Hội nhập quốc tế và tác động của hội nhập quốc tế đến giai cấp công nhân Việt Nam

Một phần của tài liệu Sự biến đổi của giai cấp công nhân việt nam trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 25 - 30)

cấp công nhân Việt Nam

1.2.1.Hội nhập quốc tế

Khái niệm hội nhập xuất phát từ tiếng Anh là integration, dịch ra theo tiếng Việt nghĩa là liên kết . Trong Từ điển ngoại giao Liên Xô (cũ),

integration trong lĩnh vực chính trị hay kinh tế là q trình tham gia của một

quốc gia vào cộng đồng quốc tế rộng lớn, như Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC), Hội đồng Tương trợ kinh tế (SEV), hoặc quá trình liên kết của nhiều quốc gia ở mức độ cao.

Hội nhập quốc tế là kết quả tất yếu khách quan của q trình tồn cầu hoá, do sự phát triển của lực lượng sản xuất mang tính xã hội hố ngày càng cao. Hội nhập là sự tham gia có tính tự giác của chủ thể vào q trình tồn cầu hố để đạt được mục đích nhất định của mình theo những nội dung và cấp độ khác nhau.

Có nhiều mức độ khác nhau của hội nhập quốc tế, mức thấp nhất là mở rộng hợp tác với bên ngoài, tức là tham gia vào hệ thống quan hệ quốc tế. Mức cao nhất là trở thành một thành viên có trách nhiệm, có vị trí và vai tr xứng đáng trong cộng đồng quốc tế. Có thể nói, hội nhập quốc tế là giai đoạn phát triển cao hơn về chất so với việc phát triển các quan hệ hợp tác quốc tế. Về thực chất, hội nhập quốc tế là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh để thực hiện lợi ích quốc gia, dân tộc trong các mối quan hệ nhiều mặt, đa dạng, song phương, đa phương với các chủ thể khác nhau trong cộng đồng quốc tế.

Trong giai đoạn hiện nay, hội nhập quốc tế ln có một vai tr hết sức to lớn, quan trọng đối với m i quốc gia, dân tộc. Sự thành cơng hay thất bại của nó đều có tác động, ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực tới q trình ổn định, xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước của m i quốc gia. Việc hội nhập quốc tế có chất lượng, hiệu quả sẽ giúp cho các quốc gia, dân tộc vừa có điều kiện để mở rộng quan hệ hợp tác làm ăn kinh tế với các nước, đồng thời lại vừa có điều kiện để giữ vững nền độc lập, tự chủ của quốc gia, dân tộc. Qua đó tạo

tiền đề để thực hiện lợi ích quốc gia, xây dựng và phát triển đất nước.

Như vậy, có thể hiểu hội nhập quốc tế là tiến trình một quốc gia theo đuổi lợi ích, mục tiêu của mình thơng qua việc tự giác, chủ động hợp tác, liên kết sâu rộng vào cộng đồng chung. Đó là quá trình hợp tác và mở rộng các mối quan hệ giữa quốc gia này với quốc gia khác, giữa quốc gia với các tổ chức quốc tế theo các cấp độ và phạm vi khác nhau (song phương, đa phương, khu vực, toàn cầu), trên tất cả các lĩnh vực (kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh...) và chủ động chấp nhận, tuân thủ, tham gia xây dựng các luật chơi chung, chuẩn mực chung trong khuôn khổ các định chế hoặc tổ chức quốc tế.

Đối với Việt Nam, tư tưởng hội nhập quốc tế đã được định hình trong chính sách đối ngoại của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay từ khi mới ra đời. Trong thư gửi Liên hợp quốc (1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố: “Đối với các nước dân chủ, nước Việt Nam sẵn sàng thực thi chính

cách m c a và hợp tác trong mọi lĩnh vực” [24; tr.470]. Tuy nhiên, do chiến

tranh với những điều kiện khách quan và chủ quan khác nhau nên quá trình hội nhập chưa đi vào thực chất.

