7. Cấu trúc của luận án
2.3.2 Mô hình thực nghiệm đánh giá tác động các biện pháp ứng phó với thiên ta
tại Nghệ An
Lựa chọn hồi quy tuyến tính để phân tích tác động của các biện pháp ứng phó với thiên tai do BĐKH đến hoạt động trồng trọt của các hộ dân tỉnh Nghệ An. Mô hình được áp dụng cho dữ liệu chéo, cụ thể như sau:
Ln_doanℎtℎuit = αO + ∑ α1dactrung1it + ∑ α2Tℎientaiit+∑ α3Tℎientai2 +
∑ α4Bdkℎit + ∑ α5Bdkℎ2 +α6Tuongtacit + u1it (2.8)
o lndoanhthuit: Logarit của doanhthu hộ nông dân trồng trọt.
o Thientaiit: Gồm các biến
- Cuongdobao: Cường độ bão trung bình - Han: Chỉ số hạn Sazonov
- Man: Mức độ bất thường và trong 1 năm tác giả khảo sát.
o Bdkhit: Gồm các biến
- Mua_dx: Lượng mưa trung bình vụ đông xuân - Mua_ht: Lượng mưa trung bình vụ hè thu - Ndo_dx: Nhiệt độ trung bình vụ đông xuân - Ndo_ht: Nhiệt độ trung bình vụ hè thu
o Dactrung (Hộ gia đình)it: Gồm các biến Gioitinh, Honnhan, Tuoi, Trinhdo, Quymoho
- Gioitinh: Giới tính chủ hộ
- Honnhan: Tình trạng hôn nhân chủ hộ - Tuoi: Tuổi chủ hộ
- Trinhdo: Trình độ chủ hộ
- Quymoho: Số thành viên trong hộ
i t i
Tuongtacit: Biến tương tác là tích số giữa các biến đặc trưng thiên tai, BĐKH và biến giả vùng Bắc trung bộ (bao gồm các biến Mua_BacTB, Ndo_BacTB, Han_BacTB). Và biến tương tác là tích số giữa các biến đặc trưng thiên tai, BĐKH và biến giả Nongnghiep
(bao gồm các biến Mua_Nongnghiep, Ndo_Nongnghiep, Han_Nongnghiep). 2.4 Kết luận chương 2
Tác giả đã lựa chọn các phương pháp nghiên cứu, đồng thời đưa ra quy trình nghiên cứu để tóm tắt các bước cơ bản nghiên cứu của luận án, gồm 4 bước, cơ sở lý thuyết, thảo luận trực tiếp, nghiên cứu thử nghiệm và nghiên cứu chính thức.
Tác giả đã đưa ra phương pháp điều tra khảo sát, thu thập số liệu sơ cấp, thứ cấp, nguồn gốc số liệu, tổng hợp và phân tích số liệu, để chọn ra bộ số liệu phù hợp để chạy mô hình. Ngoài ra, các số liệu phải đảm bảo bao phủ toàn bộ tỉnh Nghệ An, số liệu sơ cấp trong năm 2020 khảo sát các hộ dân đại diện cho các xã phủ gần kín tỉnh Nghệ An với 531 phiếu khảo sát, số liệu thư cấp thu thập nhiều năm về BĐKH, thiên tai tại tỉnh Nghệ An.
Phương pháp nghiên cứu được tác giả đưa ra cơ sở khoa học đề xuất và lựa chọn mô hình phù hợp với Việt Nam để lượng hóa tác động do thiên tai có xét đến yếu tố BĐKH đến trồng trọt và phân tích các giải pháp ứng phó với thiên tai và BĐKh của tỉnh Nghệ An. Qua đó, luận án sử dụng 02 mô hình nghiên cứu là: Mô hình Ricardo và mô hình hồi quy tuyến tính OLS.
