7. Cấu trúc của luận án
3.1.2 Tình tình thiên tai, biến đổi khí hậu tại tỉnh Nghệ An
3.1.2.1 Tình hình thiên tai
Trong 10 năm trở lại đây, tỉnh Nghệ An đã phải hứng chịu nhiều loại hình thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra là rất nghiêm trọng. Dưới đây tổng hợp số loại hình thiên tai xảy ra và thiệt hại cụ thể các năm như sau:
Năm 2009: Trong năm 2010, có 06 cơn bão và 05 áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) hoạt động trên khu vực Biển Đông, trong đó có 3 cơn bão (số 1, số 2 và số 3) và 03 ATNĐ ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Việt Nam. Ở Nghệ An chịu ảnh hưởng của 02 cơn bão (cơn bão số 1 và cơn bão số 3).
Năm 2012: Khu vực tỉnh nghệ An năm 2012 chịu ảnh hưởng của 16 đợt lốc xoáy, mưa đá, giông sét, 01 cơn bão (Bão số 8) vào cuối tháng 9 và chịu ảnh hưởng 2 đợt mưa lớn, gây lũ trên các triền sông.
Trong năm 2013, khu vực tỉnh đã xảy ra 04 cơn bão (bão số 2, số 8, số 10 và số 11). Trong đó trong vòng 50 ngày (từ 17/9 đến 21/10/2013) đã có 3 đợt thiên tai lớn: bão số 8, số 10 và số 11, gây ra mưa lũ lớn trên địa bàn toàn tỉnh.
Năm 2014, thiên tai vẫn mạnh hơn cả về cường độ và số lượng so với trung bình nhiều năm. Trên khu vực Biển Đông xuất hiện 05 cơn bão và 03 áp thấp nhiệt đới. Khu vực Bắc Trung Bộ chịu ảnh hưởng của hoàn lưu phía Tây Nam của cơn bão số 2 và cơn bão số 3. Chịu ảnh hưởng nhiều bởi các thiên tai như tai tố, lốc, mưa lũ .
Năm 2015, hiện tượng El Nino mạnh và kéo dài đã có tác động rõ rệt đến thời tiết, khí hậu nước ta nói chung và khu vực Bắc Trung Bộ nói riêng trong năm 2015: Nắng nóng, hạn hán, ít mưa, ít bão và nhiều bất thường, kỷ lục được thiết lập. Trên khu vực Biển Đông chỉ xuất hiện 05 cơn bão và 02 (ATNĐ), trong đó cơn bão số 1 và cơn bão số 3 ảnh hưởng gián tiếp đến khu vực tỉnh. Về nắng nóng, hạn hán: Là một năm nắng nóng lịch sử trên phạm vi cả nước, nhất là khu vực miền Trung. Đối với khu vực tỉnh Nghệ An xuất hiện 12 đợt nắng nóng, trong đó có 08 đợt nắng nóng diện rộng. Đợt nắng nóng đặc biệt gay gắt, kéo dài và nhiều điểm vượt số liệu lịch sử từ ngày 17/5 đến 21/6/2015 với nhiệt độ không khí tối cao tuyệt đối đợt ở khu vực phổ biến: 39,0 - 42,00C, có nơi cao hơn như: Con Cuông 42,50C và Quỳ Hợp 42,70C.
Năm 2016, thiên tai xảy ra ở hầu hết trên khắp các vùng miền trong cả nước với cường độ lớn, phạm vi rộng, đồng thời thể hiện tính cực đoan và bất thường như: rét hại, băng giá lịch sử; hạn hán, xâm nhập mặn; mưa lũ đặc biệt lớn xảy ra muộn bất thường, liên tục, kéo dài và trên toàn bộ khu vực miền Trung; 10 cơn bão và 7 ATNĐ đi vào biển Đông, trong đó cơn bão số 3 và số 4 ảnh hưởng khu vực tỉnh Nghệ An.
Năm 2017, là năm có số lượng bão kỷ lục (16 cơn bão và 04 ATNĐ) xuất hiện và hoạt động trên biển Đông trong đó có bão số 10, số 12 đổ bộ vào khu vực Bắc và Nam Trung Bộ và số 16 đi qua quần đảo Trường Sa với sức gió trên cấp 11- 12 giật cấp 13- 15 (rủi ro thiên tai cấp độ 4).
