Khoảng trống nghiên cứu của luận án

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá và dự báo tác động do thiên tai đến trồng trọt trên địa bàn tỉnh Nghệ An có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu. (Trang 48)

7. Cấu trúc của luận án

1.4 Khoảng trống nghiên cứu của luận án

Thông qua tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về đánh giá tác động do thiên tai có xét đến BĐKH cùng với kinh nghiệm quốc tế trong ứng phó với thiên tai và BĐKH, tác giả đã xác định được các khoảng trống nghiên cứu như sau: 1.4.1 Khoảng trống về nội dung nghiên cứu

Các công trình khoa học đều tập trung vào nghiên cứu tác động do thiên tai (bão, hạn, mặn) hoặc BĐKH (lượng mưa, nhiệt độ) đến các lĩnh vực như SXNN, xã hội, xây dựng, cơ sở hạ tầng đô thị,... có rất ít nghiên cứu kết hợp cả hai thiên tai và BĐKH. Trường hợp đặc biệt có nghiên cứu thì chỉ bão và lượng mưa tác động đến lĩnh vực nghiên cứu. Do vậy việc nghiên cứu tác động do thiên tai bao gồm bão, hạn, mặn đến trồng trọt có xét đến yếu tố BĐKH gồm lượng mưa và nhiệt độ là chưa có.

Hiện nay, ở nước ta các yếu tố thiên tai gồm bão, hạn, mặn thường xuyên xẩy ra liên tục, kết hợp với các yếu tố BĐKH như lượng mưa, nhiệt độ cùng xuất hiện đồng thời gây thiệt hại nặng nề về con người và kinh tế. Do vậy, việc nghiên cứu kết hợp tác động do thiên tai (bão, hạn, mặn) có xét đến yếu tố BĐKH (lượng mưa, nhiệt độ) đến một lĩnh vực cụ thể ở Việt Nam là rất cần thiết và mang tính khoa học thực tiễn cao.

1.4.2 Khoảng trống về không gian nghiên cứu

Qua việc nghiên cứu tổng quan, tác giả nhận thấy chưa có một công trình nghiên cứu khoa học, đề tài nào triển khai nghiên cứu đánh giá tác động và lượng hóa các thiệt hại mà thiên tai gây ra cho trồng trọt có xét đến BĐKH tại tỉnh Nghệ An. Do vậy, việc nghiên cứu vấn đề này là cần thiết và không trùng lặp.

1.5 Giới thiệu vùng nghiên cứu

1.5.1 Lựa chọn địa điểm vùng nghiên cứu

Nghệ An là tỉnh hàng năm thường xuyên xảy ra lũ lụt, ngập úng số lượng công trình thủy lợi bị hư hỏng, xuống cấp rất lớn. Tỉnh có nhiều hồ chứa và các tuyến đê, kênh tiêu xung yếu chất lượng thấp, công trình chưa đạt mục tiêu chống lũ nên tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ sự cố như vỡ đập, vỡ đê...

Nghệ An chịu tác động mạnh từ thời tiết cực đoan trong những năm gần đây. Năm 2020 diện tích bị khô hạn toàn vùng Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, thị xã Cửa Lò và Thành phố Vinh là 4.488,03 ha. Những hạn chế về khả năng tiêu thoát lũ những năm vừa qua cũng có tác động vô cùng lớn đến SXNN, đặc biệt là vụ hè thu vào những năm khi lũ tiểu mãn đến sớm. Bên cạnh đó, tình trạng ngập úng do hạn chế về quy mô của các công trình tiêu động lực còn gây thiệt hại vô cùng lớn cho đời sống và hoạt động kinh tế khu vực thành phố Vinh trong những năm vừa qua.

Thống kê trong giai đoạn 2009 - 2020, Nghệ An chịu tác động trực tiếp của 3 - 4 cơn bão, lũ lụt hàng năm (Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nghệ An 2020). Lũ thường đi kèm với bão cũng như lượng mưa lớn và dài ngày cùng với địa hình ở một số địa phương thấp, khả năng thoát nước kém nên việc thực hiện ứng phó tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn.

