Phương pháp thu thập xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá và dự báo tác động do thiên tai đến trồng trọt trên địa bàn tỉnh Nghệ An có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu. (Trang 57 - 64)

7. Cấu trúc của luận án

2.1.3 Phương pháp thu thập xử lý số liệu

2.1.3.1 Điều tra khảo sát

Phương pháp này được sử dụng trong nghiên cứu nhằm xây dựng bảng hỏi, tính toán thí điểm nhằm thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp tại Nghệ An. Khảo sát tại địa bàn nghiên cứu như các biến số nhiệt độ, khí hậu, lượng mưa, độ ẩm trung bình, số giờ

Phươ ng phá p Kế t qu M ục đí ch

nắng trung bình, các thông số về thiên tai (bão, hạn, mặn), khí thải, các thông số để phục vụ đo lường hiệu quả, cơ sở hạ tầng như vốn, lao động, phân bón, nước, sản lượng đầu ra, diện tích, chi phí nâng cấp, sửa chữa, bảo dưỡng, vận hành cơ sở hạ tầng, các thông tin về các phương thức, chính sách ứng phó với thiên tai, BĐKH đã thực hiện tại từng địa bàn trong lĩnh vực trồng trọt.

2.1.3.2 Thu thập số liệu thứ cấp

Để thu thập được bộ số liệu thứ cấp, tác giả đã làm việc với các cơ quan thuộc tỉnh Nghệ An: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục thuỷ lợi, phòng nông nghiệp tại một số huyện, các xã và Trung tâm Tư liệu Khí tượng Thuỷ văn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường cụ thể như sau:

- Tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An: Các số liệu đã thu thập được bao gồm: Số liệu về thiên tai và biến đổi khí hậu; Tần suất bão, quy mô bão; Các cấp độ rủi ro của mỗi loại thiên tai; Lượng mưa (số ngày mưa/ tháng, cường độ mưa, diện tích mưa); Các thông số nhiệt độ (số ngày trên 35 độ, số ngày dưới 10 độ, nhiệt độ trung bình); Mực nước biển dâng tại các hồ chứa; các số liệu về cơ sở vật chất: các tuyến đê, kè phòng chống sạt lở hiện hữu.

- Tại Ủy ban nhân dân (UBND) các huyện, xã: Nguồn số liệu được thu thập tại các uỷ ban nhân dân xã bao gồm: Các báo cáo tổng kết tình hình phát triển KT-XH trên địa bàn; Báo cáo tổng kết hàng năm; Báo cáo tình hình duy tu bảo dưỡng hệ thống công trình thuỷ lợi thuộc xã quản lý; Các giải pháp địa phương đã và đang làm

- Tại Chi cục Thuỷ lợi: Các số liệu liên quan đến công trình thuỷ lợi và phòng chống giảm nhẹ thiên tai (PCGNTT).

- Tại Trung tâm Tư liệu Khí tượng Thuỷ văn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường: Nguồn dữ liệu khí tượng thuỷ văn được lấy từ các số liệu quan trắc hàng ngày của các trạm khí tượng địa phương để ước tính tổng lượng mưa, nhiệt độ hàng ngày cho tất cả các xã, huyện trong tỉnh.

Bảng 2.1 Tài liệu thứ cấp thu thập tỉnh Nghệ An

TT Tài liệu Dạng tài

liệu Năm

Đơn vị cung cấp tài liệu

1

Báo cáo về việc rà soát, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch bố trí dân cư vùng thiên tai theo Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ

Bản giấy 2018 UBND tỉnh Nghệ An

2

Niên giám thống kê Tỉnh Nghệ An năm 2015, 2016, 2017, 2018, 2019, 2020 [40]

Bản mềm 2015-2020 Tổng Cục thống kê

3

Báo cáo Tổng kết công tác Phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn năm 2016, 2017, 2018, 2019, 2020 [1] Bản mềm 2016-2020 Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nghệ An 4

Thống kê thiệt hại do thiên tai gây ra năm 2016, 2017, 2018, 2019, 2020 Bản mềm 2016-2020 Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nghệ An

Số liệu sử dụng trong nghiên cứu này là số liệu thứ cấp gồm các số liệu dữ liệu điều tra mức sống hộ dân cư (VHLSS) giai đoạn 2001-2020; và dữ liệu khí tưởng thủy văn trong khoảng thời gian tương ứng. Thông tin dữ liệu khí tượng thủy văn bao gồm các thông tin về nhiệt độ, lượng mưa, bão, hạn, số ngày nắng…

Cụ thể, để đánh giá tác động do thiên tai và BĐKH đến nông nghiệp tại tỉnh Nghệ An, nghiên cứu sử dụng số liệu điều tra hằng năm của GSO từ năm 2001 đến 2020 (20 năm) và bộ dữ liệu về khí tượng của GSO tại tỉnh Nghệ An.

