Hoàn thiện, đổi mới việc chấp hành ngân sách địa phương

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính đối với các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (Trang 78 - 81)

- Về chấp hành dự toán chi ngân sách xã Sơn

3 Chi sự nghiệp giáo dục đào tạo 140,000,000 162,000,000 185,157,000 114

3.2.2. Hoàn thiện, đổi mới việc chấp hành ngân sách địa phương

- Giải pháp tăng cường công tác quản lý thu ngân sách:

UBND xã cần phối hợp với các cơ quan chuyên môn có liên quan để quản lý chặt chẽ các nguồn thu trên địa bàn xã, theo dõi và đôn đốc thu nộp kịp thời vào ngân sách nhà nước.

Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận tài chính xã để phát huy tốt vai trò tham mưu cho cấp ủy, chính quyền trong quá trình quản lý điều hành thực hiện thu ngân sách.

Đối với các nguồn thu từ phí, lệ phí cần tổ chức quản lý và thu chặt chẽ, đầy đủ lệ phí chứng thực, phí chợ. Quản lý việc sử dụng hóa đơn điện tử và thực tế thu tiền tại bộ phận một cửa (Ưu tiên áp dụng thanh toán bằng chuyển khoản qua ngân hàng). Tăng cường cải cách thủ tục hành chính, cán bộ, công chức tại bộ phận Một cửa cần có thái độ ân cần, chu đáo, tận tụy, không để Nhân dân đợi lâu khi đến giao dịch, làm việc tại xã.

Đối với khoản thu khác ngân sách, tăng cường công tác kiểm tra và xử lý nghiêm theo quy định về các hành vi vi phạm trật xây dựng trên địa bàn xã, vừa đảm bảo trật tự mỹ quan đường giao thông nông thôn, vừa ổn định nguồn thu từ xử phạt vi phạm trật tự xây dựng.

Đối với nguồn thu Nhân dân tự nguyện đóng góp: đây là hình thức xã hội hóa, nhà nước và nhân dân cùng làm để xây dựng cơ sở hạ tầng như nhà văn hóa, đường giao thông nông thôn phục vụ cuộc sống của người dân trên địa bàn xã. Các khoản đóng góp này trên cở sở sự tự nguyện của người dân. Để quản lý tốt nguồn thu này, trước tiên phải xây dựng dự toán chi tiết theo từng công trình, có biện pháp cụ thể thực hiện, họp lấy ý kiến của nhân dân về đối tượng, phương thức, thời gian, mức đóng góp cụ thể. UBND xã phải thành lập ban quản lý dự án, ban giám sát công trình do Nhân dân bàn và đề cử ra, có trách nhiệm giám sát toàn diện tất cả các mặt, các khâu từ huy động đóng góp và sử dụng các khoản đóng góp của Nhân dân, giám sát nghiệm thu và bàn giao đưa vào sử dụng, quyết toán công trình.

Đối với các khoản thu thuế GTGT, phí môn bài, thu nhập cá nhân từ hộ kinh doanh... cần phải được phối hợp quản lý chặt chẽ, hạn chế để xảy ra tình trạng gian lận thuế hoặc để ngoài sổ sách gây thất thu cho NSNN. Thường xuyên kiểm tra, sắp xếp lại các hộ kinh doanh trên địa bàn, rà soát các trường hợp nợ đọng và có những biện pháp xử lý đối với trường hợp vi phạm.

Đẩy mạnh các biện pháp để chống thất thu cho NSNN; rà soát, xác định những nguồn thu còn thất thu để kịp thời đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả. Ngoài ra còn có một số khoản thu như thuế xây dựng cơ bản, thuế sử dụng đất nông nghiệp, các khoản thu khác...đơn vị tổ chức thu phải thường

xuyên phối kết hợp huy động để khai thác triệt để nguồn thu, ổn định cho ngân sách xã, chú trọng khai thác các nguồn thu tiềm năng, có tính bền vững.

Trong quá trình thực hiện thu ngân sách, UBND xã thường xuyên làm tốt công tác phối hợp với các tổ chức đoàn thể xã tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các chính sách thuế, vận động người dân thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước. Đi đôi với các biện pháp trên, thì chính quyền xã cũng cần quan tâm tạo cơ chế, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, gia tăng số lượng các hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ mở rộng quy mô sản xuất, phát triển, tạo nguồn thu ổn định cho NSNN địa phương trong thời gian tới.

- Giải pháp tăng cường công tác quản lý chi ngân sách:

Việc chấp hành dự toán chi ngân sách phải tuân thủ theo nguyên tắc hiệu quả, tiết kiệm, bám sát dự toán được duyệt. Cần xác định thứ tự ưu tiên các khoản chi, quan trọng tiến hành chi trước, kiên quyết loại bỏ những khoản chi không hợp lý. Bảo đảm trật tự ưu tiên các khoản chi ngân sách nhà nước như: chi trả sinh hoạt phí, lương, phụ cấp cho cán bộ, công chức, cán bộ cơ sở khu dân cư theo tháng, chi hoạt động Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể xã, chi cho phát triển kinh tế - xã hội, an ninh trật tự, quốc phòng-quân sự, đảm bảo thực hiện chức năng quản lý, điều hành của chính quyền địa phương.

Tất cả các khoản chi phải đúng dự toán, mục tiêu, đối tượng, định mức, chế độ của Nhà nước và được phản ảnh đầy đủ qua KBNN. Việc phân bổ dự toán chi phải theo đúng quy định, chi tiết, chính xác, đảm bảo đáp ứng được các nhiệm vụ chi đã đề ra. Chỉ bổ sung ngân sách ngoài dự toán đối với các trường hợp thật sự cần thiết và phải được thông qua của thường trực cấp ủy, HĐND xã.

Ngoài các khoản chi lương, chi phụ cấp, đối với các khoản chi như văn phòng phẩm, điện nước, mua sắm trang thiết bị, công cụ dụng cụ, cơ sở vật chất, chi hội nghị…cần căn cứ vào nhu cầu thực tế để xây dựng định mức chi tiêu nội bộ, thực hiện mua sắm tập trung nhằm tránh tình trạng tham nhũng, lãng phí.

Đối với chi đầu tư phát triển từ ngân sách phải tuân thủ theo Luật Đầu tư công. Nâng cao các biện pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án đầu tư công; quản lý chặt chẽ chi phí đầu tư, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả

nguồn vốn được phân bổ, nâng cao hiệu quả đầu tư các dự án; các dự án triển khai phải cam kết đảm bảo nguồn ngân sách; hạn chế tối đa việc phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản mới, chuyển nguồn. Đối với những khoản thu để chi theo mục tiêu đã phân định như thu tự nguyện đóng góp của Nhân dân phải chi theo đúng mục đích, công khai, minh bạch và quan trọng nhất là có sự giám sát cộng đồng của Nhân dân.

Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát nhằm phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm, lãng phí, tiêu cực trong sử dụng NSNN, từ đó đảm bảo mục tiêu chi ngân sách tiết kiệm, hiệu quả.

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính đối với các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (Trang 78 - 81)

w