Bước vào thời k đổi mới, đứng trước yêu cầu cấp bách phải nhanh chóng vượt ra kh i tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, phá thế bao vây cấm vận của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, đường lối mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế, trước hết trong lĩnh vực kinh tế ngày càng được bổ sung, hồn thiện, đồng thời được thực hiện tích cực hơn. Đại hội VI của Đảng (1986) mở ra bước ngoặt trong tư duy và thực ti n hội nhập quốc tế của Đảng, Nhà nước ta. Nghị quyết Đại hội VI đã xác định nội dung chính của chính sách kinh tế đối ngoại trước hết bao gồm: đẩy mạnh xuất nh p khẩu, tranh thủ vốn viện trợ và vay dài hạn, khuyến kh ch đầu tư trực tiếp của nước ngoài,... heo hướng này, Lu t Đầu tư nước ngồi được thơng qua (1987), tạo khuôn kh pháp l thu n lợi để m rộng quan hệ kinh tế quốc tế, phục vụ phát triển kinh tế, khai thác nh ng tiềm n ng nội lực của đất nước.

Mặc dù vậy, phải đến Đại hội lần thứ VIII (1996) khái niệm hội nhập quốc tế mới được Đảng ta chính thức sử dụng, nhưng dưới một nội hàm hẹp hơn là hội nhập kinh tế quốc tế, với chủ trương “xây dựng một nền kinh tế m ”, “đẩy nhanh quá trình hội nh p kinh tế khu vực và thế giới” [8; tr.37].

Đến Đại hội IX (2001) có thêm những bước tiến trong quá trình hội nhập, khi Đảng ta xác định: “chủ động hội nh p kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, ảo đảm độc l p tự chủ và đ nh hướng xã hội chủ nghĩa” [9; tr.120]. Để cụ thể hoá quan

điểm về hội nhập của Đại hội, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 07 - NQ/TW ngày 27 - 11 - 2001 Về hội nh p kinh tế quốc tế. Trong đó làm rõ hơn mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, nội dung và nhiệm vụ của hội nhập kinh tế quốc tế. Về mục tiêu, Nghị quyết chỉ rõ rằng: “chủ động hội nh p kinh tế

quốc tế nhằm m rộng th trường, tranh thủ thêm vốn, công nghệ, kiến thức quản lý để đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố theo đ nh hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công ằng, dân chủ, v n minh” [10; tr.1].

Đại hội X của Đảng (2006) phát triển hơn nữa trong nhận thức về hội nhập, khơng chỉ chủ động hội nhập, mà cịn phải tích cực hội nhập, hội nhập không chỉ kinh tế, mà c n mở rộng trên các lĩnh vực khác: “chủ động và t ch

cực hội nh p kinh tế quốc tế, đ ng thời m rộng hợp tác trên các lĩnh vực khác” [11; tr.112]. Tổng kết 20 năm đổi mới, Đại hội X nêu ra năm bài học

lớn, trong đó có bài học thứ ba về hội nh p kinh tế quốc tế và xây dựng nền kinh tế độc l p tự chủ. Theo đó, hội nhập kinh tế quốc tế là yêu cầu khách

quan; phải chủ động, có lộ trình với bước đi tích cực, vững chắc, khơng do dự chần chừ, nhưng cũng khơng được nóng vội, giản đơn.

Thực hiện chủ trương của Đảng, ngày 07 - 11 - 2007 Việt Nam chính thức là thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), dấu mốc quan trọng của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, đồng thời mở ra một giai đoạn mới, nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu và toàn diện hơn vào nền kinh

tế thế giới. Trên cơ sở đó, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ

lên chủ nghĩa xã hội (b sung, phát triển n m 2011) đánh dấu bước phát triển

mới trong chủ trương hội nhập quốc tế với sự khẳng định:

hực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc l p, tự chủ, hồ ình, hợp tác và phát triển; đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và t ch cực hội nh p quốc tế; nâng cao v thế của đất nước; vì lợi ch quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh; là ạn, đối tác tin c y và thành viên có trách nhiệm trong cộng đ ng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hồ ình, độc l p dân tộc, dân chủ và tiến ộ xã hội trên thế giới [13; tr.83 - 84].

Chủ trương “chủ động và t ch cực hội nh p quốc tế” đã thể hiện tầm nhìn chiến lược tồn diện của Đảng. Đây khơng chỉ là sự chủ động, tích cực

hội nhập riêng ở lĩnh vực kinh tế và một số lĩnh vực khác, mà là sự tích cực mở rộng hội nhập với quy mơ tồn diện, trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội, quốc ph ng - an ninh... Bước phát triển này trong nhận thức về tư duy đối ngoại của Đảng, phản ánh những nhu cầu cấp thiết đối với sự nghiệp cách mạng nước ta trong bối cảnh quốc tế mới.

