IV Kết dư ngân sách 106,600,000
- Chi đầu tư phát triển: Sử dụng nguồn kinh phí đầu tư phát triển cho đầu tư xây dựng cơ bản và đảm bảo việc ưu tiên, bố trí vốn thanh toán nợ đọng công trình xây dựng những năm trước. Thực hiện chi theo đúng luật đầu tư công, nguồn phân bổ, đảm bảo chất lượng sử dụng nguồn vốn cho công trình. Đối với công trình sử dụng nguồn vốn các chương trình mục tiêu, chương trình xóa đói giảm nghèo, Nông thôn mới, vốn trái phiếu chính phủ… đảm bảo chi đúng nguồn, đúng quy định của Luật NSNN. Nhìn vào biểu số liệu ta thấy, năm 2018, năm 2019 dự toán chi đầu tư phát triển ổn định 2,5 tỷ đồng/năm, năm 2020 dự toán chi phân bổ thấp hơn 1,5 tỷ/năm.
- Chi thường xuyên: Đây là nhiệm vụ chi quan trọng hàng đầu, chiếm tỷ trọng lớn, quyết định việc điều hành ngân sách và gắn với chức năng, nhiệm vụ của chính quyền xã, đảm bảo cho hoạt động của bộ máy Đảng ủy- chính quyền - đoàn thể xã, công tác An ninh trật tự, quân sự quốc phòng, sự nghiệp văn hóa, thể dục thể thao, sự nghiệp kinh tế… định mức chi cho từng nội dung do HĐND tỉnh Phú Thọ quy định cụ thể.
Chi sự nghiệp xã hội: Đây là khoản chi cho việc chi trả lương, phụ cấp cho cán bộ xã nghỉ việc, chi hoạt động công tác lao động thương binh xã hội.
Chi Hội đồng nhân dân: Gồm các khoản chi phụ cấp cho các ông (bà) đại biểu HĐND xã, chi cho hoạt động các kỳ họp, tập huấn, các hoạt động khác của HĐND xã.
Chi quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể: gồm lương, phụ cấp theo lương, bảo hiểm y tế + BHXH cho cán bộ, công chức, cán bộ chuyên trách, hoạt động quản lý nhà nước, HĐND, Đảng ủy, ủy ban Mặt trận và các đoàn thể xã.
2.2.2. Thực trạng quản lý chấp hành dự toán ngân sách xã Sơn Vi- Về chấp hành dự toán thu - Về chấp hành dự toán thu
Việc thực hiện chấp hành dự toán thu NSNN trên địa bàn xã Sơn Vi thực hiện theo sơ đồ sau:
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Hình 1. Quá trình tổ chức thực hiện thu ngân sách của UBND xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao
Chú thích:
(1) Tài chính-kế toán xã tham mưu UBND thành lập tổ ủy nhiệm thu hoặc thông báo trực tiếp đến đối tượng nộp thuế.
(2) Đối tượng nộp nộp tiền cho ủy nhiệm thu.
(3) Đối tượng phải nộp nộp tiền trực tiếp vào KBNN. (4) Đối tượng phải nộp nộp tiền cho Tài chính-kế toán xã. (5) Đơn vị ủy nhiệm thu nộp tiền cho Tài chính-kế toán xã. (6) Đơn vị ủy nhiệm thu nộp tiền vào KBNN.
(7) Tài chính-kế toán xã nộp tiền vào KBNN.
Căn cứ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân, các nguồn thu phát sinh trên địa bàn phải nộp ngân sách theo chế độ quy định, các khoản thu được nộp vào NSNN tại ngân hàng, thường được Kho bạc nhà nước tỉnh Phú Thọ ủy quyền thu ngân sách.
Kho bạc nhà nước Tổ quản lý thuế xã Đối tượng nộp thuế Tài chính - Kế toán xã (4) (5) (6) (3) (7) (1) (2)
Trên cơ sở các khoản đã nộp, Kho bạc Nhà nước tiến hành phân chia các khoản thu theo tỷ lệ điều tiết đã được quy định cho ngân sách xã.
Các khoản thu cơ bản bám sát dự toán thu, thu bằng biên lai thu tiền và nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định.
Việc tổ chức thu trên địa bàn xã thực hiện phân công trách nhiệm cụ thể đến từng đối tượng: Chính quyền, Bộ phận Tài chính xã có sự phối hợp chặt chẽ với Chi cục Thuế, khu dân cư thực hiện thu theo từng lĩnh vực, địa bàn thu.
Chủ tịch UBND xã là chủ tài khoản, là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành quản lý thu và trực tiếp giao Bộ phận Tài chính và công chức tài chính chịu trách nhiệm phụ trách thu.
Đối với khoản thu 100%: việc tổ chức chấp hành thu chủ yếu do Bộ phận
Tài chính-kế toán xã triển khai thu.
- Đối với phí, lệ phí: Đối với xã Sơn Vi chỉ có nguồn thu phí chứng thực (bộ phận 1 cửa xã thực hiện) và phí chợ (Ban quản lý chợ Sơn Vi thực hiện).
- Đối với các khoản đóng góp của nhân dân: Bộ phận tài chính xã phối hợp cùng các khu dân cư tổ chức triển khai.
Trên cơ sở các khoản thu đều nộp về Bộ phận Tài chính xã, trực tiếp là công chức kế toán, sử dụng biên lai thu tiền theo quy định của pháp luật, sau đó nộp trực tiếp vào Kho bạc nhà nước.
Đối với các khoản thu từ ngân sách cấp trên: đối với khoản thu này
được bố trí trong dự toán từ đầu năm, là khoản bù thiếu hụt giữa nguồn thu được hưởng từ điều tiết và nhiệm vụ chi. Công chức kế toán căn cứ vào tình hình thu điều tiết được hưởng và nhiệm vụ chi theo kế hoạch tháng hoặc quý để tiến hành rút trợ cấp để thực hiện nhiệm vụ chi. Công chức tài chính xã thực hiện thủ tục trực tiếp với KBNN.
Đối với khoản thu thuế, phí và lệ phí được đội thuế xã quản lý thông
qua sổ bộ thu, trực tiếp thu và nộp vào KBNN, thực hiện thanh toán với Chi cục thuế của huyện. Trong quá trình thực hiện: “UBND xã đã vận dụng cơ chế chính sách của Nhà nước, các quy định của tỉnh, huyện để đôn đốc việc thu nộp, khuyến khích, động viên các đối tượng thu nộp vào ngân sách; Kết
hợp hài hòa lợi ích nhà nước, tập thể, cá nhân; Gắn trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của tập thể và cá nhân” [20].
Đối với khoản thu kết dư ngân sách năm trước và thu chuyển nguồn từ năm trước chuyển sang: Công chức kế toán xã căn cứ vào số kết dư ngân sách
năm trước, số chi chuyển nguồn năm trước để tiến hành thực hiện thủ tục với KBNN để thu kết dư, thu chuyển nguồn năm trước vào ngân sách năm nay.