Bối cảnh tác động đến quản lý ngân sách nhà nước cấp xã

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính đối với các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (Trang 71 - 73)

- Về chấp hành dự toán chi ngân sách xã Sơn

3 Chi sự nghiệp giáo dục đào tạo 140,000,000 162,000,000 185,157,000 114

3.1. Bối cảnh tác động đến quản lý ngân sách nhà nước cấp xã

- Bối cảnh quốc tế

Kinh tế thế giới tiếp tục đối diện với nhiều yếu tố bất định cả về chính trị, KT-XH, thảm họa thiên tai và dịch bệnh. Tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước giảm mạnh, có nhiều nước tăng trưởng âm, làm ảnh hưởng rất lớn đến nguồn thu ngân sách. Thực tế vẫn phải tăng chi ngân sách cho công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 và kích cầu nền kinh tế trở lại. Do đó, dẫn đến việc bó trí, cân đối ngân sách gặp khó khăn, nợ công tăng nhanh. Vừa phải dành nguồn lực để chống đỡ dịch bệnh, vừa phải phục hồi nền kinh tế. Bên cạnh đó nhiều quốc gia phải đối diện với gánh nặng kép trong việc trả nợ công trong dài hạn.

- Bối cảnh trong nước

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, Bộ Tài chính đã bám sát chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đánh giá tình hình thực tiễn và nghiên cứu kinh nghiệm tại nhiều quốc gia trên thế giới, chủ động rà soát hệ thống pháp luật và đề xuất triển khai đồng bộ nhiều giải pháp về tài chính - ngân sách nhà nước để tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp do đại dịch.

Cụ thể, ngay từ khi dịch bệnh xuất hiện vào năm 2020, Bộ Tài chính đã chủ động trình cấp có thẩm quyền và ban hành theo thẩm quyền nhiều giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân tháo gỡ khó khăn và khôi phục sản xuất kinh doanh, tái khởi động nền kinh tế như: Gia hạn thời hạn nộp các khoản thuế và tiền thuê đất; miễn, giảm các khoản thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất. Tổng giá trị hỗ trợ khoảng 129.000 tỷ đồng; trong đó, số tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất được gia hạn khoảng 97.500 tỷ đồng; số được miễn, giảm khoảng 31.500 tỷ đồng.

Các giải pháp hỗ trợ nêu trên được đánh giá là kịp thời, có tác động tích cực và được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao, góp phần tháo gỡ khó

khăn, ổn định hoạt động kinh doanh và duy trì tăng trưởng. Tuy nhiên, ảnh hưởng không nhỏ đến thu NSNN.

Chính sách chi NSNN được quản lý và điều hành theo hướng tiết kiệm, chặt chẽ, đảm bảo nguồn lực ngân sách nhà nước cho phòng, chống dịch; thực hiện các nhiệm vụ trọng yếu của đất nước; bảo đảm an sinh xã hội; ưu tiên thúc đẩy giải ngân, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công nhằm góp phần phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Nguồn dự phòng bảo đảm an sinh xã hội, Quỹ dự trữ cũng được huy động để đảm bảo nguồn lực cho phòng, chống dịch bệnh. Đồng thời, để kiểm soát bội chi, hàng loạt các giải pháp cắt, giảm, tiết kiệm chi đã được thực hiện như: Các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương đã rà soát cắt giảm kinh phí hội nghị, công tác phí trong và ngoài nước; tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên.

Đồng thời, tạm hoãn việc điều chỉnh mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang. Bên cạnh đó, cơ chế đặc biệt, đặc thù, đặc cách được áp dụng linh hoạt trong mua sắm thuốc, trang thiết bị y tế, hóa chất và đầu tư cơ sở vật chất phục vụ và dự phòng cho công tác phòng, chống dịch khi có diễn biến phức tạp, phát sinh.

Đặc biệt, mặc dù dưới tác động của dịch COVID-19, hoạt động kinh tế gặp nhiều khó khăn, cùng với việc thực hiện các chính sách miễn, giảm thuế như đã nêu trên, nhưng kết quả thực hiện thu NSNN khá tích cực. Tổng thu thu ngân sách nhà nước năm 2020 đạt 98% so dự toán; tỷ lệ động viên vào thu NSNN đạt 24% GDP; riêng thuế, phí đạt 19,1% GDP [7].

Với những đóng góp tích cực trong điều hành chính sách tài khóa đã góp phần vào kết quả tăng trưởng kinh tế năm 2020 đạt 2,91%, lạm phát được kiểm soát ở mức 3,23%, hệ số tín nhiệm quốc gia được cải thiện, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; các chính sách an sinh xã hội, được quan tâm thực hiện tốt. Việt Nam là quốc gia duy nhất trong các nước được cả 03 tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc gia giữ nguyên hệ số tín nhiệm và nâng triển vọng lên mức tích cực [7].

Bên cạnh những thuận lợi, triển vọng tăng trưởng kinh tế nước ta trong năm tới còn nhiều yếu tố rủi ro, thách thức. Đặc biệt, trong điều kiện độ mở nền kinh tế cao, rủi ro về kinh tế, chính trị, thiên tai và dịch bệnh phức tạp, thì yêu cầu ổn định kinh tế vĩ mô càng quan trọng, nhưng cũng nhiều khó khăn.

Do đó, việc ứng phó, ngăn chặn, kiểm soát thành công đại dịch cùng với việc thực hiện các giải pháp chính sách tài khóa, tiền tệ, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp sẽ góp phần quan trọng, quyết định tới mục tiêu ổn định, duy trì đà phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Trước những khó khăn, thách thức nêu trên, Chính phủ đã luôn sát sao, chỉ đạo kịp thời các bộ, ngành và địa phương vừa tập trung chống dịch, vừa nhanh chóng khắc phục hậu quả của dịch bệnh để sớm ổn định sản xuất, kinh doanh. Chính vì vậy, Bộ Tài chính luôn chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động vượt qua mọi khó khăn với tinh thần trách nhiệm cao nhất để hoàn thành tốt nhiệm vụ thu chi ngân sách nhà nước, ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng.

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính đối với các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (Trang 71 - 73)

w