Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lõng của người bệnh về dịch vụ khám chữa bệnh ngoại trö tại bệnh viện đa khoa tỉnh bình định (Trang 61)

6. BỐ CỤC ĐỀ TÀI

2.3.2.4. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Phân tích nhân tố khám phá (EFA) là kỹ thuật chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu. Phân tích nhân tố khám phá phát huy tính hữu ích trong việc xác định các tập biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu cũng nhƣ rất cần thiết trong việc tìm mối quan hệ giữa các biến với nhau. Qua phân tích, các biến có hệ số tƣơng quan đơn giữa biến và các nhân tố (factor loading) nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại. Phƣơng pháp trích “Principal Component Analysis” đƣợc sử dụng kèm với phép quay “Varimax”. Điểm dừng trích khi các yếu tố có “Initial Eigenvalues” lớn hơn 1 (> 1).

Mức độ thích hợp của tƣơng quan nội tại giữa các biến quan sát trong các khái niệm nghiên cứu đƣợc thể hiện bằng hệ số Kaiser -Myer- Olkin (KMO) đo lƣờng sự thích hợp của mẫu và mức ý nghĩa đáng kể của kiểm định Barlett. KMO có giá trị thích hợp trong khoảng [0,5;1].

Sự rút trích các nhân tố đại diện bằng các biến quan sát đƣợc thực hiện bằng phân tích nhân tố chính với phép quay vuông góc (Varimax). Các thành phần với giá trị Eigenvalue lớn hơn 1 (Gerbing và Anderson, 1998) và tổng phƣơng sai trích bằng hoặc lớn hơn 50% đƣợc xem nhƣ những nhân tố đại diện các biến. Cuối cùng, để phân tích nhân tố có ý nghĩa, tất cả các hệ số tải

nhân tố (factor loading) phải lớn hơn hệ số quy ƣớc 0,5 để các khái niệm nghiên cứu đạt giá trị hội tụ (Hair và cộng sự, 1998). Bên cạnh đó, khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố phải lớn hơn hoặc bằng 0,3 để tạo giá trị phân biệt giữa các nhân tố.

Kỹ thuật phân tích nhân tố (factor analysis) đã đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này nhằm rút gọn và gom các yếu tố thuộc tính đó lại thành một nhân tố có ý nghĩa hơn, ít hơn về số lƣợng. Các quyền số hay trọng số nhân tố có thể đƣợc lựa cho sao cho nhân tố thứ nhất giải thích đƣợc phần biến thiên nhiều nhất trong toàn bộ biến thiên. Tập hợp các quyền số thứ hai cũng sẽ đƣợc lựa chọn sao cho nhân tố thứ hai giải thích đƣợc phần lớn biến thiên còn lại, và không có tƣơng quan với nhân tố thứ nhất.

2.3.2.4. Phân tích tương quan (Pearson)

Phân tích tƣơng quan tuyến tính (tƣơng quan Pearson) đƣợc sử dụng để xem xét sự phù hợp khi đƣa các thành phần vào mô hình hồi quy. Các hệ số tƣơng quan giữa các biến đƣợc sử dụng để lƣợng hóa mức độ chặt chẽ của mối quan hệ tuyến tính giữa hai biến định lƣợng (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2007). Tất cả các biến đƣợc đƣa vào phân tích tƣơng quan (kể cả biến phụ thuộc trong mô hình).

Tác giả sử dụng phƣơng pháp tƣơng quan với hệ số tƣơng quan Pearson, đƣợc kí hiệu bằng chữ “r”, giá trị trong khoảng -1 ≤ r ≤ + 1. Nếu r > 0 thể hiện tƣơng quan đồng biến, ngƣợc lại, r < 0 thể hiện tƣơng quan nghịch biến. Giá trị r = 0 chỉ ra rằng hai biến không có mối liên hệ tuyến tính.

2.3.2.5. Kiểm định mô hình

Sau khi phân tích tƣơng quan để kiểm định mối quan hệ giữa các biến trong mô hình, các biến đƣợc đƣa vào phân tích hồi quy. Hồi quy tuyến tính thƣờng đƣợc dùng để kiểm định và giải thích lý thuyết nhân quả (Cooper và Schindler, 2003). Ngoài chức năng là một công cụ mô tả, hồi quy tuyến tính

cũng đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ kết luận để kiểm định các giả thuyết và dự báo các giá trị của tổng thể nghiên cứu. Phƣơng trình hồi quy tuyến tính bội đƣợc thực hiện để xác định vai trò quan trọng của từng yếu tố thành phần trong việc tác động đến biến phụ thuộc. Phƣơng pháp thực hiện hồi quy bội là phƣơng pháp Enter.

