Giải pháp và chính sách để phòng chống bão và hạn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá và dự báo tác động do thiên tai đến trồng trọt trên địa bàn tỉnh Nghệ An có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu. (Trang 135 - 137)

7. Cấu trúc của luận án

4.2.7 Giải pháp và chính sách để phòng chống bão và hạn

4.2.7.1 Giải pháp và chính sách cụ thể về nâng cao năng lực phòng chống bão

1) Củng cố, nâng cấp hệ thống đê sông, đê biển và trồng cây chắn sóng, rừng phòng hộ ven biển đảm bảo an toàn theo mức thiết kế, công trình kết sơ tán dân đảm bảo an toàn trước thiên tai. Tăng cường công tác quản lý đê điều, hộ đê, điều tiết hệ thống hồ chứa cắt lũ cho hạ du để chủ động ứng phó với những tình huống thiên tai bất lợi, nhất là tổ hợp lũ lớn, triều cường, bão mạnh.

2) Kiểm tra, đánh giá thực trạng các hồ chứa, nhất là các hồ chứa xung yếu, các hồ chứa nhỏ do địa phương, doanh nghiệp quản lý; xây dựng, củng cố, nâng cấp đảm bảo an toàn hệ thống đập, hồ chứa nước, hệ thống cảnh báo xả lũ hồ chứa, hệ thống quan trắc chuyên dùng phục vụ quản lý và điều hành hồ chứa.

Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các nội dung về đảm bảo yêu cầu phòng chống thiên tai ở địa phương từ tỉnh đến huyện, xã

3) Lập, cập nhật bản đồ ngập lụt hạ du các hồ chứa ứng với các kịch bản xả lũ và vỡ đập theo quy định, đồng thời cập nhật bản đồ ngập lụt do bão mạnh, siêu bão, bản đồ ngập lụt các lưu vực sông.

4) Xây dựng, điều chỉnh, bổ sung và diễn tập các phương án ứng phó với lũ lớn, xả lũ khẩn cấp hồ chứa, bão mạnh, ngập lụt, trong đó chú trọng đảm bảo an toàn đê điều, dân cư vùng ven sông, ven biển và huy động các nguồn lực ứng phó tương ứng với các kịch bản.

5) Xây dựng, củng cố, nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc, kết hợp truyền tin cảnh báo, dự báo thiên tai, trong đó chú trọng thông tin cảnh báo đến tàu thuyền hoạt động trên biển; hoàn thành các khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão, kết hợp với dịch vụ hậu cần nghề cá đảm bảo an toàn cho các phương tiện, tàu thuyền tránh trú bão.

6) Nâng cao chất lượng công tác dự báo thiên tai, đặc biệt là dự báo sớm để chủ động ứng phó, nhất là đối với bão, mưa, lũ, ngập lụt.

7) Di dời, bố trí sắp xếp lại dân cư đang sinh sống ở sườn đồi, núi; hạ lưu các hồ chứa, ven sông, suối, ven biển, vùng thấp trũng bảo đảm an toàn chống lũ, bão, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, sạt lở bờ sông, bờ biển.

8) Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo, gia đình chính sách xây dựng nhà ở phòng tránh bão, lụt khu vực miền Trung; hướng dẫn xây dựng nhà ở đảm bảo an toàn trước thiên tai, nhất là bão, lũ, ngập lụt.

9) Nghiên cứu, thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với đặc thù thiên tai nhất là khu vực thường xuyên bị tác động của bão, lũ; đề xuất các giải pháp chống bồi lấp vùng cửa sông.

4.2.7.2 Giải pháp và chính sách về phòng chống hạn

1) Kiểm kê chặt chẽ nguồn nước, trước và trong vụ sản xuất để cân đối, bố trí kế hoạch sản xuất, cơ cấu cây trồng hợp lý, phù hợp với điều kiện nguồn nước; trong đó, các khu vực nguồn nước không đủ cung cấp phải dừng sản xuất, khu vực nguồn nước thiếu hụt phải chuyển đổi sang loại cây trồng cần ít nước tưới hơn.

2) Tăng cường thực hiện các giải pháp điều hành, phân phối nước, tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, sử dụng nước hiệu quả.

3) Điều hành việc điều tiết nước của nhà máy thủy điện trên các lưu vực các song ngòi, vận hành phát điện bảo đảm đáp ứng nhu cầu dùng nước phục vụ sản xuất, dân sinh cho vùng hạ du.

4) Tăng cường nâng cấp công trình đầu mối, từng bước kiên cố hóa, hiện đại hóa các hệ thống hiện có; tập trung nguồn vốn, đẩy nhanh tiến độ các công trình lớn, đa mục tiêu đang xây dựng như hồ Bản Mồng, hồ Đồng Mít, hồ Mỹ Lâm, hồ sông Lũy, sông Chò ... xây dựng các công trình hạn chế xâm nhập mặn. Tiếp tục nghiên cứu xây dựng các công trình, đề xuất đấu nối, liên kết cấp nước giữa các hồ chứa để nâng cao hiệu quả tưới. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các công trình cấp nước, như: Đập ngăn mặn trên sông Cả (Nghệ An); nâng cao dung tích một số hồ chứa hiện trạng. Nghiên cứu một số tuyến công trình như cống, đập, cửa sông, đường ống cấp nước cho các khu vực ven biển...

5) Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với đặc thù thiên tai của vùng và tận dụng được điều kiện tự nhiên thuận lợi trên đất liền, trên biển để phát triển; chống sự xâm lấn của các cồn cát vào vùng đồng bằng, chống hoang mạc hóa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá và dự báo tác động do thiên tai đến trồng trọt trên địa bàn tỉnh Nghệ An có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu. (Trang 135 - 137)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w