cơ bản phù hợp với xu hướng phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách giữa các cấp chính quyền trên thế giới hiện nay.

Theo tác giả Tạ Thị Hoa (2019): “Việt Nam cũng đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp để thực hiện phân định lại vai trò của các cấp ngân sách trong hệ thống ngân sách. Khác với trước đây, yêu cầu về đảm bảo tính chủ đạo của NSTW hiện nay đã được hiến định cụ thể trong Hiến pháp năm 2013. Để thực hiện được yêu cầu này, Luật NSNN năm 2015 đã đề ra các nguyên tắc cụ thể về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và quan hệ giữa ngân sách các cấp ngân sách, cũng như các nguyên tắc để đảm bảo vai trò chủ đạo của NSTW” [10].

“Những năm gần đây, tuy tỷ trọng chi trực tiếp của NSTW trong tổng chi NSNN có xu hướng giảm, song NSTW cơ bản vẫn cân đối được nguồn để trang trải cho các nhiệm vụ chi NSNN được giao. Trong thực hiện cũng đã đảm bảo được tính kết gắn giữa chi NSNN với ưu tiên phát triển theo các chiến lược ngành, lĩnh vực và địa bàn trong từng thời kỳ. Đồng thời, chủ động xử lý được nhu cầu chi NSNN phát sinh đột xuất, hỗ trợ cho các địa phương gặp khó khăn về cân đối. Việc thực hiện các khoản chi bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu từ NSTW cho NSĐP những năm gần đây đã góp phần tích cực, đảm bảo sự bình đẳng trong tiếp cận các loại hình dịch vụ công giữa các địa phương, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo theo hướng bền vững” [10].

- Quan điểm đổi mới thu - chi NSNN tại xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao Trước thời kỳ đổi mới, nhận thức rõ được tầm quan trọng của công tác quản lý NSNN, ảnh hưởng trực tiếp đối với sự hoạt động của cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể xã. Đồng thời thực hiện việc phát triển KT-XH, đảm bảo an ninh – quốc phòng của địa phương; do đó những năm qua chính quyền xã Sơn Vi luôn cố gắng thực hiện việc quản lý NSNN theo đúng quy định và đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, công tác quản lý ngân sách của xã vẫn bộc lộ những tồn tại, hạn chế nhất định. Do đó, để công tác quản lý NSNN xã Sơn Vi ngày càng hoàn thiện, mang lại hiệu quả cao góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phương trong thời gian tới, cấp ủy, chính quyền xã Sơn Vi xác định cần phải đổi mới, sáng tạo, chủ động công tác thu - chi ngân sách trên địa bàn xã theo Luật NSNN: giảm sự phụ thuộc vào các sắc thuế từ thu tiền đấu giá quyền sử dụng đất, tăng thu các sắc thuế như thu quốc doanh, ngoài quốc doanh, phí, lệ phí, các khoản thu khác... nhằm hướng tới việc thu ngân sách mang tính bền vững. Bên cạnh đó tăng cường quản lý chi ngân sách một cách chặt chẽ theo dự toán, thực hành tiết kiệm, hiệu quả chống tham nhũng, lãng phí.

- Phương hướng hoàn thiện thu-chi NSNN tại xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao

Để hướng tới hoàn thiện công tác thu – chi ngân sách nhà nước trên địa bàn xã, nâng cao hiệu quả quản lý NSNN, cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

Một là, tạo điều kiện thuận lợi, thu hút, khuyến khích, hỗ trợ các hộ sản

doanh nhằm nuôi dưỡng nguồn thu bền vững cho ngân sách địa phương.

Hai là, Làm tốt công tác quản lý, điều hành NSNN chặt chẽ, theo đúng

quy định hiện hành, bám sát tình hình thực tế của địa phương.

Ba là, thực hiện các biện pháp để làm tốt công tác quản lý thu, các biện

pháp chống thất thu ngân sách. Rà soát, đôn đốc, phối hợp tốt với các cơ quan liên quan trong việc xử lý nợ đọng thuế.

Bốn là, quản lý chặt chẽ công tác chi ngân sách nhà nước đảm bảo chặt

chẽ, hiệu quả, tiết kiệm, đặc biệt chú ý ưu tiên thanh toán nợ các công trình xây dựng.

Năm là, nâng cao trình độ, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ

phụ trách công tác tài chính-kế toán xã, chủ động tham mưu cho chính quyền các biện pháp nhằm quản lý NSNN đạt tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy định.

Sáu là, thực hiện tốt công tác phối hợp với cơ quan thuế, tổ chức tuyên

truyền, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành của người dân và các hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn về các chính sách thuế của nhà nước.

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính đối với các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (Trang 76 - 78)

w