Khả năng xâm nhập mặn tại Nghệ An cũng tăng cao do lượng mưa trung bình chỉ đạt 50 - 60% so với những năm trước, nên giai đoạn 2022 - 2030 dự báo toàn tỉnh phải đối mặt với nguy cơ thiếu nước, đồng thời xuất hiện tình trạng xâm nhập mặn vùng ven biển Nghệ An luôn quan tâm phát triển ngành nông nghiệp cho nên trên địa bàn Nghệ An đã hình thành được nhiều vùng nguyên liệu tập trung cho chế biến và xuất khẩu, như: vùng cao su, mía nguyên liệu ở các huyện Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Quỳ Hợp, Anh Sơn; vùng nguyên liệu chè tại các huyện Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông, Kỳ Sơn, Tương Dương; vùng cây ăn quả có múi tại các huyện: Quỳ Hợp, Con Cuông, Nghĩa Đàn… Tóm lại, tỉnh Nghệ An nằm ở trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ, với diện tích lớn nhất cả nước, dân số đứng thứ tư cả nước; hội tụ đầy đủ các điều kiện tự nhiên phong phú đa dạng như một Việt Nam thu nhỏ. Tỉnh có đủ các dạng địa hình: miền núi, trung du, đồng bằng và ven biển nên khí hậu tỉnh Nghệ An đa dạng, đồng thời có sự phân hoá theo không gian và biến động theo thời gian. Nghệ An là một trong các tỉnh ven biển

của Việt Nam thuộc khu vực nhạy cảm về thiên tai và BĐKH và có tính dễ tổn thương cao trước tác động của bão và nhiệt độ. Tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế để thu hút đầu tư nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến Nghệ An. Tuy vậy, tỉnh là một trong những địa phương nằm trong vùng đặc thù chịu ảnh hưởng thiệt hại nặng nề do thiên tai và BĐKH. Chính vì thế, tác giả chọn tỉnh nghệ An làm địa điểm vùng nghiên cứu 1.5.2 Phân tích, lựa chọn lĩnh vực, đối tượng nghiên cứu

1.5.2.1 Lựa chọn lĩnh vực trồng trọt và 3 loại cây trồng

Ngành trồng trọt giữ vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp với nhiệm vụ: cung cấp lương thực, thực phẩm, cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp chế biến, và là nguồn xuất khẩu có giá trị. Ở nước ta hàng năm ngành trồng trọt còn chiếm tới 75% giá trị sản lượng nông nghiệp.

Theo số liệu công bố từ TCTK 2020, tỉnh Nghệ An có hơn 70% hộ dân làm nông nghiệp. Do vậy luận án đã lựa chọn đối tượng nghiên cứu là hộ nông dân.

Theo Báo cáo của sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An và số liệu công bố từ TCTK: Lĩnh vực nông nghiệp ở tỉnh Nghệ An, cây lúa chiếm 51,2% diện tích gieo trồng cây hàng năm; cây Cam chiếm 57,6% diện tích cây ăn quả và chiếm 51,5% sản lượng cây ăn quả; Cây chè chiếm 76,3% diện tích cây công nghiệp lâu năm và chiếm 95,5% sản lượng cây công nghiệp lâu năm.

Vì vậy, luận án chọn lĩnh vực trồng trọt với 3 loại cây chính đại diện hoạt động trồng trọt hộ nông dân là cây thu hoạch hàng năm, cây ăn quả lâu năm và cây công nghiệp lâu năm làm lĩnh vực, đối tượng nghiên cứu.

1.5.2.2 Lựa chọn đối tượng nghiên cứu thiên tai và biến đổi khí hậu

Theo khoản 1, Điều 3 của Luật Phòng, chống thiên tai tại Việt Nam định nghĩa “Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.”.

Tỉnh Nghệ An hàng năm chịu thiệt hại nặng nề từ bão, hạn hán và xâm nhập mặn do nước biển dâng; đồng thời cũng chịu ảnh hưởng thiệt hại không nhỏ từ tác động cộng hưởng bởi nhiệt độ cao và lượng mưa lớn tạo ra lũ lụt. Giai đoạn 2010 - 2020 đã cho thấy thực tế thiệt hại đối với lĩnh vực nông nghiệp là rất lớn, giá trị thiệt hại giai đoạn 10 năm vừa qua gần 5.841 tỷ đồng. Trong đó, thiên tai năm 2012, 2014 và 2018 là những năm có thiên tai diễn biến phức tạp nhất với ảnh hưởng của bão, mưa đá thường xuyên gây ra thiệt hại lớn trong giai đoạn 2009-2019, những năm này thiệt hại lên đến gần 800 triệu đồng/năm và trong những năm này ghi nhận mức thiệt hại ảnh hưởng đến nông nghiệp là lớn nhất. Theo báo cáo của chi cục phòng chống thiên tai tỉnh Nghệ An, trong năm 2014, hiện tượng El Nino mạnh và kéo dài đã có tác động rõ rệt đến thời tiết, khí hậu nước ta nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng trong năm 2014: Nắng nóng, hạn hán, ít mưa, ít bão và nhiều bất thường, kỷ lục được thiết lập. Trên khu vực Biển Đông chỉ xuất hiện 05 cơn bão và 02 Áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), trong đó cơn bão số 1 và cơn bão số 3 ảnh hưởng gián tiếp đến khu vực tỉnh. Về nắng nóng, hạn hán: Là một năm nắng nóng lịch sử trên phạm vi cả nước, nhất là khu vực miền Trung. Đối với khu vực tỉnh Nghệ An xuất hiện 12 đợt nắng nóng, trong đó có 08 đợt nắng nóng diện rộng. Đợt nắng nóng đặc biệt gay gắt, kéo dài và nhiều điểm vượt số liệu lịch sử từ ngày 17/5 đến 21/6/2014 với nhiệt độ không khí tối cao tuyệt đối đợt ở khu vực phổ biến: 390 ÷ 42,00C, có nơi cao hơn như: Con Cuông 42,50C và Quỳ Hợp 42,70C. Về thiệt hại, năm 2014, tổng ước tính thiệt hại 748,62 tỷ đồng; cụ thể: Nắng nóng, hạn hán đã làm chết 3 người, gây hư hỏng: 22.356 ha nông nghiệp, ước tính thiệt hại: 419,87 tỷ đồng; hư hỏng 5.984 ha nông lâm nghiệp,... thiệt hại ước tính 137,48 tỷ đồng; Mưa lũ trong tháng 9 làm diện tích nông nghiệp bị thiệt hại 2.498 ha…; thiệt hại ước tính 191,27 tỷ đồng.