Năm 2018 đã xảy ra 19 đợt không khí lạnh, 9 đợt nắng nóng và 18 đợt tố lốc và dông sét, chủ yếu tập trung trong tháng 4, tháng 5. Đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp của 4 đợt thiên tai lớn (ATNĐ-bão số 3, bão số 4, đợt mưa lũ từ ngày 28-31/8 và đợt mưa lớn từ ngày 7 đến ngày 8/12).
Năm 2019 đã xảy ra 31 đợt không khí lạnh, 02 đợt rét đâm, rét hại, 11 đợt nắng nóng, hạn hán; 15 đợt giông, lốc, sét, mưa đá; Mùa mưa bão năm nay đã xảy ra 3 đợt thiên tai lớn: Bão số 5 từ ngày 17 đến ngày 19/9; mưa lớn, ngập lụt từ ngày 15 đến ngày 20/10; hoàn lưu bão số 9 từ ngày 28 đến ngày 31/10.
Năm 2020 là một năm thiên tai diễn biến rất phức tạp trên địa bàn Nghệ An. Từ đầu năm đã xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan (rét đậm, rét hại, giông, lốc, sét, mưa đá…). Cá biệt có thời điểm trên 70 ngày không mưa, kết hợp với lượng mưa không đáng kể giai đoạn tiết tiểu mãn đã làm cho mực nước trên các hệ thống sông suối, hồ đập tụt thấp xuống mức báo động, qua đó gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp
3.1.2.2 Tình hình biến đổi khí hậu
a) Biến đổi và xu thế biến đổi lượng mưa
So sánh lượng mưa trung bình năm giữa các thập kỷ có thể thấy rằng: giữa các thập kỷ có sự khác biệt rõ rệt về lượng mưa năm cũng như của lượng mưa tháng. Lượng mưa ở Nghệ An trong 3 thập kỷ cuối thế kỷ XX có xu thế chung là giảm dần theo bảng dưới. Tại trạm khí tượng Vinh và Quỳnh Lưu, ở vùng ven biển, lượng mưa trung bình năm ở thập kỷ 70 lần lượt là 16.685mm và 20.257mm nhưng đến năm thập kỷ 90 đã giảm còn 15.402mm và 18.657mm.
Bảng 3.1 Tổng lượng mưa qua từng thập kỷ ở Nghệ An
Đơn vị tính: mm
Tthập kỷ
Trạm R81-90 Xu thế R91-00 Xu thế R01-2010 Xu thế R2010-2019
Quỳ Châu 18.063 Giảm 16.142 Giảm 15.220 Giảm
Quỳ Hợp 17.124 Giảm 16.638 Giảm 15.362 Giảm
Tây Hiếu 16.758 Giảm 15.828 Giảm 15.003 Giảm
Tương Dương 13.153 Giảm 12.249 Giảm 11.552 Giảm 13.456
Quỳnh Lưu 16.685 Giảm 14.932 Tăng 15.402 Tăng 16.241
Con Cuông 18.183 Tăng 19.237 Giảm 14.779 Giảm 15.697
Đô Lương 19.387 Giảm 18.514 Giảm 16.254 Giảm
Vinh 20.257 Tăng 24.349 Giảm 18.657 Giảm 19.202
Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn Bắc trung bộ, 2020 [43] Bảng 3.2 Số ngày có lượng mưa lớn, lượng mưa ngày lớn nhất trạm thành phố Vinh
Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn Bắc trung bộ, 2020 [43] Bảng 3.3 Số ngày có lượng mưa lớn, lượng mưa ngày lớn nhất trạm Quỳnh Lưu
Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn Bắc trung bộ, 2020 [43]
Thập kỷ Số ngày Rmax (mm) 1991-1999 46 202,6-596,7 2000-2009 42 107-321,1 2010-2018 39 145,7-480,2 Thập kỷ Số ngày Rmax (mm) 1991-1999 25 112-320,1 2000-2009 21 116,1-289,5 2010-2019 41 120,7-345,3
b) Biến đổi và xu thế biến đổi nhiệt độ