Mô hình Ricardo để lượng hoá tác động do thiên tai, biến đổi khí hậu và các kịch bản BĐKH đến trồng trọt; sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính OLS để đánh giá tác động các biện pháp ứng phó đến hoạt động trồng trọt của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Các nội dung của Chương 2 sẽ được áp dụng vào chương 3 để ra được kết quả chạy mô hình tác động do thiên tai, BĐKH đến trồng trọt và các biện pháp ứng phó với thiên tai, BĐKH trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG DO THIÊN TAI ĐẾN TRỒNG TRỌT CÓ XÉT ĐẾN YẾU TỐ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI TỈNH NGHỆ AN
3.1 Thực trạng tác động do thiên tai đến trồng trọt tại tỉnh Nghệ An có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu
3.1.1 Đặc điểm địa lý, tự nhiên và kinh tế
Nghệ An là tỉnh nằm ở trung tâm vùng Bắc Trung bộ, giáp tỉnh Thanh Hóa ở phía bắc, tỉnh Hà Tĩnh ở phía nam, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ở phía tây với 419 km đường biên giới trên bộ; bờ biển ở phía đông dài 82 km. Vị trí này tạo cho Nghệ An có vai trò quan trọng trong mối giao lưu kinh tế - xã hội Bắc - Nam, xây dựng và phát triển kinh tế biển, kinh tế đối ngoại và mở rộng hợp tác quốc tế. Nghệ An nằm trên các tuyến đường quốc lộ Bắc - Nam (tuyến quốc lộ 1A dài 91 km đi qua các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Hưng Nguyên và thành phố Vinh; đường Hồ Chí Minh chạy song song với quốc lộ 1A dài 132 km đi qua các huyện Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Anh Sơn, Thanh Chương và thị xã Thái Hòa; quốc lộ 15 ở phía tây dài 149 km chạy xuyên suốt tỉnh); các tuyến quốc lộ chạy từ phía đông lên phía tây, nối với nước bạn Lào thông qua các cửa khẩu (quốc lộ 7 dài 225 km, quốc lộ 46 dài 90 km, quốc lộ 48 dài trên 160 km). Tỉnh có tuyến đường sắt Bắc - Nam dài 94 km chạy qua. Tỉnh Nghệ An có 1 thành phố loại 1 (TP. Vinh), 2 thị xã (Cửa Lò, Thái Hòa) và 17 huyện: 10 huyện miền núi (Thanh Chương, Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Tân Kỳ, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn) và 7 huyện đồng bằng (Đô Lương, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành). Tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) ước đạt 4,45%; trong đó, khu vực nông, lâm ước tăng 4,99%; khu vực công nghiệp - xây dựng ước tăng 7,92% (riêng công nghiệp ước tăng 4,44%, xây dựng tăng 12,18%); khu vực dịch vụ ước tăng 2,22%; thuế sản phẩm tăng 1,07% so với năm 2019. Thu ngân sách ước đạt 15.992 tỷ đồng, bằng 105,1% dự toán HĐND tỉnh giao và đạt 102,8% dự toán điều chỉnh. Chi ngân sách ước 29.688 tỷ đồng, đạt 109,4% dự toán và đạt 108,1% dự toán điều chỉnh [40].
Khu vực nông, lâm, ước tăng 4,99%; là khu vực vẫn giữ được mức tăng trưởng tốt trong bối cảnh dịch bệnh. Sản lượng lương thực cây có hạt ước đạt 1.181.512 tấn, trong đó sản lượng lúa ước đạt 971 ngàn tấn, tăng 2,33%. Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt 258 nghìn tấn, tăng 5,1%; tập trung phòng chống dịch tả lợn Châu Phi, dịch cúm gia cầm. Sản lượng gỗ khai thác ước đạt 1,38 triệu m3, tăng 18,9%.
Điểm số năng lực cạnh tranh PCI của tỉnh Nghệ An năm 2018, 2019, 2020 lần lượt đứng thứ 19, 18, 18/63 tỉnh thành, xếp loại khá so với cả nước.
