Nâng cao năng lực và chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai ở tỉnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá và dự báo tác động do thiên tai đến trồng trọt trên địa bàn tỉnh Nghệ An có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu. (Trang 133)

7. Cấu trúc của luận án

4.2.4 Nâng cao năng lực và chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai ở tỉnh

1) Đầu tư nâng cấp trang thiết bị, công nghệ theo dõi, phân tích, dự báo, cảnh báo thiên tai, đặc biệt là các công nghệ dự báo tiên tiến, trong đó ưu tiên công nghệ dự báo bão, mưa, hạn và mặn. Lập bản đồ cảnh báo thiên tai theo điều kiện từng huyện/thị xã, thành phố.

2) Vận hành hiệu quả hệ thống cảnh báo đa thiên tai, trong đó kết hợp tối đa với hệ thống cơ sở hạ tầng về thông tin truyền thông hiện có, nhất là những vùng có nguy cơ cao xảy ra thiên tai.

3) Tăng cường thu thập, cập nhật và số hóa dữ liệu ngành khí tượng thủy văn, môi trường, chia sẻ thông tin về khí tượng thủy văn với các cơ quan liên quan.

4) Đẩy mạnh xã hội hóa một số hoạt động quan trắc, theo dõi, giám sát thiên tai. 4.2.5 Giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai

Để thực hiện được các yêu cầu về phòng chống thiên tai trong thời gian tới, cần tập trung các nguồn lực để đầu tư xây dựng, củng cố, nâng cấp công trình phòng chống thiên tai, cụ thể là:

1) Xây dựng, củng cố, nâng cấp hệ thống đê sông, đê biển, kè, đập, hồ chứa nước, phòng chống ngập úng, ngập lụt do mưa bão gây ra, hạn hán, xâm nhập mặn theo mức thiết kế, kết hợp với các giải pháp khác chủ động ứng phó hiệu quả với các tình huống thiên tai bất lợi.

2) Xây dựng, nâng cấp hệ thống quan trắc, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng chuẩn hóa và hiện đại; hệ thống cảnh báo đa thiên tai, trong đó kết hợp tối đa với hệ

thống cơ sở hạ tầng về thông tin truyền thông hiện có. Ưu tiên những vùng nguy cơ cao, khu vực ven biển, miền núi, vùng sâu, vùng xa.

3) Xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu kết hợp sơ tán dân, đường cứu hộ, cứu nạn, trong đó ưu tiên vùng thường xuyên xảy ra bão, lũ.

4) Đầu tư, nâng cấp, hiện đại hóa trang thiết bị, công nghệ, phương tiện đảm bảo điều kiện làm việc cho các cơ quan chỉ đạo, chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và lực lượng cứu hộ, cứu nạn các cấp.

4.2.6 Tăng cường nguồn lực tài chính phòng chống thiên tai

Tập trung động được nguồn lực của toàn xã hội, sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính cho công tác phòng, chống thiên tai, bao gồm:

1) Bố trí ngân sách phù hợp cho các hoạt động phòng phòng chống thiên tai, trong đó ưu tiên xử lý dứt điểm các trọng điểm công trình xung yếu bị xuống cấp, phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn; di dời dân cư vùng thiên tai gắn với sinh kế bền vững; khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão; công trình dự báo, cảnh báo thiên tai; nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị của cơ quan tham mưu cấp tỉnh.

2) Tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho các dự án phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, ưu tiên sử dụng nguồn vốn ODA không hoàn lại trong việc nâng cao năng lực và kinh nghiệm quản lý rủi ro thiên tai.

3) Tăng cường phân cấp, phân quyền đảm bảo huy động nhanh, kịp thời nguồn lực của, đáp ứng yêu cầu ứng phó khẩn cấp và khắc phục hậu quả thiên tai. Sử dụng hiệu quả Quỹ Phòng chống thiên tai và cơ chế bảo hiểm rủi ro thiên tai.

4) Đẩy mạnh xã hội hóa đối với các hoạt động phòng chống thiên tai, khuyến khích doanh nghiệp, cá nhân đầu tư xây dựng, củng cố, nâng cấp công trình phòng chống thiên tai và hỗ trợ xây dựng nhà ở đảm bảo an toàn phòng chống thiên tai nhất là các hộ nghèo, gia đình chính sách…

4.2.7 Giải pháp và chính sách để phòng chống bão và hạn

4.2.7.1 Giải pháp và chính sách cụ thể về nâng cao năng lực phòng chống bão

1) Củng cố, nâng cấp hệ thống đê sông, đê biển và trồng cây chắn sóng, rừng phòng hộ ven biển đảm bảo an toàn theo mức thiết kế, công trình kết sơ tán dân đảm bảo an toàn trước thiên tai. Tăng cường công tác quản lý đê điều, hộ đê, điều tiết hệ thống hồ chứa cắt lũ cho hạ du để chủ động ứng phó với những tình huống thiên tai bất lợi, nhất là tổ hợp lũ lớn, triều cường, bão mạnh.