Hệ số xác định R2: Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2007), các nhà nghiên cứu sử dụng hệ số xác định R² (R-square) để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu, nó đo lƣờng tỉ lệ tƣơng quan của phƣơng sai biến phụ thuộc mà trị trung bình của nó đƣợc giải thích bằng các biến độc lập. Giá trị của R² càng cao thì khả năng giải thích của mô hình hồi quy càng lớn và việc dự đoán biến phụ thuộc càng chính xác. Ngoài ra, hệ số xác định R² đƣợc chứng minh là hàm không giảm theo số biến độc lập đƣợc đƣa vào mô hình, tuy nhiên không phải phƣơng trình càng có nhiều biến sẽ càng phù hợp hơn với dữ liệu, R² có khuynh hƣớng là một yếu tố lạc quan của thƣớc đo sự phù hợp của mô hình đối với dữ liệu trong trƣờng hợp có một biến giải thích trong mô hình. Nhƣ vậy, trong hồi quy tuyến tính thƣờng dùng hệ số R² điều chỉnh để đánh giá độ phù hợp của mô hình vì nó không thổi phồng mức độ phù hợp của mô hình.Ngoài ra, kiểm định phƣơng sai của phần hồi quy và phần dƣ (biến thiên phần hồi quy và biến thiên phần dƣ) phải có ý nghĩa thống kê. Vì vậy, phép kiểm định phân tích phƣơng sai (ANOVA) đƣợc tiến hành, ANOVA có sig < 0,05 (theo Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Hệ số Durbin - Watson: dùng để kiểm tra hiện tƣợng tự tƣơng quan. Mô hình hồi quy phù hợp khi giá trị Durbin-Watson có giá trị từ 1 đến 3, tức là mô hình không có tự tƣơng quan.

Hệ số phóng đại phƣơng sai VIF (Variance Inflation Factor): dùng để kiểm tra hiện tƣợng đa cộng tuyến và với nghiên cứu này. Nếu VIF>10 ↔ R2>0,9 có thể có hiện tƣợng đa cộng tuyến cao giữa các biến X.

Hệ số ƣớc lƣợng Beta (β): là hệ số hồi quy chuẩn hóa cho phép so sánh trực tiếp giữa các hệ số, đƣợc xem nhƣ là khả năng giải thích biến phụ thuộc.Trị tuyệt đối của một hệ số beta chuẩn hóa càng lớn thì tầm quan trọng tƣơng đối của nó trong dự báo biến phụ thuộc càng cao.

Mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập: cũng nhƣ hiện tƣợng phƣơng sai thay đổi, chúng ta xây dựng mối quan hệ (trong mẫu) giữa phần dƣ và giá trị quy về hồi quy.Mối quan hệ này phù hợp khi phần dƣ và giá trị quy về hồi quy độc lập nhau và phƣơng sai của phần dƣ không thay đổi, khi đó mô hình hồi quy là phù hợp.

Phân tích hồi quy bội dùng để chứng minh sự phù hợp của mô hình nghiên cứu mà tác giả đã đề xuất trong Chƣơng 1.

TÓM TẮT CHƢƠNG 2

Trong chƣơng 2, tác giả đã cho thấy đƣợc quy trình nghiên cứu của đề tài, các thang đo các yếu tố trong đề tài nghiên cứu, cũng nhƣ các vấn đề cần thiết trong việc thu thập dữ liệu từ bảng khảo sát và các bƣớc phân tích nhƣ: thiết kế bảng hỏi, các bƣớc điều tra, thống kê mô tả dữ liệu và mô hình hồi quy.

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐỊNH

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định với tổng diện tích hơn 5 héc ta, là tuyến điều trị cao nhất của ngành Y tế tỉnh Bình Định. Từ sau ngày 31/3/1975 đến nay, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, nhờ sự quan tâm thƣờng xuyên của Tỉnh ủy, UBND tỉnh các thời kỳ; Bệnh viện luôn nhận đƣợc sự đầu tƣ về xây dựng và phát triển, đáp ứng kịp thời nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân phù hợp từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng. Từ cơ sở ban đầu sau ngày tiếp quản là 03 dãy nhà kiên cố với 150 giƣờng bệnh, còn lại là cơ sở điều trị dã chiến; số cán bộ công nhân viên chƣa đến 20 ngƣời. Đến nay, Bệnh viện đa khoa Bình Định là một trong những bệnh viện tuyến tỉnh có quy mô lớn trong khu vực Miền Trung, Tây nguyên, với giƣờng bệnh nội trú 1050; tổng số cán bộ, viên chức, nhân viên gần 1300 ngƣời; hầu hết cơ sở hạ tầng phục vụ khám chữa bệnh và làm việc đều đƣợc xây dựng kiên cố. Bệnh viện hiện có 44 khoa, phòng. Trong đó: 26 khoa lâm sàng, 09 khoa cận lâm sàng và 09 phòng chức năng. Nhiều trang thiết bị, phƣơng tiện chẩn đoán và điều trị hiện đại đã đƣợc mua sắm; kiến thức, kỹ năng về chuyên môn, kỹ thuật, quản lý của cán bộ viên chức thƣờng xuyên đƣợc đào tạo, là cơ sở để thực hiện mục tiêu không ngừng nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh tại Bệnh viện, tạo điều kiện cho cán bộ và nhân dân trong tỉnh có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ y tế có chất lƣợng cao; đáp ứng yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng và Chính quyền tỉnh nhà.

