7. Cấu trúc của luận án
4.3 Giải pháp phòng chống thiên tai và BĐKH đối với các hộ gia đình trồng trọt
Các hộ gia đình là những người chịu ảnh hưởng trực tiếp do thiên tai trên địa bàn. Với hoạt động chính là sản xuất nông nghiệp, một lĩnh vực nhạy cảm với sự biến đổi của thời tiết, họ là những người đầu tiên phải hứng chịu những hậu quả từ những ảnh hưởng bất lợi này. Vì vậy, hơn ai hết chính các hộ gia đình phải là người đầu tiên và chủ động trong việc nâng cao nhận thức và tìm biện pháp phòng chống thiên tai phù hợp. Các giải pháp cụ thể như sau:
1) Thường xuyên cập nhật tình hình mưa lũ, thiên tai để chủ động chuẩn bị tốt các phương án phòng chống, giảm nhẹ thiệt hại cần thiết. Đối với sản xuất nông nghiệp, hộ cần chú ý khuyến cáo và hướng dẫn của cơ quan khuyến nông, khuyến ngư để có thể điều chỉnh thời vụ sản xuất (không tổ chức sản xuất, cấy sớm, thu hoạch sớm, thả giống muộn…) hoặc tăng cường biện pháp chống dịch bệnh cho cây trồng vật nuôi trước, trong và sau thiên tai. Đối với sinh hoạt, chủ động dự trữ thực phẩm và vật dụng cần thiết, sẵn sàng phương án di dời khi có lệnh của cán bộ quản lý.
2) Chủ động tìm hiểu kiến thức về khí tượng thủy văn và các loại hình thiên tai cũng như các biện pháp thích ứng và giảm nhẹ tác động tiêu cực do thiên tai. Khi người dân hiểu và nhận thức được về các hiện tượng thiên tai thì mức độ chủ động phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại sẽ tăng lên rất nhiều.
3) Tích cực tham gia các tổ chức địa phương như các câu lạc bộ, các đoàn thể, hội nhóm để tăng khả năng cập nhật các kiến thức mới về phòng chống thiên tai, đồng thời học hỏi các kinh nghiệm sản xuất, kỹ thuật sản xuất thích ứng tốt với các điều kiện thời tiết bất lợi.
4) Tích cực tham gia các lớp tập huấn về sản xuất và tập huấn, hội thảo về công tác phòng chống thiên tai. Qua các khóa tập huấn và hội thảo này, người dân sẽ được giải đáp thắc mắc, được “cầm tay chỉ việc”, được tiếp thu kiến thức khoa học công nghệ tiên tiến, từ đó giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.