2) Kiểm tra, đánh giá thực trạng các hồ chứa, nhất là các hồ chứa xung yếu, các hồ chứa nhỏ do địa phương, doanh nghiệp quản lý; xây dựng, củng cố, nâng cấp đảm bảo an toàn hệ thống đập, hồ chứa nước, hệ thống cảnh báo xả lũ hồ chứa, hệ thống quan trắc chuyên dùng phục vụ quản lý và điều hành hồ chứa.

Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các nội dung về đảm bảo yêu cầu phòng chống thiên tai ở địa phương từ tỉnh đến huyện, xã

3) Lập, cập nhật bản đồ ngập lụt hạ du các hồ chứa ứng với các kịch bản xả lũ và vỡ đập theo quy định, đồng thời cập nhật bản đồ ngập lụt do bão mạnh, siêu bão, bản đồ ngập lụt các lưu vực sông.

4) Xây dựng, điều chỉnh, bổ sung và diễn tập các phương án ứng phó với lũ lớn, xả lũ khẩn cấp hồ chứa, bão mạnh, ngập lụt, trong đó chú trọng đảm bảo an toàn đê điều, dân cư vùng ven sông, ven biển và huy động các nguồn lực ứng phó tương ứng với các kịch bản.

5) Xây dựng, củng cố, nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc, kết hợp truyền tin cảnh báo, dự báo thiên tai, trong đó chú trọng thông tin cảnh báo đến tàu thuyền hoạt động trên biển; hoàn thành các khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão, kết hợp với dịch vụ hậu cần nghề cá đảm bảo an toàn cho các phương tiện, tàu thuyền tránh trú bão.

6) Nâng cao chất lượng công tác dự báo thiên tai, đặc biệt là dự báo sớm để chủ động ứng phó, nhất là đối với bão, mưa, lũ, ngập lụt.

7) Di dời, bố trí sắp xếp lại dân cư đang sinh sống ở sườn đồi, núi; hạ lưu các hồ chứa, ven sông, suối, ven biển, vùng thấp trũng bảo đảm an toàn chống lũ, bão, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, sạt lở bờ sông, bờ biển.

8) Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo, gia đình chính sách xây dựng nhà ở phòng tránh bão, lụt khu vực miền Trung; hướng dẫn xây dựng nhà ở đảm bảo an toàn trước thiên tai, nhất là bão, lũ, ngập lụt.

9) Nghiên cứu, thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với đặc thù thiên tai nhất là khu vực thường xuyên bị tác động của bão, lũ; đề xuất các giải pháp chống bồi lấp vùng cửa sông.

4.2.7.2 Giải pháp và chính sách về phòng chống hạn

1) Kiểm kê chặt chẽ nguồn nước, trước và trong vụ sản xuất để cân đối, bố trí kế hoạch sản xuất, cơ cấu cây trồng hợp lý, phù hợp với điều kiện nguồn nước; trong đó, các khu vực nguồn nước không đủ cung cấp phải dừng sản xuất, khu vực nguồn nước thiếu hụt phải chuyển đổi sang loại cây trồng cần ít nước tưới hơn.

2) Tăng cường thực hiện các giải pháp điều hành, phân phối nước, tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, sử dụng nước hiệu quả.

3) Điều hành việc điều tiết nước của nhà máy thủy điện trên các lưu vực các song ngòi, vận hành phát điện bảo đảm đáp ứng nhu cầu dùng nước phục vụ sản xuất, dân sinh cho vùng hạ du.

4) Tăng cường nâng cấp công trình đầu mối, từng bước kiên cố hóa, hiện đại hóa các hệ thống hiện có; tập trung nguồn vốn, đẩy nhanh tiến độ các công trình lớn, đa mục tiêu đang xây dựng như hồ Bản Mồng, hồ Đồng Mít, hồ Mỹ Lâm, hồ sông Lũy, sông Chò ... xây dựng các công trình hạn chế xâm nhập mặn. Tiếp tục nghiên cứu xây dựng các công trình, đề xuất đấu nối, liên kết cấp nước giữa các hồ chứa để nâng cao hiệu quả tưới. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các công trình cấp nước, như: Đập ngăn mặn trên sông Cả (Nghệ An); nâng cao dung tích một số hồ chứa hiện trạng. Nghiên cứu một số tuyến công trình như cống, đập, cửa sông, đường ống cấp nước cho các khu vực ven biển...

5) Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với đặc thù thiên tai của vùng và tận dụng được điều kiện tự nhiên thuận lợi trên đất liền, trên biển để phát triển; chống sự xâm lấn của các cồn cát vào vùng đồng bằng, chống hoang mạc hóa.

4.3 Giải pháp phòng chống thiên tai và BĐKH đối với các hộ gia đình trồng trọt

Các hộ gia đình là những người chịu ảnh hưởng trực tiếp do thiên tai trên địa bàn. Với hoạt động chính là sản xuất nông nghiệp, một lĩnh vực nhạy cảm với sự biến đổi của thời tiết, họ là những người đầu tiên phải hứng chịu những hậu quả từ những ảnh hưởng bất lợi này. Vì vậy, hơn ai hết chính các hộ gia đình phải là người đầu tiên và chủ động trong việc nâng cao nhận thức và tìm biện pháp phòng chống thiên tai phù hợp. Các giải pháp cụ thể như sau:

1) Thường xuyên cập nhật tình hình mưa lũ, thiên tai để chủ động chuẩn bị tốt các phương án phòng chống, giảm nhẹ thiệt hại cần thiết. Đối với sản xuất nông nghiệp, hộ cần chú ý khuyến cáo và hướng dẫn của cơ quan khuyến nông, khuyến ngư để có thể điều chỉnh thời vụ sản xuất (không tổ chức sản xuất, cấy sớm, thu hoạch sớm, thả giống muộn…) hoặc tăng cường biện pháp chống dịch bệnh cho cây trồng vật nuôi trước, trong và sau thiên tai. Đối với sinh hoạt, chủ động dự trữ thực phẩm và vật dụng cần thiết, sẵn sàng phương án di dời khi có lệnh của cán bộ quản lý.

2) Chủ động tìm hiểu kiến thức về khí tượng thủy văn và các loại hình thiên tai cũng như các biện pháp thích ứng và giảm nhẹ tác động tiêu cực do thiên tai. Khi người dân hiểu và nhận thức được về các hiện tượng thiên tai thì mức độ chủ động phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại sẽ tăng lên rất nhiều.

3) Tích cực tham gia các tổ chức địa phương như các câu lạc bộ, các đoàn thể, hội nhóm để tăng khả năng cập nhật các kiến thức mới về phòng chống thiên tai, đồng thời học hỏi các kinh nghiệm sản xuất, kỹ thuật sản xuất thích ứng tốt với các điều kiện thời tiết bất lợi.

4) Tích cực tham gia các lớp tập huấn về sản xuất và tập huấn, hội thảo về công tác phòng chống thiên tai. Qua các khóa tập huấn và hội thảo này, người dân sẽ được giải đáp thắc mắc, được “cầm tay chỉ việc”, được tiếp thu kiến thức khoa học công nghệ tiên tiến, từ đó giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

4.4 Kết luận chương 4

Từ các giải pháp cùng các biện pháp ứng phó với thiên tai và BĐKH hiện nay của tỉnh Nghệ An tại phần 3.1.5 và 3.1.6, cộng với kết quả việc chạy mô hình trong các Mục 3.2 và 3.3 cộng với Mục 1.3 về kinh nghiệm Quốc tế, tác giả đã phân tích đánh giá các ưu nhược điểm của các giải pháp phòng chống thiên tai, đưa ra các định hướng và cơ sở đề xuất các giải pháp để phòng chống thiên tai có xét đến yếu tố BĐKH trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Kết quả chương 4, Luận án đã giải quyết được việc xây dựng các giải pháp về chính sách để phòng chống, ứng phó và giảm thiểu tác động do thiên tai trên địa bàn tỉnh Nghệ An có xét đến yếu tố BĐKH; để tỉnh nghiên cứu xây dựng các cơ chế chính sách phù hợp với tình hình địa lý, tự nhiên, kinh tế và thiên tai, BĐKH qua các năm của tỉnh. Ngoài ra, Luận án còn đề cập đến các giải pháp cụ thể cho các hộ gia đình trồng trọt.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Những kết quả đạt được