Là đơn vị đầu ngành về công tác khám chữa bệnh, với bề dày truyền thống và đội ngũ cán bộ chuyên môn có trình độ cao về nhiều lĩnh vực

chuyên khoa sâu; nhiều năm qua Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định đã khẳng định vai trò của mình trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của một Bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh; đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ đƣa vào quy hoạch là Bệnh viện Vùng theo Quyết định số 153/2006/QĐ- TTg ngày 30/6/2006 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Bệnh viện đƣợc UBND tỉnh công nhận Bệnh viện Hạng I về xếp hạng Bệnh viện theo Thông tƣ 23/2005/TT-BYT ngày 25/8/2005 của Bộ trƣởng Bộ Y tế.

Với đội ngũ cán bộ chuyên môn kỹ thuật có trình độ cao, một số trang thiết bị hiện đại, Bệnh viện đa khoa Bình Định luôn là nơi khám chữa bệnh đáng tin cậy của ngƣời bệnh và thân nhân ngƣời bệnh trong tỉnh và các tỉnh lân cận khu vực Nam Trung Bộ -Tây Nguyên.

Trên cơ sở định hƣớng và mục tiêu phát triển Bệnh viện đến năm 2020 và hƣớng đến năm 2025, cùng với những thuận lợi và không ít khó khăn, thách thức; Đảng bộ, cán bộ, viên chức Bệnh viện tích cực tăng cƣờng và giữ vững đoàn kết nội bộ, phát huy dân chủ, động viên mọi thành phần lao động cống hiến cao nhất năng lực, trí tuệ không ngừng nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý

Về cơ cấu tổ chức, Bệnh viện hiện có 44 khoa, phòng. Trong đó: 26 khoa lâm sàng, 09 khoa cận lâm sàng và 09 phòng chức năng.

Hình 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định

Nguồn: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định là bệnh viện đa khoa hạng I là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của tỉnh thành phố trực thuộc Trung ƣơng hoặc khu vực các huyện trong tỉnh và các Ngành. Có đội ngũ cán bộ chuyên khoa cơ

bản có trình độ chuyên môn sâu có trang bị thích hợp đủ khả năng hỗ trợ cho Bệnh viện hạng II, hạng III. Chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định cụ thể:

* Cấp cứu - Khám bệnh - Chữa bệnh: Tiếp nhận tất cả các trƣờng hợp

ngƣời bệnh từ ngoài vào hoặc từ các bệnh viện khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú. Tổ chức khám sức khoẻ và chứng nhận sức khoẻ theo quy định của Nhà nƣớc.

Có trách nhiệm giải quyết hầu hết các bệnh tật trong tỉnh và các ngành. Tổ chức khám giám định sức khoẻ, khám giám định pháp y khi hội đồng giám định y khoa tỉnh, thành phố hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trƣng cầu. Chuyển ngƣời bệnh lên tuyến khi Bệnh viện không đủ khả năng giải quyết

* Đào tạo cán bộ y tế: Bệnh viện là cơ sở thực hành đào tạo cán bộ y tế

ở bậc đại học và trung học. Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong Bệnh viện và tuyến dƣới để nâng cấp trình độ chuyên môn.

* Nghiên cứu khoa học về y học: Tổ chức nghiên cứu, hợp tác nghiên

cứu các đề tài y học ở cấp Nhà nƣớc, cấp Bộ hoặc cấp Cơ sở, chú trọng nghiên cứu về y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và các phƣơng pháp chữa bệnh không dùng thuốc. Nghiên cứu triển khai dịch tễ học cộng đồng trong công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu lựa chọn ƣu tiên thích hợp trong địa bàn tỉnh, thành phố và các ngành. Kết hợp với Bệnh viện tuyến trên và các Bệnh viện chuyên khoa đầu ngành để phát triển kỹ thuật của Bệnh viện

* Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật: Lập kế hoạch và chỉ

đạo tuyến dƣới thực hiện việc phát triển kỹ thuật chuyên môn. Kết hợp với Bệnh viện tuyến dƣới thực hiện các chƣơng trình về chăm sóc sức khoẻ ban đầu trong địa bàn tỉnh, thành phố và các ngành.