Để hiện thực hoá quan điểm hội nhập quốc tế trong điều kiện mới, ngày 10 - 4 - 2013 Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 22 - NQ/TW Về hội nh p quốc

tế. Trong đó khẳng định mục tiêu của hội nhập quốc tế là: hải nhằm củng cố mơi trường hồ bình, tranh thủ tối đa các điều kiện quốc tế thu n lợi để phát triển đất nước nhanh và ền v ng, nâng cao đời sống nhân dân; gi v ng độc l p, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh th và ảo vệ v ng chắc quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; quảng á hình ảnh Việt Nam, ảo t n và phát huy ản sắc dân tộc; t ng cường sức mạnh t ng hợp quốc gia, nâng cao v thế, uy t n quốc tế của đất nước; góp phần t ch cực vào sự nghiệp hồ ình, độc l p dân tộc, dân chủ và tiến ộ xã hội trên thế giới [14; tr.2].

Đại hội lần thứ XII của Đảng (2016), trên cơ sở đánh giá những thành tựu đạt được sau 30 năm đổi mới, Đảng đã chỉ ra những hạn chế và đưa ra phương hướng, nhiệm vụ cần thực hiện để hội nhập quốc tế ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả hơn. Trong đó nhấn mạnh:

riển khai mạnh mẽ đ nh hướng chiến lược chủ động và t ch cực hội nh p quốc tế. ảo đảm hội nh p quốc tế là sự nghiệp của toàn dân và cả hệ thống ch nh tr , đẩy mạnh hội nh p trên cơ s phát huy tối đa nội lực, gắn kết ch t chẽ và thúc đẩy quá trình nâng cao sức mạnh t ng hợp, n ng lực cạnh tranh của đất nước; hội nh p kinh tế là trọng tâm, hội nh p trong các lĩnh vực khác phải tạo thu n lợi cho hội nh p kinh tế; hội nh p là quá trình v a hợp tác v a đấu tranh, chủ động dự áo, x l linh hoạt mọi tình huống, khơng để rơi vào thế động, đối đầu, ất lợi [15; tr.154 - 155].

Như vậy, quá trình hội nhập quốc tế của nước ta ban đầu chỉ chú trọng hội nhập kinh tế, đến nay chủ động và tích cực hội nhập toàn diện trên mọi lĩnh vực. Đây là định hướng chiến lược lớn của Đảng nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì lợi ích của quốc gia dân tộc. Hội nhập quốc tế là sự nghiệp của toàn dân và của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Mọi cơ chế, chính sách phải phát huy tính chủ động, tích cực và khả năng sáng tạo của tất cả các tổ chức, cá nhân, khai thác hiệu quả các tiềm năng của toàn xã hội, của các tầng lớp nhân dân, bao gồm cả cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hội nhập quốc tế phải trên cơ sở phát huy tối đa nội lực, gắn kết chặt chẽ và thúc đẩy q trình hồn thiện thể chế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hiện đại hoá kết cấu hạ tầng, nâng cao sức mạnh tổng hợp và năng lực cạnh tranh quốc gia; đồng thời gắn kết chặt chẽ với việc tăng cường mức độ liên kết giữa các vùng, miền, khu vực trong nước.

Hội nhập quốc tế là toàn diện trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hố, quốc ph ng, an ninh, nhưng trong đó hội nhập kinh tế vẫn là trọng tâm. Hội nhập trong tất cả các lĩnh vực phải được thực hiện đồng bộ trong một chiến lược hội nhập quốc tế tổng thể với lộ trình, bước đi phù hợp với điều kiện thực tế và năng lực của đất nước.

Hội nhập quốc tế là q trình vừa hợp tác vừa đấu tranh, nó sẽ đưa lại cho nước ta nhiều cơ hội để phát triển, nhưng cũng có khơng ít khó khăn, thách thức đặt ra. Những cơ hội và thách thức có mối quan hệ qua lại và có thể chuyển hóa lẫn nhau. Cơ hội có thể trở thành thách thức nếu khơng được tận dụng kịp thời. Thách thức có thể biến thành cơ hội nếu chúng ta chủ động ứng phó thành cơng. Vì vậy, trong q trình hội nhập sẽ có sự đan xen giữa những mặt tích cực và tiêu cực tác động đến quá trình xây dựng, phát triển của đất nước nói chung, đến sự biến đổi của giai cấp cơng nhân nước ta nói riêng với những mức độ và phạm vi khác nhau, cần chủ động dự báo, xử lý linh hoạt mọi tình huống, phát huy những tác động tích cực, ngăn ngừa và hạn chế những tác động tiêu cực

Một phần của tài liệu Sự biến đổi của giai cấp công nhân việt nam trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)