Thực trạng nội dung giáo dục thể chất chohọc sinh tiểu học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh ở các trường tiểu học huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 57)

8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

2.3.2. Thực trạng nội dung giáo dục thể chất chohọc sinh tiểu học

Qua kết quả khảo sát 233 CBQL, GV thì có thể nhận thấy số cán bộ cho rằng nội dung cần phải đảm bảo tính khoa học, chính xác và có tính giáo

dục là quan trọng và rất quan trọng chiếm 49.3%. Số còn lại cho rằng việc này chƣa thực sự quan trọng, miễn là các môn học đảm bảo sự an toàn cho trẻ là đƣợc. Mức độ thực hiện nội dung giảng dạy cũng chỉ chiếm 51% thực hiện điều này từ mức trung bình trở lên.

Thông qua nội dung điều tra về đảm bảo tính vừa sức, phù hợp nhu cầu, sở thích của học sinh ta có thể thấy, số cán bộ cho rằng là quan trọng và rất quan trọng là 87%. Nhƣ vậy đa số giáo viên cho rằng việc giảng dạy cần phải phù hợp với nhu cầu, sở thích của học sinh. Mức độ thực hiện bám sát nhu cầu, sở thích cũng đƣợc các giáo viên các trƣờng tiểu học huyện Phù Cát thực hiện tƣơng đối tốt khi đạt 80% từ trung bình trở lên.

Đối với nội dung HĐGDTC đƣợc thực hiện đầy đủ, đúng yêu cầu của chƣơng trình và kế hoạch giáo dục, thì về mức độ quan trọng, số cán bộ giáo viên cho rằng việc đảm bảo đúng nội dung rất quan trọng là 51.39%, quan trọng là 21,46%, còn lại cho rằng là ít quan trọng, không quan trọng. Việc thực hiện điều này tại các trƣờng tiểu học tƣơng đối tốt, khi chỉ có 15,02% thực hiện ở mức độ yếu và kém và 84.98% từ mức độ trung bình trở lên.

Việc thực hiện nhất quán, thống nhất chƣơng trình các HĐGDTC hầu hết các giáo viên cho rằng quan trọng và rất quan trọng (chiếm 92.27%). Số cán bộ đƣợc khảo sát cho rằng việc thực hiện điều này rất tốt là 8%, thực hiện ở mức khá là 52% và 20% ở mức yếu kém. (bảng 2.4 – Phụ lục)

2.3.3. Thực trạng phương pháp và hình thức giáo dục thể chất cho học sinh tiểu học

Để khảo sát đánh giá thực trạng về vấn đề này, tác giả đã sử dụng hệ thống các câu hỏi có liên quan. Do việc thực hiện các HĐGDTC chủ yếu liên quan đến các giáo viên giảng dạy. Vì thế trong nội dung này, tác giả tập trung chủ yếu vào khảo sát đối tƣợng 58 giáo viên thể dục.

pháp thuyết trình, giảng giải khi thực hiện các HĐGDTC đƣợc thực hiện từ thƣờng xuyên trở lên đạt 60%, có 40% ít thƣờng xuyên đến hoàn toàn không thƣờng xuyên. Tuy nhiên, việc thực hiện các phƣơng pháp thuyết trình trong giảng dạy GDTC vẫn còn nhiều giáo viên chƣa thực hiện tốt khi mà có đến 52% yếu và kém, 27% trung bình và 21% khá tốt.

Đối với phần các giáo viên thƣờng xuyên làm mẫu, quan sát và thực hiện có 97% thực hiện thƣờng xuyên trở lên, chỉ có 3% là ít thƣờng xuyên. Việc thực hiện này số giáo viên thực hiện từ mức trung bình trở lên là 80%, yếu và kém chiếm 20%.