* Phòng bệnh: Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thƣờng xuyên thực

* Hợp tác kinh tế y tế: Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách Nhà

nƣớc cấp. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nƣớc về thu, chi tài chính, từng bƣớc thực hiện hạch toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: Viện phí, bảo hiểm y tế, đầu tƣ của nƣớc ngoài và các tổ chức kinh tế khác.

Tính đến ngày 30/6/2021, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định có 1.664 cán bộ viên chức với 1.156 cán bộ viên chức nữ. Trong đó có 295 bác sĩ (06 Tiến sĩ, 80 Bác sĩ chuyên khoa II, 13 Thạc sĩ, 78 Bác sĩ chuyên khoa I, 118 Bác sĩ đa khoa), 53 Dƣợc sĩ (06 Dƣợc sĩ Chuyên khoa 1, 16 Dƣợc sĩ Đại học, 08 Dƣợc sĩ cao đẳng, 23 Dƣợc sĩ Trung cấp), 727 Điều dƣỡng (10 Điều dƣỡng chuyên khoa I, 01 Thạc sĩ, 173 Đại học, 400 Cao đẳng, 141 Trung cấp, 02 Y sĩ Y học cổ truyền), 63 Hộ sinh (10 Đại học, 03 Cao đẳng, 50 Trung cấp), 151 Kỹ thuật viên (03 Thạc sĩ, 53 Đại học, 35 Cao đẳng, 60 Trung cấp), 110 cán bộ khác (10 Thạc sĩ, 72 Đại học, 08 Cao đẳng, 20 Trung cấp), 265 lao động khác.

3.1.3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị của bệnh viện

Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định là bệnh viện lớn nhất tỉnh Bình Định với quy mô hơn 1.000 giƣờng bệnh nhƣng thực tế bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải và hiện tại tính đến thời điểm 30/6/2021 số giƣờng thực kê lên đến 1.537 giƣờng.

Đối với bệnh viện, ngoài đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa giỏi, thì trang thiết bị y tế là một yếu tố vô cùng quan trọng, trang thiết bị y tế là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả, chất lƣợng của công tác y tế, hỗ trợ tích cực cho ngƣời thầy thuốc trong chẩn đoán, điều trị ngƣời bệnh đƣợc chính xác, nhanh chóng, an toàn và hiệu quả góp phần thực hiện tốt vai trò chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Hiện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Địnhđƣợc trang cấp đầy đủ các TTBYT hiện đại ngang tầm với các bệnh viện

tỉnh khác trong khu vực nhƣ máy chụp cộng hƣởng từ MRI, máy cắt lớp vi tính CT Scanner, X-quang kỹ thuật số, siêu âm 3D tim, mạch máu, sản phụ khoa, máy chụp xóa nền DSA, máy đo độ loãng xƣơng, hệ thống nội soi và phẫu thuật nội soi, máy xét nghiệm huyết học, sinh hóa tự động… đƣợc cung cấp từ nhiều nguồn nhƣ: Ngân sách nhà nƣớc, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của bệnh viện, viện trợ từ dự án Hà Lan, viện trợ ODA, dự án phòng chống HIV/AIDS, dự án hỗ trợ y tế Trung Bộ,…

Mặc dù đã đƣợc đầu tƣ, song tình trạng trang thiết bị y tế ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định hiện nay vẫn còn thiếu. Theo số liệu tổng hợp thống kê từ Phòng Vật tƣ thiết bị cho thấy, một số khoa trong bệnh viện hiện nay đang còn thiếu về chủng loại trang thiết bị y. Kết quả so sánh số lƣợng trang thiết bị y ở các khoa so với danh mục trang thiết bị y do Bộ Y tế ban hành là chƣa đạt mức chuẩn, hiện tại bệnh viện chỉ đáp ứng khoảng 95% so với mức chuẩn. Đây cũng là nội dung xem xét để đầu tƣ bổ sung khi phát triển bệnh viện.

3.2. QUY TRÌNH KHÁM CHỮA BỆNH NGOẠI TRÖ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BÌNH ĐỊNH

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lõng của người bệnh về dịch vụ khám chữa bệnh ngoại trö tại bệnh viện đa khoa tỉnh bình định (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)