Đánh giá xu thế biến đổi nhiệt độ thông qua quá trình nhiệt độ tại các trạm trong các thập kỷ gần đây. Nói chung, nền nhiệt trung bình năm của 4 thập kỷ gần đây (1981 - 2020) có sự tăng đều qua từng thập kỷ và cao hơn 3 thập kỷ trước đó. Trong các mùa, xu thế biến đổi của nhiệt độ không hoàn toàn như nhau. Nhiệt độ mùa hè thể hiện xu thế tăng lên trong 3-4 thập kỷ gần đây. Nhiệt độ mùa đông chỉ mới có xu thế tăng lên trong thập kỷ (1991-2020). Giữa các vùng cũng có sự khác nhau về xu thế biến đổi thể hiện qua tương quan so sánh giữa nhiệt độ thập kỷ 2011-2020 với thập kỷ 2001-2010. Theo kết quả tính toán sơ bộ, mức độ tăng trung bình của nhiệt độ trong thời gian qua vào khoảng 0,07-0,150C/thập kỷ. Tại Nghệ An, biến đổi nhiệt độ tương đối lớn, về mùa đông chênh lệch trung bình nhiệt độ tháng khoảng 2 - 30C. Về mùa hè chênh lệch nhiệt độ trung bình nhỏ hơn, khoảng 1 - 20C theo bảng dưới đây:
Bảng 3.4 Nhiệt độ không khí trung bình qua từng thập kỷ ở Nghệ An
Tthập kỷ Trạm TT71- 80 ∆T71-80 và 81 - 90 T81-90 ∆T81-90 và 91 - 00 T91-00 ∆T91-00 và 01- 2010 T2001- 2010 ∆T01- 10 và 2011- 2019 T2011- 2019 Quỳ Châu 23,3 -0,2 23,1 +0,2 23,3 +0,3 24,6 +0,2 24,8 Quỳ Hợp 23,1 +0,2 23,3 +0,2 23,5 +0,3 24,8 +0,2 25,0 Tây Hiếu 23,0 +0,2 23,2 +0,3 23,5 +0,3 24,8 +0,2 25,0 Tương Dương 23,3 +0,3 23,6 +0,3 23,9 +0,1 25,0 0,0 25,0 Quỳnh Lưu 23,3 +0,1 23,7 +0,0 23,7 +0,2 24,9 +0,5 25,4 Con Cuông 23,5 0,0 23,5 +0,2 23,7 +0,4 24,1 +0,1 25,2 Đô Lương 23,4 +0,2 23,6 +0,1 23,7 +0,4 25,1 +0,3 25,4 Vinh 23,7 0,0 23,7 +0,7 24,4 -0,2 25,2 +0,4 25,6
Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn Bắc trung bộ, 2020 [43] Ở Nghệ An, nắng nóng trong những năm đầu của thế kỷ 21 diễn ra nhiều hơn so với những năm trước đây. Trong năm 2015, 2016 diễn ra đợt nắng nóng nhiều nhất với 11 đợt và 15 đợt theo bảng dưới đây:
Hình 3.2 Số đợt nắng nóng ở Nghệ An giai đoạn 2011 - 2020
Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn Bắc trung bộ, 2020 [43] 3.1.3 Tình hình trồng trọt tại tỉnh Nghệ An
3.1.3.1 Diện tích và sản lượng
Hoạt động trồng trọt được chia thành hai hạng mục: Hoạt động trồng trọt cây trồng hàng năm và hoạt động trồng trọt đối với cây trồng lâu năm. Theo số liệu của Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2015 - 2020, tổng diện tích gieo trồng có giảm, năm 2015 tổng diện tích cây trồng đạt 386.503 ha nhưng đến năm 2020 giảm còn 363.331 ha; Trong đó, diện tích dành cho cây trồng hàng năm giảm còn diện tích dành cho cây trồng lâu năm có xu hướng giảm nhưng đến năm 2018 thì diện tích cây trồng có tăng nhưng tăng ít, khoảng 595 ha so với năm 2012.
Đ ợt
Hình 3.3 Diện tích trồng trọt tỉnh Nghệ An
Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Nghệ An [44]
Hình 3.4 Sản lượng trồng trọt tỉnh Nghệ An
Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Nghệ An [44] Tính đến năm 2020, diện tích canh tác cây hàng năm là 363.331 ha, chiếm 12,69% diện tích đất SXNN, giảm 7.804 ha so với năm 2015. Tuy vậy, sản lượng thu hoạch qua các năm từ 2015- 2020 đều tăng.
DI Ệ N TÍ C H (H E CT S Ả N L Ư Ợ N G
3.1.3.2 Các đối tượng trồng trọt - Cây hàng năm
Trong cơ cấu diện tích gieo trồng năm 2020, cây lúa chiếm tỷ trọng cao nhất (51,2%), tiếp đến là cây ngô (16%), rau đậu các loại (10%), mía (6,6%), các nhóm cây còn lại chiếm tỷ trọng nhỏ không đáng kể.
