Tính hữu hiệu và những hạn chế tiềm tàng của hệ thống KSNB

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo (Trang 25 - 26)

7. Kết cấu của đề tài

1.1.3.Tính hữu hiệu và những hạn chế tiềm tàng của hệ thống KSNB

trong khu vực công

@ Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ:

Nhìn chung, các chuẩn mực về KSNB trong khu vực công hiện nay đặt trên nền tảng của Báo cáo COSO. Theo báo cáo COSO 2013, một hệ thống KSNB đƣợc gọi là hữu hiệu khi hệ thống này hài lòng đồng thời hai tiêu chuẩn sau đây:

Một là, năm thành phần của KSNB và các nguyên tắc kiểm soát liên quan đều phải hiện hữu và vận hành theo đúng chức năng của chúng trong thực tế.

16

Hai là, năm thành phần cùng hoạt động nhƣ một thể thống nhất.

Bên cạnh đó, khi đánh giá một hệ thống KSNB là hữu hiệu, nhà lãnh đạo cần bảo đảm hợp lý các mục tiêu sau đây: hoạt động đạt hữu hiệu và hiệu quả; báo cáo tài chính đƣợc lập một cách đáng tin cậy; tuân thủ pháp luật.

@ Những hạn chế tiềm tàng của hệ thống kiểm soát nội bộ:

Một hệ thống KSNB dù có hoàn hảo tới đâu cũng tồn tại những hạn chế tiềm tàng, xuất phát từ các nguyên nhân sau:

- Hạn chế xuất phát từ bản thân con ngƣời trong tính cách, trình độ chuyên môn, nhận thức… có thể gây nên những sai sót hoặc gian lận.

- Hạn chế xuất phát từ sự thông đồng, lạm quyền: khi có sự thông đồng hoặc lạm quyền thì rất khó phát hiện bởi các sai phạm này diễn ra rất tinh vi, thƣờng có sự bao che, cố tình che giấu hoặc tận dụng các lỗ hổng trong hệ thống KSNB để trục lợi.

- Hạn chế từ những thủ tục kiểm soát không còn phù hợp khi điều kiện, môi trƣờng hoạt động của đơn vị thay đổi.

- Hạn chế về yêu cầu chi phí nhỏ hơn lợi ích: có những biện pháp không thể thực hiện đƣợc do chi phí bỏ ra quá lớn so với lợi ích mang lại.

Chính những hạn chế nói trên là nguyên nhân khiến cho hệ thống KSNB không đảm bảo tuyệt đối mà chỉ đảm bảo hợp lý để đạt đƣợc các mục tiêu của tổ chức.[2, 13, tr.7-16].

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo (Trang 25 - 26)