Đối tượng nghiên cứu thiên tai: Trong giai đoạn vừa qua về thiên tai tỉnh Nghệ An đã chịu thiệt hại nặng từ bão, lũ lụt và hạn hán; tuy nhiên bão và nhiệt độ (lượng mưa) thường hay xuất hiện đồng thời cùng với lũ lụt nên phạm vi Luận án chỉ dừng ở mức độ nghiên cứu đặc trưng và chọn bão, hạn còn lũ lụt để nghiên cứu sau. Bên cạnh đó, việc xâm nhập mặn trong giai đoạn gần đây đã càng ngày càng xuất hiện và có ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của các hộ dân, nên Luận án nghiên cứu bổ sung đối tượng xâm nhập mặn vào đối tượng nghiên cứu.

Đối tượng BĐKH: Qua số liệu trên cho thấy về BĐKH 10 năm qua tỉnh Nghệ An chịu tác động thiệt hại lớn từ 02 yếu tố cơ bản là lượng mưa và nhiệt độ.

Do vậy, luận án đã lựa chọn yếu tố thiên tai là bão, hạn, mặn; còn yếu tố BĐKH là lượng mưa và nhiệt độ.

1.6 Các vấn đề luận án cần giải quyết

Luận án giải quyết các vấn đề nghiên cứu sau:

- Bổ sung, hoàn thiện cơ sở lý luận về tác động của thiên tai đến trồng trọt có xét đến yếu tố BĐKH

- Nghiên cứu ứng dụng được các mô hình kinh tế lượng và phương pháp đánh giá, lượng hóa các yếu tố do thiên tai (bão, hạn, mặn) có xét đến yếu tố BĐKH đến trồng trọt trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

- Dự báo tác động do thiên tai và BĐKH đến trồng trọt, ứng với các kịch bản BĐKH do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định. Theo kịch bản BĐKH của Bộ Tài nguyên và Môi trường là các kịch bản trung bình (RCP 4.5) và cao (RCP 8.5).

- Phân tích tác động của các biện pháp ứng phó với thiên tai tại tỉnh Nghệ An bằng mô hình kinh tế.

- Đề xuất được các giải pháp về chính sách và công cụ để phòng chống, ứng phó và giảm thiểu tác động do thiên tai trên địa bàn tỉnh Nghệ An có xét đến yếu tố BĐKH. 1.7 Kết luận chương 1

Tác giả đã trình bày bức tranh tổng thể về cơ sở lý luận thiên tai, BĐKH tác động đến trồng trọt, khái niệm thiên tai, BĐKH, nguồn gốc của BĐKH và các kịch bản BĐKH. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu tác động do thiên tai và biến đổi khí hậu đến trồng trọt với các nghiên cứu trong nước (10 đề tài) và thế giới (7 đề tài) có liên quan đến luận án, qua đó nhận thấy chưa có một nghiên cứu bàn bản, khoa học về đánh giá tác động do thiên tai đến trồng trọt có xét đến yếu tố BĐKH tại Việt Nam dùng mô hình kinh tế lượng.