Việt Nam được dự báo là một trong các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do thiên tai, BĐKH trong tương lai. Tuy nhiên, ít người biết về nền kinh tế nông nghiệp này sẽ bị ảnh hưởng như thế nào bởi thiên tai, BĐKH trong tương lai. Nghiên cứu tiến hành đánh giá tác động do thiên tai và BĐKH đến trồng trọt với bộ dữ liệu điều tra khảo sát trực tiếp tại Nghệ An năm 2020 để từ đó áp dụng mô hình kinh tế lượng Ricardo và mô hình hồi quy tuyến tính OLS nhằm phân tích, đánh giá dự báo thiệt hại và các giải pháp ứng phó của tỉnh Nghệ An. Qua đó cung cấp thêm cho các cơ quan nhà nước phương pháp tính toán, phân tích, đánh giá và dự báo về thiệt hại do thiên tai và BĐKH đến trồng trọt các hộ dân cho hiện tại và tương lai.

1) Hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn tác động do thiên tai và BĐKH đến trồng trọt của hộ nông dân

Luận án đã hình thành cơ sở lý luận và thực tiễn tác động do thiên tai và BĐKH đến hoạt động trồng trọt của hộ nông dân, đánh giá chung thực trạng hoạt động trồng trọt, các loại hình thiên tai thường xẩy ra (bão, hạn, mặn) và hai hiện tượng BĐKH phổ biến (nhiệt độ, lượng mưa) tại tỉnh Nghệ An.

2)Ứng dụng mô hình kinh tế Ricardo theo năm để đánh giá tác động do thiên tai có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu đến trồng trọt hộ nông dân tỉnh Nghệ An và mô hình hồi quy đa biến OLS để đánh giá tác động của các biện pháp ứng phó đến doanh thu hộ nông dân; từ đó đề xuất ra mô hình kinh tế phù hợp

Luận án đã đi sâu đánh giá tổng quan các kết quả nghiên cứu trước, các phương pháp và mô hình toán có liên quan trên cơ sở đó lựa chọn các biến số nghiên cứu, các phương pháp, mô hình nghiên cứu phù hợp với các loại hình thiên tai, phù hợp với đặc trưng tỉnh Nghệ An.

Luận án đã vận dụng các mô hình kinh tế hiện đại để lượng hóa các tác động do thiên tai và biến đổi khí hậu gồm mô hình Ricardo theo năm để đánh giá tác động của các nhân tố tới doanh thu hộ nông dân tỉnh Nghệ An; từ đó dự báo thiệt hại về doanh thu

của hộ nông dân theo các kịch bản BĐKH khác nhau. Mô hình hồi quy đa biến để đánh giá tác động của các biện pháp ứng phó đến doanh thu hộ nông dân và để từ đó đề xuất ra mô hình kinh tế phù hợp.

3) Phân tích, đánh giá, lượng hóa được các tác động do thiên tai, BĐKH đến trồng trọt. Các kết quả của mô hình đảm bảo tính khoa học và phản ánh thực tiễn

Các tác động ước tính do thiên tai, có xét đến yếu tố BĐKH sẽ được giảm thiểu nếu tỉnh Nghệ An tăng cường nắm bắt được sự thay đổi kỹ thuật trong tương lai đối với cây trồng hoặc kỹ thuật canh tác để thích ứng với các hiện tượng thiên tai và BĐKH như thay đổi thời vụ cây trồng, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, chọn giống có tính chống chịu cao, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến và sản xuất nông nghiệp như cải thiện hệ thống tưới tiêu, giảm thất thoát, kết nối thoát nước nhiều hơn, nâng cấp hệ thống hồ chứa bề mặt, phao ngăn bão cho hồ ao, bờ kè.

Thiên tai và BĐKH tác động đến nông nghiệp cụ thể là trồng trọt ở Nghệ An trong những năm qua. Thiệt hại đối với các ngành này là tương đối lớn và rõ ràng. Cụ thể, tại Nghệ An khi số ngày bão tăng lên 1 ngày thì làm giảm 0,466 triệu đồng, tuy nhiên nếu có biện pháp ứng phó thì giảm 0,241 triệu đồng; Cường độ bão tăng lên 1 cấp làm thiệt hại doanh thu là 0,285 triệu đồng nếu không có biện pháp ứng phó và 0,258 triệu đồng nếu có biện pháp ứng phó. Số cơn bão mạnh có chiều hướng tăng lên, gia tăng về số lượng và cường độ bão mùa bão kết thúc muộn, quỹ đạo bão trở nên dị thường khiến cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình bị ảnh hưởng. Đặc biệt là

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá và dự báo tác động do thiên tai đến trồng trọt trên địa bàn tỉnh Nghệ An có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu. (Trang 133)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w