Hình 3.1 Vị trí địa lý tỉnh Nghệ An
Nguồn: UBND tỉnh Nghệ An (2018)
Nghệ An có diện tích tự nhiên là 16.490,25 km². Hơn 80% diện tích là vùng đồi núi nằm ở phía tây gồm 10 huyện và 1 thị xã; Phía đông là phần diện tích đồng bằng và duyên hải ven biển gồm 7 huyện, 1 thị xã và thành phố Vinh. Phân chia theo nguồn gốc hình thành thì có các nhóm đất như sau: (1) Đất thủy thành: Phân bố tập trung chủ yếu ở các huyện đồng bằng, ven biển, bao gồm 5 nhóm đất: đất cát; đất phù sa, dốc tụ; đất mặn; đất phèn mặn; đất bạc màu và biến đổi do trồng lúa. Chiếm vị trí quan trọng trong số này có 189.000 ha đất phù sa và nhóm đất cát, có ý nghĩa lớn đối với SXNN
của tỉnh. (2) Đất địa thành: Loại đất này tập trung chủ yếu ở vùng núi (74,4%) và bao gồm các nhóm đất sau: Đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến thạch sét (tổng diện tích 433.357 ha), Đất vàng nhạt phát triển trên sa thạch và cuội kết (tổng diện tích 315.055 ha), Đất vàng đỏ phát triển trên các đá axít (tổng diện tích khoảng 217.101 ha), Đất đỏ nâu trên đá vôi (tổng diện tích khoảng 34.064 ha), Đất nâu đỏ trên bazan (tổng diện tích khoảng 14.711 ha), Đất Feralit đỏ vàng trên núi, đất mùn trên núi cao [40].
Địa hình tỉnh Nghệ An nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn, Nghệ An có địa hình đa dạng, phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi các dãy đồi núi và hệ thống sông, suối. Về tổng thể, địa hình nghiêng theo hướng tây bắc - đông nam, với ba vùng sinh thái rõ rệt: miền núi, trung du, đồng bằng ven biển. Trong đó, miền núi chiếm tới 83% diện tích lãnh thổ. Địa hình có độ dốc lớn, đất có độ dốc lớn hơn 8° chiếm gần 80% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, đặc biệt có trên 38% diện tích đất có độ dốc lớn hơn 250. Nơi cao nhất là đỉnh Pulaileng (2.711m) ở huyện Kỳ Sơn, thấp nhất là vùng đồng bằng các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành, có nơi chỉ cao 0,2m so với mặt nước biển (xã Quỳnh Thanh, Quỳnh Lưu). Đặc điểm địa hình trên là một trở ngại lớn cho việc phát triển mạng lưới giao thông đường bộ, đặc biệt là các tuyến giao thông vùng trung du và miền núi, gây khó khăn cho phát triển lâm nghiệp và bảo vệ đất đai khỏi bị xói mòn, gây lũ lụt cho nhiều vùng trong tỉnh. Tuy nhiên, hệ thống sông ngòi có độ dốc lớn, với 117 thác lớn, nhỏ là tiềm năng lớn có thể khai thác để phát triển thủy điện và điều hòa nguồn nước phục vụ sản xuất và dân sinh.
Qua kết quả sơ bộ Tổng điều tra dân số, tại thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2019, tỉnh Nghệ An có 848.977 hộ với 3.327.791 người và là tỉnh có dân số đông thứ 4 cả nước. Như vậy, sau 10 năm từ 2009 đến 2019, dân số tỉnh Nghệ An đã tăng 415.750 người (dân số năm 2009 là 2.912.041 người), tỷ lệ tăng dân số bình quân năm giai đoạn 2009-2019 là 1,33%. Trên toàn tỉnh Nghệ An có nhiều dân tộc cùng sinh sống như người Thái, người Mường bên cạnh dân tộc chính là người Kinh. Cùng thời điểm này, Nghệ An có 37 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống.