Bảng 3.5 Quy mô sản xuất của một số cây chính hàng năm
TT Cây trồng 2015 2016 2017 2018 2019 2020
1
Lúa cả năm (ha) 185.996 186.112 184.177 187.910 186.551 186.051 Năng suất (tạ/ha) 51,61 52,11 50,50 53,88 52,47 54,15 Sản lượng (tấn) 959.977 969.824 930.076 1.012.469 978.862 1.007.387 2
Ngô (ha) 57.921 55.789 56.207 55.652 58.893 58.678 Năng suất (tạ/ha) 36,54 35,96 40,99 34,70 39,98 42,62 Sản lượng (tấn) 211.634 200.633 230.371 193.093 235.474 250.083
3 Khoai (ha) 10.387 8.661 8.081 6.284 6.136 5.261
Năng suất (tạ/ha) 66,34 63,64 65,18 65,07 66,55 65,53 Sản lượng (tấn) 68.911 55.115 52.668 40.890 40.838 34.477 4
Rau đậu các loại 34.646 36.223 35.175 35.791 36.808 Năng suất (tạ/ha) 102,35 104,89 111,52 115,66 119,50 Sản lượng (tấn) 351.503 379.943 392.267 413.972 439.858 5
Mía (ha) 23.313 25.553 27.801 28.427 26.685 24.020 Năng suất (tạ/ha) 554,78 557,91 579,06 574,89 577,02 561,35 Sản lượng (tấn) 1.293.343 1.476.740 1.609.834 1.634.253 1.539.802 1.348.355 6 Cây hàng năm khác (ha) 11. 419 116.718 154.978 16.1599 168.679
Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Nghệ An [44] Trong ngành trồng trọt, cơ cấu cây hàng năm biến động không lớn, từ 83,7% năm 2015 giảm xuống 82,3% năm 2020. Tỷ trọng giá trị cây lương thực từ 47,3% giảm xuống còn 41,3%, chủ yếu do diện tích một số cây như khoai, ngô, cây có hạt lấy dầu giảm.
- Cây lâu năm
Tổng diện tích trồng cây lâu năm dao động từ 14.000-16.000 ha và có sự cân đối về diện tích giữa cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm. Bên cạnh tình trạng đa số các cây lâu năm đều giảm thì vẫn có một số cây trồng gia tăng mạnh cả về diện tích và sản lượng như: diện tích cây cam từ 2.400 (năm 2015) lên 4.757 ha (năm 2020), sản lượng tăng từ 21.680 tấn lên 32.310 tấn; các cây khác diện tích giảm nhưng sản lượng tăng như: cây vải, cây nhãn, cây chè.
Bảng 3.6 Quy mô sản xuất một số cây lâu năm chính
TT Cây trồng
DT cây ăn quả (ha) Sản lượng (tấn)
DT gieo trồng cam (ha) DT thu hoạch (ha) Sản lượng (tấn) DTgieo trồng dứa (ha) DT thu hoạch (ha) Sản lượng (tấn)
DT Cây CN lâu năm (ha) Sản lượng (tấn)
DT gieo trồng chè (ha) DT thu hoạch (ha) Sản lượng (tấn) DT cà phê (ha) DT thu hoạch (ha) Sản lượng (tấn) DT hồ tiêu (ha) DT thu hoạch (ha) Sản lượng (tấn) 2015 2016 2017 2018 2019 2020 1 6.067 52.297 6.239 57.849 6.129 54.741 6.542 52.995 6.955 57.260 8.247 62.636 1.1 2.579 2.667 2.612 3.057 3.542 4.757 1.949 2.121 1.742 1.860 2.039 2.082 23.095 26.337 22.549 24.150 28.588 32.310 1.2 1.131 1.192 1.129 1.077 966 1.002 729 789 854 809 717 733 17.002 18.605 19.051 16.596 15.210 16.223 2 7.848 8.047 7.923 7.866 8.251 7.603 61.633 63.843 65.196 66.764 65.640 65.967 2.1 6.477 7.006 6.986 7.056 7.543 6.981 5.208 5.302 5.421 5.610 5.712 5.802 56.503 60.081 61.870 63.480 62.666 63.053 2.2 934 699 589 460 352 260 723 472 459 423 328 230 1.032 717 728 665 442 376 2.3 265 231 235 237 243 244 237 230 230 228 235 231 376 382 374 376 386 377
Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Nghệ An [44] Tuy diện tích có xu hướng giảm như vậy nhưng sản lượng cây hàng năm vẫn được đảm bảo, điều này nhờ vào việc áp dụng nhanh các tiến bộ KHKT vào sản xuất nên năng suất cũng như giá trị nông sản được nâng lên. Đây cũng là kết quả đáng ghi nhận
của 4 năm thực hiện việc cơ cấu lại ngành nông nghiệp của tỉnh Nghệ An trên cơ sở thực hiện các đề án: phát triển cây con chủ yếu; sản xuất lúa chất lượng cao; sản xuất ngô, rau an toàn...