Tỷ lệ giáo viên thực hiện các trò chơi trong HĐGDTC từ mức thƣờng xuyên trở lên chiếm khoảng 55%, số lƣợng ít thƣờng xuyên và hoàn toàn không thƣờng xuyên chiếm 45%. Điều này chứng tỏ số lƣợng cán bộ giáo viên chƣa quan tâm vẫn còn lớn. Việc thực hiện này ở mức độ từ trung bình trở lên của các trƣờng tiểu học huyện Phù Cát chiếm 99% và chỉ có 1% yếu.

Đối với hình thức tổ chức HĐGDTC thi đấu thì các cán bộ giáo viên chƣa quan tâm đúng mức, khi mà chỉ có 33% cho rằng đó là thƣờng xuyên và rất thƣờng xuyên và 67% cho rằng ít thƣờng xuyên trở xuống. Việc thực hiện điều này tại các trƣờng có 9% ngƣời thực hiện ở mức độ yếu và 91% thực hiện từ trung bình trở lên.

Trong việc thực hiện tổ chức giảng dạy hầu nhƣ các cán bộ giáo viên thể dụng đều giảng dạy theo phƣơng pháp toàn lớp khi mà có 79.8% thực hiện thƣờng xuyên trở lên , 12.5% ít thƣờng xuyên và không thƣờng xuyên 7.7% (sử dụng phƣơng pháp giảng dạy theo nhóm). Thực hiện điều này từ mức độ trung bình trở lên đạt 94%, chỉ có 6% mức độ yếu và kém.

Tổ chức giảng dạy theo nhóm học sinh có 20% cán bộ giáo viên thực hiện rất thƣờng xuyên, 25% thực hiện thƣờng xuyên và 55% là hầu nhƣ không thƣờng xuyên sử dụng phƣơng pháp giảng dạy theo nhóm. Thực hiện

điều này ở các trƣờng tiểu học huyện Phù Cát từ mức độ khá trở lên chiếm 55.54%, trong khi yếu kém chiếm 15.66% và trung bình 28.8%.

Việc đánh giá cho học sinh qua môn học GDTC thì khi đƣợc hỏi hầu nhƣ việc cho học sinh qua môn học này là rất thƣờng xuyên 76.3%, thƣờng xuyên 22.5% và ít thƣờng xuyên 1.2%. Triển khai thực hiện ở mức độ từ khá trở lên chiếm 82% và 18% trung bình.

Ở các trƣờng tiểu học huyện Phù Cát, số cán bộ giáo viên thực hiện giảng dạy thông qua việc cho học sinh tham quan, học tập từ thực tế chiếm một tỷ lệ hầu nhƣ ít (36.2%) và 53.8% là không thƣờng xuyên hoặc hoàn toàn không thƣờng xuyên. Điều này có thể lý giải do mức thu nhập hoặc đầu tƣ thích đáng cho học sinh tiểu học tại Phù Cát còn hạn chế. Việc thực hiện điều này ở mức độ trung bình trở lên chiếm 24% và yếu kém chiếm 76%.

Việc thành lập các câu lạc bộ thể thao tại nhà trƣờng, có 99% cán bộ giáo viên thể dục cho rằng rất thƣờng xuyên và thƣờng xuyên, chỉ có 1% cán bộ giáo viên ít thƣờng xuyên. Việc thực hiện điều này số lƣợng cán bộ giáo viên thực hiện từ mức trung bình trở lên cũng chiếm 33.6%. Nguyên nhân giáo viên cho rằng việc thực hiện khó tổ chức, do điều kiện gia đình của các em học sinh. Chỉ các trƣờng ở khu vực thị trấn, các xã có kinh tế khá thì mới đƣợc thƣờng xuyên thực hiện.