Về điều kiện khí hậu, thuỷ văn: Nghệ An nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh và chia làm hai mùa rõ rệt: mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 24-250C, sự chênh lệch nhiệt độ giữa các
tháng trong năm khá cao. Nhiệt độ trung bình các tháng nóng nhất (tháng 6 - tháng 7) là 30-310C, nhiệt độ cao tuyệt đối 42,70C, nhiệt độ trung bình các tháng lạnh nhất (tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau) là 190C và nhiệt độ thấp tuyệt đối - 0,50C. Số giờ nắng trung bình/năm là 1.500 - 1.700 giờ.
Nghệ An là tỉnh có lượng mưa trung bình so với các tỉnh khác ở miền Bắc. Lượng mưa bình quân hàng năm dao động từ 1.200-2.000 mm/năm với 123 - 152 ngày mưa, phân bổ cao dần từ Bắc vào Nam và từ Tây sang Đông và chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 15 - 20% lượng mưa cả năm, tháng khô hạn nhất là tháng 1, 2 và lượng mưa chỉ đạt 7 - 60 mm/tháng. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa tập trung chiếm 80 - 85% lượng mưa cả năm, tháng mưa nhiều nhất là tháng 8, 9 có lượng mưa từ 220 - 540mm/tháng, số ngày mưa 15 - 19 ngày/tháng, mùa này thường kèm theo gió bão [43].
Về độ ẩm không khí: Trị số độ ẩm tương đối trung bình năm dao động từ 80 - 90%, độ ẩm không khí cũng có sự chênh lệch giữa các vùng và theo mùa. Chênh lệch giữa độ ẩm trung bình tháng ẩm nhất và tháng khô nhất tới 18 - 19%; vùng có độ ẩm cao nhất là thượng nguồn sông Hiếu, vùng có độ ẩm thấp nhất là vùng núi phía Nam (huyện Kỳ Sơn, Tương Dương). Lượng bốc hơi từ 700 - 940 mm/năm.
Với vị trí địa lý và đặc điểm khí tượng thủy văn như trên tạo cho Nghệ An nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế xã hội nhưng cũng có nhiều rủi ro về thiên tai như phải hứng chịu những đợt bão từ Biển Đông đổ vào, tình hình xâm nhập mặn xảy ra khi mực nước biển sâm thực vào đất liền, và tình trạng nắng nóng ảnh hưởng bởi gió Phơn phía Tây Nam thổi từ nước Lào sang làm tăng rủi ro về nắng nóng, hạn hán trên địa bàn.
3.1.2 Tình tình thiên tai, biến đổi khí hậu tại tỉnh Nghệ An
3.1.2.1 Tình hình thiên tai
Trong 10 năm trở lại đây, tỉnh Nghệ An đã phải hứng chịu nhiều loại hình thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra là rất nghiêm trọng. Dưới đây tổng hợp số loại hình thiên tai xảy ra và thiệt hại cụ thể các năm như sau:
Năm 2009: Trong năm 2010, có 06 cơn bão và 05 áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) hoạt động trên khu vực Biển Đông, trong đó có 3 cơn bão (số 1, số 2 và số 3) và 03 ATNĐ ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Việt Nam. Ở Nghệ An chịu ảnh hưởng của 02 cơn bão (cơn bão số 1 và cơn bão số 3).
Năm 2012: Khu vực tỉnh nghệ An năm 2012 chịu ảnh hưởng của 16 đợt lốc xoáy, mưa đá, giông sét, 01 cơn bão (Bão số 8) vào cuối tháng 9 và chịu ảnh hưởng 2 đợt mưa lớn, gây lũ trên các triền sông.
Trong năm 2013, khu vực tỉnh đã xảy ra 04 cơn bão (bão số 2, số 8, số 10 và số 11). Trong đó trong vòng 50 ngày (từ 17/9 đến 21/10/2013) đã có 3 đợt thiên tai lớn: bão số 8, số 10 và số 11, gây ra mưa lũ lớn trên địa bàn toàn tỉnh.