Dựa trên các thông tin thu thập được, tác giả tiến hành xử lý dữ liệu, loại bỏ các quan sát ngoại lai, các quan sát không đủ thông tin hoặc thông tin không hợp lý. Sau đó, tác giả thực hiện ghép nối dữ liệu, tạo biến số cần thiết của mô hình, tổng hợp lại thành bộ dữ liệu đầy đủ các thông tin đặc trưng từ năm 2001 đến 2020 về các thông tin khí tượng thủy văn.

2.1.3.3 Thu thập số liệu sơ cấp

Có nhiều phương pháp xác định kích thước của mẫu điều tra cho một nghiên cứu khoa học, có phương pháp dựa trên quy mô tổng thể, tính toán mẫu tối thiểu dựa trên số lần số câu hỏi trong phiếu điều tra. Trong đề tài này, Đề tài xác định kích thước mẫu điều tra theo công thức trong giáo trình sách Thống kê của Trần Thị Kim Thư (Thư, 2013) [41]:

Trong đó:

n : Là số phiếu điều tra;

N : Là quy mô tổng thể; NZ 2p(1 −p) n = Ne2 +Z 2p(1 − p) (2.1)

p: Là phương sai lấy lớn nhất [0,5.(1- 0,5)] = 0,25;

Z = 1,96: Tương ứng với độ tin cậy 0,95 hay mức ý nghĩa α=5% ; e = 0,05: Là phạm vi sai số chọn mẫu.

Bảng 2.2 Bảng tính toán kích thước mẫu hộ dân trồng trọt

Tỉnh Dân số Tỷ lệ Nông thôn Hộ Nông dân Số mẫu điều tra cần Số mẫu điều tra thực tế thu về Số phiếu đưa vào chạy mô hình Nghệ An 2.912.041 70% 2.038.429 497.178 384 578 531

Dựa vào sản phẩm chính trong nông nghiệp tại tỉnh Nghệ An, luận án đã chọn 3 loại cây trồng lúa, chè, và cam. Để tính toán số mẫu điều tra cho lĩnh vực trồng trọt: Tổng số phiếu điều tra thực tế là 578 phiếu. Số phiếu có giá trị để chạy mô hình là 531 phiếu ở tất cả 17 huyện và gần phủ kín các xã của các huyện trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Tại 17 huyện, tác giả lấy số phiếu khảo sát cơ bản ở mức 20 phiếu/ huyện, phủ cơ bản đều các xã/ huyện; tuy nhiên có những xã, huyện tỷ lệ cao trồng lúa, chè, cam thì tác giả sẽ lấy số phiếu nhiều hơn để chạy mô hình sát với thực trạng tình hình tỉnh Nghệ An. Để đánh giá tác động do thiên tai và BĐKH đến hiệu quả hoạt động trồng trọt của các hộ nông dân tại Nghệ An, nghiên cứu sử dụng số liệu điều tra khảo sát chọn mẫu hộ nông dân bao gồm cả lúa, chè, cam. Bộ dữ liệu sau khi hoàn chỉnh là bộ dữ liệu chéo,

gồm 531 quan sát (đã loại bỏ các quan sát ngoại lai, quan sát không phù hợp) của các hộ nông dân trồng lúa, chè, cam tại tỉnh Nghệ An.

Phương pháp điều tra được tác giả thực hiện làm hai giai đoạn: giai đoạn thực hiện thí điểm nhằm đánh giá cơ bản thực trạng tại khu vực nghiên cứu, sau đó chỉnh sửa bảng hỏi trước khi tiến hành điều tra đồng bộ.

Thời gian thực hiện khảo sát thí điểm: 1 tuần tại các địa bàn nghiên cứu, trong thời gian trên tác giả tiến hành chọn và tập huấn cho cán bộ thực hiện điều tra tại địa điểm xã, huyện đã chọn. Bộ câu hỏi sau đó được hiệu chỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu về chất lượng trước khi thực hiện điều tra đồng bộ, mẫu bảng hỏi chính thức chi tiết tại Phụ lục 2. Nhiệm vụ tiến hành khảo sát, thu thập số liệu về đặc điểm dân cư theo phương pháp điều tra xã hội học chi tiết và phỏng vấn sâu về mối quan tâm của người dân, mức độ thiệt hại và thái độ của họ cũng như chính quyền đối với các vấn đề về thiên tai và BĐKH. Khảo sát, thu thập số liệu bằng phiếu điều tra: Sử dụng bảng câu hỏi để thu thập các dữ liệu quá khứ và hiện tại có liên quan đến luận án; trực tiếp kiểm tra hiện trường bằng hình thức phỏng vấn người dân, hộ gia đình, chụp ảnh tại các khu vực khảo sát. Cán bộ đi khảo sát, điều tra phải được tập huấn nội dung và cán bộ điều tra được yêu cầu cung cấp đầy đủ thông tin về địa chỉ và số điện thoại của người được phỏng vấn, tác giả có thể gọi điện và kiểm tra trong quá trình cán bộ điều tra hoặc kiểm tra khi cần để đảm bảo thông tin thu thập là tin cậy.