Việc phối hợp với các tổ chức bên ngoài trong việc thực hiện các hoạt động câu lạc bộ thể thao (nhƣ việc phối hợp với Đoàn thanh niên các xã, trung tâm văn hóa huyện...) còn ít chú trọng. Điều đó thể hiện việc không thƣờng xuyên phối hợp với các đơn vị bên ngoài nhà trƣờng còn nhiều, chiếm 78.4% và có 21.6% từ thƣờng xuyên và rất thƣờng xuyên. Triển khai vấn đề này, chỉ có 13% thực hiện từ trung bình trở lên. (bảng 2.5 Phụ lục)

2.3.4. Thực trạng các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh tiểu học

Để khảo sát và đánh giá thực trạng các điều kiện hỗ trợ cho HĐGDTC, tác giả đã sử dụng các câu hỏi liên quan nhƣ:

- Có đủ giáo viên đƣợc đào tạo dạy TDTT.

- Có đủ điều kiện về dụng cụ thể thao, sân bãi cho luyện tập… theo quy định.

Đối với hai câu hỏi này kết quả khảo sát 233 cán bộ giáo viên đều cho rằng rất quan trọng đối với HĐGDTC cho học sinh tiểu học.

Bảng khảo sát thể hiện kết quả của nội dung khảo sát: Có đủ giáo viên đƣợc đào tạo dạy TDTT cho thấy hầu hết CBGV đều cho rằng là quan trọng và rất quan trọng (100%). Tuy nhiên mức độ thực hiện tại các trƣờng còn rất yếu chiếm đến 18%, kém chiếm 65%, trung bình chiếm 10%, khá 7%.

Việc các trƣờng tiểu học cần phải có đủ điều kiện về dụng cụ thể thao, sân bãi cho luyện tập… theo quy định. Kết quả khảo sát cán bộ, giáo viên thì cho rằng điều này rất quan trọng đối với HĐGDTC cho học sinh tiểu học. Cụ thể số ngƣời cho rằng từ quan trọng trở lên chiếm 95.8%, có 4.2% cho rằng ít quan trọng. Việc thực hiện điều này, các trƣờng cũng thực hiện chƣa tốt, cụ thể yếu kém chiếm 80%, chỉ có 20% thực hiện trung bình.

Ngoài ra, việc sử dụng các thiết chế văn hóa xã hội: sân vận động, nhà thi đấu, nhà văn hóa, sử dụng các điều kiện, phƣơng tiện, cơ sở trong cộng đồng: sân chơi tƣ nhân, sân chơi của các doanh nghiệp, tổ chức… đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức giảng dạy. Qua kết quả khảo sát thì các giáo viên cho rằng nhà trƣờng vẫn chƣa thƣờng xuyên phối hợp và sử dụng các nguồn lực bên ngoài, mức độ thực hiện tƣơng đối. Kết quả khảo sát cho thấy, việc sử dụng các thiết chế chế văn hóa xã hội: sân vận động, nhà thi đấu, nhà văn hóa các giáo viên đƣợc khảo sát đều cho rằng rất quan trọng 87.6%, quan

trọng 10%, ít quan trọng 2.4%. Tuy nhiên mức độ thực hiện của các trƣờng chƣa đƣợc tốt (kém 73.1%, yếu 18%), chỉ có 6% trung bình và 2.9% khá.

Bên cạnh đó việc các trƣờng xây dựng các quy định rõ ràng, đầy đủ về hoạt động TDTT trƣờng học đóng vai trò quan trọng trong HĐGDTC của học sinh tiểu học chiếm 97%. Việc thực hiện điều này các trƣờng cũng chƣa đƣợc tốt, khi mà tỷ lệ cho rằng thực hiện kém còn chiếm đến 73.1%, yếu 17.6%, chỉ có 9.3% từ trung bình trở lên. Các giáo viên cho rằng nhà trƣờng chƣa thực sự chú tâm vào việc này, mà sử dụng các điều kiện sẵn có.