Năm 2014, thiên tai vẫn mạnh hơn cả về cường độ và số lượng so với trung bình nhiều năm. Trên khu vực Biển Đông xuất hiện 05 cơn bão và 03 áp thấp nhiệt đới. Khu vực Bắc Trung Bộ chịu ảnh hưởng của hoàn lưu phía Tây Nam của cơn bão số 2 và cơn bão số 3. Chịu ảnh hưởng nhiều bởi các thiên tai như tai tố, lốc, mưa lũ .
Năm 2015, hiện tượng El Nino mạnh và kéo dài đã có tác động rõ rệt đến thời tiết, khí hậu nước ta nói chung và khu vực Bắc Trung Bộ nói riêng trong năm 2015: Nắng nóng, hạn hán, ít mưa, ít bão và nhiều bất thường, kỷ lục được thiết lập. Trên khu vực Biển Đông chỉ xuất hiện 05 cơn bão và 02 (ATNĐ), trong đó cơn bão số 1 và cơn bão số 3 ảnh hưởng gián tiếp đến khu vực tỉnh. Về nắng nóng, hạn hán: Là một năm nắng nóng lịch sử trên phạm vi cả nước, nhất là khu vực miền Trung. Đối với khu vực tỉnh Nghệ An xuất hiện 12 đợt nắng nóng, trong đó có 08 đợt nắng nóng diện rộng. Đợt nắng nóng đặc biệt gay gắt, kéo dài và nhiều điểm vượt số liệu lịch sử từ ngày 17/5 đến 21/6/2015 với nhiệt độ không khí tối cao tuyệt đối đợt ở khu vực phổ biến: 39,0 - 42,00C, có nơi cao hơn như: Con Cuông 42,50C và Quỳ Hợp 42,70C.
Năm 2016, thiên tai xảy ra ở hầu hết trên khắp các vùng miền trong cả nước với cường độ lớn, phạm vi rộng, đồng thời thể hiện tính cực đoan và bất thường như: rét hại, băng giá lịch sử; hạn hán, xâm nhập mặn; mưa lũ đặc biệt lớn xảy ra muộn bất thường, liên tục, kéo dài và trên toàn bộ khu vực miền Trung; 10 cơn bão và 7 ATNĐ đi vào biển Đông, trong đó cơn bão số 3 và số 4 ảnh hưởng khu vực tỉnh Nghệ An.
Năm 2017, là năm có số lượng bão kỷ lục (16 cơn bão và 04 ATNĐ) xuất hiện và hoạt động trên biển Đông trong đó có bão số 10, số 12 đổ bộ vào khu vực Bắc và Nam Trung Bộ và số 16 đi qua quần đảo Trường Sa với sức gió trên cấp 11- 12 giật cấp 13- 15 (rủi ro thiên tai cấp độ 4).
Năm 2018 đã xảy ra 19 đợt không khí lạnh, 9 đợt nắng nóng và 18 đợt tố lốc và dông sét, chủ yếu tập trung trong tháng 4, tháng 5. Đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp của 4 đợt thiên tai lớn (ATNĐ-bão số 3, bão số 4, đợt mưa lũ từ ngày 28-31/8 và đợt mưa lớn từ ngày 7 đến ngày 8/12).
Năm 2019 đã xảy ra 31 đợt không khí lạnh, 02 đợt rét đâm, rét hại, 11 đợt nắng nóng, hạn hán; 15 đợt giông, lốc, sét, mưa đá; Mùa mưa bão năm nay đã xảy ra 3 đợt thiên tai lớn: Bão số 5 từ ngày 17 đến ngày 19/9; mưa lớn, ngập lụt từ ngày 15 đến ngày 20/10; hoàn lưu bão số 9 từ ngày 28 đến ngày 31/10.
Năm 2020 là một năm thiên tai diễn biến rất phức tạp trên địa bàn Nghệ An. Từ đầu năm đã xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan (rét đậm, rét hại, giông, lốc, sét, mưa đá…). Cá biệt có thời điểm trên 70 ngày không mưa, kết hợp với lượng mưa không