Bảng 2.3 Kết quả điều tra số lượng phiếu thu thập từ các huyện

TT Huyện/Xã Số lượng phiếu

đã thu thập Loại cây trồng (Lúa/chè/cam) Ghi chú Tổng 578 Trong đó: Lúa 156 Chè 231 Cam 191

TT Huyện/Xã Số lượng phiếu

đã thu thập

Loại cây trồng (Lúa/chè/cam)

Ghi chú

Trong đó:

Chè 34

2 Huyện Con Cuông 20 Chè

Trong đó:

Chè 20

3 Huyện Diễn Châu 20 Lúa

Trong đó:

Lúa 20

4 Huyện Đô Lương 20 Lúa

Trong đó:

Lúa 20

5 Huyện Hưng Nguyên 20 Cam

Trong đó: Cam 20 6 Huyện Kỳ Sơn 20 Chè Trong đó: Chè 20 7 Huyện Nam Đàn 20 Chè Trong đó: Chè 20

8 Huyện Nghi Lộc 27 Cam

Trong đó:

Cam 27

9 Huyện Quế Phong 32 Chè, Cam

Trong đó:

Chè 25

Cam 7

10 Huyện Quỳ Châu 20 Cam

Trong đó:

Cam 20

TT Huyện/Xã Số lượng phiếu

đã thu thập

Loại cây trồng (Lúa/chè/cam)

Ghi chú

11 Huyện Quỳ Hợp 27 Cam

Trong đó:

12 Huyện Tân Kỳ 20 Chè, Cam

Trong đó:

Chè 13

Cam 7

13 Huyện Tương Dương 20 Chè

Trong đó:

Chè 20

14 Huyện Yên Thành 54 Lúa

Trong đó:

Lúa 54

15 Huyện Nghĩa Đàn 83 Cam

Trong đó:

Cam 83

16 Huyện Thanh Chương 121 Lúa, Chè

Trong đó:

Lúa 62

Chè 59

17 Huyện Quỳnh Lưu 20 Chè

Số liệu cụ thể các xã thuộc các huyện điều tra khảo sát được liệt kê tại Phụ lục 1 đi kèm. Như vậy, để đánh giá tác động do thiên tai và biến đổi khí hậu đến hiệu quả hoạt động trồng trọt của các hộ nông dân tại Nghệ An, nghiên cứu sử dụng số liệu điều tra khảo sát chọn mẫu với 578 hộ nông dân bao gồm cả lúa, chè, cam. Bộ dữ liệu sau khi hoàn chỉnh là bộ dữ liệu chéo, gồm 531 quan sát của các hộ nông dân trồng lúa, chè, cam tại tỉnh Nghệ An.

Các số liệu quan trắc hàng ngày tại các trạm khí tượng địa phương để ước tính tổng lượng mưa, nhiệt độ hàng ngày cho tất cả các xã, huyện, tỉnh trong khu vực. Các dữ liệu này được lưu trữ bởi Trung tâm Tư liệu Khí tượng Thuỷ văn, một cơ quan thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam.

2.1.3.4 Phương pháp tổng hợp số liệu

Dựa trên các số liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập được, luận án sử dụng phương pháp xử lý số liệu thông qua các phần mềm ứng dụng Excel, Stata. Các quan sát ngoại lai, quan sát không phù hợp sẽ không được đưa vào file tổng hợp.

Phần mềm excel được sử dụng để tổng hợp số liệu khảo sát sơ cấp làm dữ liệu đầu vào cho việc chạy mô hình kinh tế lượng.

Phần mềm stata dùng để phân tích số liệu, đưa ra kết quả chạy mô hình hồi quy kinh tế lượng để lượng hóa thiệt hại của bão, hạn, xâm nhập mặn đến hộ trồng trọt [42].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá và dự báo tác động do thiên tai đến trồng trọt trên địa bàn tỉnh Nghệ An có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu. (Trang 57 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w