Tác giả đã lựa chọn vùng nghiên cứu là tỉnh Nghệ An, là tỉnh trung tâm của vùng Bắc Trung bộ, có diện tích lớn nhất cả nước, có dân số đứng thứ 4 cả nước, có điều kiện tự nhiên, núi đồi, rừng, biển đồng bằng đâị diện cho nước Việt Nam thu nhỏ; là tỉnh hàng năm chịu nhiều thiệt hại nặng nề từ bão, lũ, hạn, mặn, nhiệt độ, thời tiết gây ra, đặc biệt với hộ nông dân.

Đối với các hộ nông dân nguồn thu chính chủ yếu nhờ vào nông nghiệp. Qua nghiên cứu về nông nghiệp ở phần trên, tác giả đã lựa chọn 3 loại cây điển hình cho nông nghiệp ở tỉnh Nghệ An để nghiên cứu là cây lúa, cây chè và cây cam.

Tác giả cũng đưa ra các giải pháp ứng phó với thiên tai và BĐKH mà một số nước trên thế giới đang triển khai thực hiện.

Tác giả đã đưa ra 05 nội dung nghiên cứu mà luận án cần giải quyết. Các nội dung này, sẽ được tác giả nghiên cứu và giải quyết tại chương 3, thông qua việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu được trình bày ở chương 2.

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Lựa chọn phương pháp nghiên cứu và Quy trình nghiên cứu

2.1.1 Lựa chọn phương pháp nghiên cứu

2.1.1.1 Phương pháp kế thừa

Luận án kế thừa kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu ứng dụng mô hình kinh tế để lượng hoá tác động của thiên tai đến trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, cơ sở hạ tầng có xét đến yếu tố BĐKH” của Đỗ Văn Quang (2021). Ngoài ra, luận án còn kế thừa những kết quả nghiên cứu khoa học, lý thuyết, thực tiễn trong và ngoài nước về thiên tai, BĐKH các phương pháp đo lường đánh giá tác động do thiên tai, BĐKH tới Cơ sở hạ tầng thủy lợi (CSHTTL) và SXNN.

2.1.1.2 Phương pháp chuyên gia

Phương pháp này tiếp cận tri thức của các nhà khoa học, nhà quản lý có kinh nghiệm trong các nội dung nghiên cứu nhằm bổ sung và hoàn thiện những phân tích, đánh giá nhằm giúp nghiên cứu có cái nhìn tổng quát và đầy đủ hơn về vấn đề nghiên cứu cũng như để kiểm tra tính phù hợp và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu (Dụa trên kinh nghiệm quốc tế từ Ariel Dinar, 2011 [39]). Các buổi làm việc, sinh hoạt khoa học với các chuyên gia, nhà khoa học sẽ thực hiện để lấy ý kiến đóng góp từ các chuyên gia nhằm thảo luận về các kết quả ước lượng, làm tiền đề đề xuất các giải pháp nhằm ứng phó và giảm thiểu tác động do thiên tai đến trổng trọt. Tham vấn ý kiến chuyên gia sau khi xây dựng bảng hỏi để hoàn thiện và đưa ra bảng hỏi chính thức.

Trong nghiên cứu này, phương pháp chuyên gia được sử dụng cho các hoạt động sau: Tham vấn ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực quản lý nhà nước về nông nghiệp, phát triển nông thôn, thủy lợi, phòng chống thiên tai để thảo luận về các kết quả ước lượng thiệt hại do thiên tai gây ra cho trồng trọt hộ gia đình.

Tham vấn ý kiến chuyên gia từ cấp Trung Ương đến địa phương về các giải pháp đề xuất nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra cho trồng trọt hộ gia đình.

Sau khi xây dựng bảng hỏi sơ bộ, tác giả tham vấn ý kiến của chuyên gia về xã hội học, kinh tế học, quản lý kinh tế để hoàn thiện bảng hỏi.

2.1.1.3 Phương pháp phân tích tổng hợp

Luận án sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp trong việc phân tích, đánh giá những kinh nghiệm trong nước và nước ngoài liên quan đến thiên tai, các phương pháp đo lường đánh giá tác động do thiên tai, BĐKH tới hoạt động nông nghiệp nhằm rút ra các ưu nhược điểm của từng hướng nghiên cứu và tìm được khoảng trống nghiên cứu. Phương pháp phân tích tổng hợp được sử dụng trong việc thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấp. Số liệu thứ cấp trong luận án được gọi là dữ liệu mảng - dữ liệu thống kê theo chuỗi thời gian về tình hình SXNN, thiên tai. Số liệu này được thu thập từ Tổng cục thống kê (GSO), báo cáo của tỉnh Nghệ An. Số liệu sơ cấp là dạng dữ liệu chéo - dữ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá và dự báo tác động do thiên tai đến trồng trọt trên địa bàn tỉnh Nghệ An có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu. (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w