Đối với cây hằng năm: Đến 2020, Nghệ An đã chuyển đổi sang một số cây, con chính trên diện tích 2.400 ha: Chuyển sang trồng mía 100ha, ngô 850 ha, đậu tương 100ha, vừng 50ha, lạc 250ha, cây thức ăn chăn nuôi 100ha, đất vùng trũng sản xuất lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản 465ha. hiệu quả sản xuất tăng từ 12-15% so với sản xuất lúa. Đối với cây trồng hằng năm, lúa là cây trồng chiếm phần lớn diện tích trồng trọt, năng suất lúa tăng lên trong giai đoạn 2016-2020 theo bảng dưới đây:
Bảng 3.7 Năng suất lúa tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 - 2020
Năng suất (tạ/ha) Cơ cấu(%)
Năm
Tổng Lúa đôngxuân Lúa hèthu mùaLúa Tổng Lúa đôngxuân Lúa hè thu mùaLúa
2016 52,11 65,09 45,12 32,71 100,97 99,80 97,24 107,70 2017 50,50 61,27 45,27 32,48 96,91 94,13 100,33 99,30 2018 53,88 65,99 47,51 35,24 106,69 107,70 104,95 108,50 2019 52,47 62,14 49,50 34,12 97,38 94,17 104,19 96,82 2020 54,15 65,69 49,44 34,10 103,20 105,71 99,88 99,94
Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Nghệ An [44] Ghi chú: Cột tổng chính là năng suất lúa cả năm (là tổng sản lượng lúa thu hoạch của 3 vụ chia cho tổng diện tích lúa gieo trồng của 3 vụ)
3.1.4 Tình hình thiên tai, biến đổi khí hậu tác động đến trồng trọt tỉnh Nghệ An
Trong năm 2010, có 06 cơn bão và 05 áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) hoạt động trên khu vực Biển Đông, trong đó có 3 cơn bão (số 1, số 2 và số 3) và 03 ATNĐ ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Việt Nam. Ở Bắc Trung Bộ chịu ảnh hưởng của 02 cơn bão (cơn bão số 1 và cơn bão số 3). Thiệt hại do bão lũ gây ra năm 2010 bao gồm: Thiệt hại do bão số 3: chết 08 người, bị thương nặng: 49 người, thiệt hại kinh tế: 940 tỷ đồng; Thiệt hại do mưa lũ từ 01 đến 05/10/2010: chết 11 người. bị thương 2 người. thiệt hại kinh
tế: 76 tỷ đồng; Thiệt hại do mưa lũ từ 14 đến 20/10/2010: chết có 28 người, thiệt hại kinh tế 1.713 tỷ đồng.
Năm 2012 thời tiết nước ta tiếp tục diễn biến phức tạp. Khu vực tỉnh nghệ An năm 2012 chịu ảnh hưởng của 16 đợt lốc xoáy, mưa đá, giông sét, 01 cơn bão (Bão số 8) vào cuối tháng 9 và chịu ảnh hưởng 2 đợt mưa lớn, gây lũ trên các triền sông. Thiệt hại do bão lũ gây ra năm 2012 đã làm chết 19 người, bị thương nặng 6 người. Thiệt hại về vật chất: ước tính 2.810,7 tỷ đồng; Trong đó: Thiệt hại do bão số 2: Chết 7 người, bị thương nặng 3 người, thiệt hại vật chất: 1.662,6 tỷ đồng; Thiệt hại do bão số 3: chết 4 người, thiệt hại vật chất 155,0 tỷ đồng; Thiệt hại do mưa lũ trong tháng 9/2011: chết 6