Kinh phí tổ chức các hoạt động thể thao trƣờng học thì hầu nhƣ các cán bộ cho rằng điều này khá quan trọng (chiếm 78.5% từ quan trọng đến rất quan trọng). Tuy nhiên do chủ yếu là các trƣờng công lập, nên việc thực hiện có nhiều khó khăn. Cụ thể có đến 44.7% là thực hiện ở mức độ yếu và kém, tỷ lệ ở mức trung bình trở lên chiếm 55.3% (Bảng 2.6 phụ lục)

2.3.5. Thực trạng các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh tiểu học

Để thực hiện nội dung trên, qua khảo sát 233 CBQL, GV thông qua các câu hỏi tác giả đặt ra nhƣ: tỷ lệ tham gia của GVCN và giáo viên bộ môn vào HĐGDTC là khá quan trọng. Số lƣợng cán bộ tham gia cho rằng việc này sẽ hỗ trợ công tác HĐGDTC. Cụ thể có 77% cho rằng việc tham gia là rất quan trọng, có 23% cho rằng ít quan trọng trở xuống. Tuy nhiên việc thực hiện ở các trƣờng còn ở mức độ khiêm tốn khi có hơn 83% vẫn thực hiện yếu, kém, có 17% thực hiện từ trung bình trở lên, trong đó chỉ có 5% là thực hiện tốt.

Đối với sự tham gia của gia đình đối với HĐGDTC học sinh tiểu học, khảo sát đối với CBGV đều cho là sự tham gia của gia đình học sinh vào HĐGDTC là không quan trọng hoặc rất ít quan trọng. Cụ thể chỉ có 35% cho rằng là quan trọng và rất quan trọng, 65% cho rằng ít quan trọng trở xuống. Thực hiện điều này tại các trƣờng tiểu học huyện Phù Cát vẫn còn chƣa tốt

khi mà 88% cho rằng các giáo viên thực hiện ở mức độ yếu và kém, chỉ có 12% thực hiện ở mức trung bình.

Đối với vấn đề về sự tham gia của các lực lƣợng xã hội khác, tỷ lệ giáo viên cho rằng quan trọng và rất quan trọng tƣơng ứng là 43.8% và 22.7%. Việc thực hiện tại các trƣờng cũng không đƣợc tốt, khi mà chỉ có 16.5% thực hiện từ mức độ khá trở lên, trung bình 20% và yếu kém chiếm 63.5%.

Sự chủ động tham gia HĐGDTC của các bộ phận khác trong nhà trƣờng đối với HĐGDTC đóng vai trò tƣơng đối quan trọng khi có 77% từ quan trọng trở lên, có 23% cho rằn ít quan trọng. Các nhà trƣờng cũng chƣa thực hiện tốt, chỉ có 17% thực hiện từ trung bình trở lên, yếu kém chiếm 83%.

Việc các lực lƣợng ngoài xã hội, tự nguyện tham gia vào HĐGDTC đóng vai trò khá quan trọng, khi mà 75% ý kiến giáo viên cho rằng, việc tự nguyện tham gia là quan trọng. Nhƣng việc thực hiện của các nhà trƣờng vẫn còn khiêm tốn ở mức nhất định, chỉ có 12% thực hiện ở mức trung bình, yếu kém chiếm 88%. Cụ thể đƣợc thể hiện ở bảng 2.7 (Phụ lục).

2.3.6. Thực trạng công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục thể chất tại các trường tiểu học huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định

Để xem xét thực trạng công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục thể chất tại các trƣờng tiểu học huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, tác giả tiến hành khảo sát 233 CBQL, GV thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Thứ nhất: Phƣơng pháp kiểm tra đánh giá phổi biến nhƣ bài viết, bài thực hành, các hoạt động thi đấu ... Kết quả qua khảo sát các giáo viên và cán bộ quản lý thì có 70.55% cho rằng quan trọng và rất quan trọng, có 29.45% cho rằng ít quan trọng. Mức độ thực hiện của các giáo viên cũng còn chƣa đƣợc tốt. Kết quả điều tra cho thấy 77% giáo viên các trƣờng thực hiện ở mức độ từ trung bình trở xuống ,chỉ có 23% từ khá trở lên.

