Về hoạt động kiểm soát

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo (Trang 98 - 101)

7. Kết cấu của đề tài

3.2.3.Về hoạt động kiểm soát

Để hạn chế và phát hiện kịp thời rủi ro các khoản chi NSNN, các nhà quản lý tại Chi cục cần đƣa ra các thủ tục kiểm soát các rủi ro này chặt ch hơn để có thể kiểm soát tốt hơn nữa các khoản chi NSNN tại Chi cục. Do đó, tác giả đề xuất nội dung kiểm soát cụ thể cho từng khoản chi thuộc từng nguồn kinh phí tự chủ/không tự chủ tại Chi cục nhƣ sau:

89

- Đối với nguồn kinh phí tự chủ:

+ Đối với các khoản chi tiền lƣơng, phụ cấp lƣơng; tiền công hợp đồng cần kiểm soát: Dự toán đƣợc giao; Quyết định giao chỉ tiêu biên chế của cấp có thẩm quyền; đăng ký quỹ lƣơng đầu năm với KBNN, các quyết định lƣơng và phụ cấp lƣơng của CC & NLĐ, bảng chấm công hàng tháng; văn bản quy định mức đóng BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ của cơ quan có thẩm quyền; Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng của Cơ quan BHXH; UNC của ngân hàng và danh sách chi trả cá nhân có xác nhận của ngân hàng chứng minh việc thanh toán lƣơng đúng và đầy đủ vào tài khoản cá nhân của CC, NLĐ.

+ Tiền làm thêm giờ: cần kiểm soát giấy đề nghị hoặc giấy đề xuất làm thêm giờ có chữ ký của phụ trách bộ phận và lãnh đạo Chi cục đồng ý phê duyệt cho làm thêm giờ; bảng chấm công và giấy báo làm thêm giờ do phòng chuyên môn có công chức làm thêm giờ lập; bảng thanh toán làm thêm giờ theo mẫu (C10-HD) Thông tƣ số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính và số giờ làm thêm trong năm không quá 200 giờ/năm/ngƣời, không qua 30 giờ/tháng/ngƣời, không quá 7 giờ/ngày/ngƣời (đối với ngày nghỉ). Tiền lƣơng làm thêm giờ đƣợc tính bằng 150% vào ngày thƣờng; 200% vào các ngày thứ bảy, chủ nhật; 300% vào các ngày lễ, tết.

+ Các khoản khen thƣởng, phúc lợi; chi tàu xe nghỉ phép năm: kiểm soát theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị đã xây dựng. Đối với các khoản chi phúc lợi phát sinh ngoài những nội dung đã xây dựng trong quy chế thì cần kiểm soát có văn bản đồng ý chi nội dung này của lãnh đạo Chi cục và Chủ tịch Công đoàn cơ sở hay không?

+ Đối với khoản chi thu nhập tăng thêm: cần kiểm soát danh sách tạm chi trả thu nhập tăng thêm hàng quí và chi trả thu nhập tăng thêm năm (số

90

kinh phí còn lại sau khi trừ đi kinh phí đã tạm chi); mức chi trả theo quy chế chi tiêu nội bộ đã xây dựng; bảng xác định kết quả kinh phí tiết kiệm theo năm trên cơ sở báo cáo theo Mẫu số 06 (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài chính-Bộ Nội vụ), trong đó có phân tích nguyên nhân tiết kiệm kinh phí, tiết kiệm từ chi lƣơng hay chi hoạt động thƣờng xuyên?

+ Các khoản thanh toán điện, nƣớc, điện thoại, văn phòng phẩm, internet, cƣớc công văn, rác thải- kiểm soát theo hợp đồng và hoá đơn thanh toán hàng tháng, quí, năm.

+ Chi công tác phí: cần kiểm soát các nội dung sau: Công văn, giấy mời, thƣ mời đi công tác.

Quyết định cử đi công tác của cơ quan, đơn vị (trên cơ sở công văn, giấy mời, thƣ mời), bộ phận kiểm soát chi cần rà soát xem việc lãnh đạo đơn vị cử công chức đi công tác có đúng thành phần, đúng mục đích hay không?

Giấy đi đƣờng phải có đánh số thứ tự và có chữ ký xác nhận của cơ quan cử đi công tác, nơi đến công tác.

Vé tàu, xe, hoá đơn mua vé máy bay, thẻ lên máy bay (bắt buộc đối trƣờng hợp đi công tác bằng phƣơng tiện máy bay), giấy đề nghị đi công tác bằng máy bay (trừ chức danh Chi cục trƣởng), hoá đơn thuê phòng ngủ (trƣờng hợp thanh toán theo hoá đơn thực tế).

Mức chi công tác phí thực hiện theo mức chi đã đƣợc xây dựng cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ của Chi cục.

+ Đối với các khoản chi mua sắm, sữa chữa tài sản cần kiểm soát các thủ tục: Dự toán đƣợc cơ quan có thẩm quyền giao, kế hoạch mua sắm đƣợc duyệt; biên bản kiểm tra hiện trạng hƣ hỏng của tài sản cần mua sắm, sửa chữa; giấy đề nghị hoặc đề xuất của bộ phận có tài sản cần mua sắm, sửa chữa và cần rà soát thủ tục mua sắm có thực hiện theo đúng quy định tại

91

Luật Đấu thầu số 43/2013 hay không?

+ Đối với các khoản chi khác: kiểm soát theo chứng từ chi tiêu cụ thể khi có phát sinh.

- Đối với nguồn kinh phí không tự chủ:

+ Chi đào tạo, bồi dƣỡng (đi học): kiểm soát dự toán đƣợc duyệt; Quyết định cử đi đào tạo của cơ quan có thẩm quyền; các chứng từ liên quan nhƣ giấy đi đƣờng, biên lai thu tiền phí, lệ phí và các chứng từ liên quan khác.

+ Chi phụ cấp ƣu đãi bác sĩ, dƣợc sĩ: kiểm soát dự toán đƣợc duyệt, Quyết định hƣởng chế độ phụ cấp ƣu đãi bác sĩ, dƣợc sĩ của cơ quan có thẩm quyền. Mức chi kiểm soát theo QĐ 34/2015/QĐ-UBND.

+ Nghị định 39: kiểm soát hợp đồng trách nhiệm; biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng; danh sách chi tiền cho đối tƣợng thụ hƣởng (kiểm tra và xác thực chữ ký của ngƣời nhận tránh tình trạng giả mạo chứng từ); các hồ sơ pháp lý chứng minh thuộc diện đƣợc hƣởng chính sách (hộ nghèo, dân tộc thiểu số,..).

+ Chƣơng trình mục tiêu Y tế- Dân số: kiểm soát hợp đồng trách nhiệm; biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng (đối chiếu những nội dung nghiệm thu trong hợp đồng có phù hợp với những nội dung đã phê duyệt trong kế hoạch hoạt động hay không?); kiểm soát chi có đúng nguồn ngân sách (trung ƣơng/địa phƣơng) hay không?. Mức chi kiểm soát theo TT26.

+ Đối với các nguồn kinh phí không tự chủ khác: Kiểm soát theo dự toán đƣợc duyệt và chứng từ chi tiêu cụ thể do các phòng đầu mối tham mƣu.

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo (Trang 98 - 101)