đánh giá theo hƣớng kiểm tra đánh giá thực phẩm chất và năng lực ngƣời học thông qua quan sát và kiểm đếm hành vi; đánh giá của các bên liên quan thì kết quả thu đƣợc 80.98% cho rằng là không quan trọng (chỉ có 2.02% cho rằng việc này là quan trọng trở lên). Mức độ thực hiện của các trƣờng ở mức độ từ khá tốt có 17%, trung bình 32%, còn lại là yếu và kém chiếm 51%.

Thứ ba: Đối với câu hỏi về việc sử dụng hình thức tự kiểm ra đánh giá của học sinh thì kết quả thu đƣợc 92.67% cho rằng quan trọng và rất quan trọng, chỉ có 7.33% cho rằng việc này không quan trọng. Thực hiện ở các trƣờng còn ở mức độ khiêm tốn. Qua kết quả điều tra cho thấy có 10% thực hiện tốt, 12% thực hiện ở mức độ khá, 50% mức độ trung bình, còn lại là yếu và kém chiếm 28%.

Thứ tƣ: Đối với câu hỏi về việc sử dụng hình thức kiểm tra đánh giá của nhóm/tập thể thì chỉ có 4.1% cho rằng là quan trọng, còn 85,9% cho rằng việc này không quan trọng. Vấn đề tổ chức thực thi cho thấy các trƣờng thực hiện mức độ trung bình là 38%, mức độ khá 19%, mức độ tốt 30%, còn lại là mức độ yếu và kém 12%.

Thứ năm: Đối với sử dụng hình thức KT-ĐG của gia đình và bên liên quan thì có 100% cho rằng điều này không quan trọng. Và khi tổ chức thực hiện ở các trƣờng thì thấy rằng các trƣờng cũng thực hiện từ mức độ trung bình trở lên là 100% (trong đó có 63% thực hiện ở mức độ khá và tốt)

Thứ sáu: Đối với câu hỏi quy trình kiểm tra đánh giá thì chọn phƣơng pháp đánh giá, thực hiện kiểm tra đánh giá, công bố kết quả, lƣu trữ và sử dụng kết quả thì có 73% cho rằng điều này quan trọng và rất quan trọng, có 10% cho rằng không quan trọng. Khi tổ chức thực hiện thì có 69% từ trung bình trở lên, có 31% yếu và kém.

Qua đó có thể thấy rằng các cán bộ giáo viên và cán bộ quản lý tại các trƣờng tiểu học huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định đều cho rằng việc kiểm tra,

đánh giá hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh tiểu học là không quan trọng. Hoạt động giáo dục thể chất là để cho các em học sinh vui chơi, giải trí, thƣ giãn chứ kết quả đánh giá năng lực là không quan trọng ở cấp tiểu học. (Bảng 2.8 Phụ lục)

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh ở các trƣờng tiểu học huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định

2.4.1. Thực trạng quản lý việc xác định mục tiêu HĐGDTC trong các hoạt động giáo dục động giáo dục

Để tìm hiểu thực trạng quản lý việc xác định mục tiêu HĐGDTC trong các hoạt động giáo dục, tác giả tiến hành khảo sát 233 đội ngũ CBQL, GV thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Đối với việc mục tiêu giáo dục đã đặt ra đƣợc xem là chuẩn giáo dục và đƣợc sử dụng làm cơ sở đánh giá kết quả, công nhận chất lƣợng GD tại các trƣờng thì 55.37% cho là quan trọng đến rất quan trọng, chỉ có khoảng 44.63% cho rằng là ít quan trọng trở xuống. Qua kết quả nhìn nhận của các giáo viên, cán bộ quản lý đƣợc khảo sát vì việc thực hiện của các nhà trƣờng thực hiện tƣơng đối đạt yêu cầu đặt ra khi có 100% các trƣờng thực hiện từ mức độ trung bình trở lên. (72% các trƣờng thực hiện ở mức trung bình, còn

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh ở các trường tiểu học huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)