Sự sụt giảm số lượng công nhân trong thành phần kinh tế nhà nước

Một phần của tài liệu Sự biến đổi của giai cấp công nhân việt nam trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 57 - 60)

nhà nước

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế đã và đang tác động đến sự biến đổi của giai cấp công nhân nước ta theo những chiều hướng khác nhau. Cùng với quá trình phát triển nhanh của thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi thì đội ngũ cơng nhân trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế này cũng tăng lên nhanh chóng. Ngược lại, số lượng cơng nhân trong thành phần kinh tế nhà nước sụt giảm nhanh, từ đó đang đặt ra vấn đề là liệu đội ngũ công nhân trong thành phần kinh tế nhà nước có cịn giữ vai trò nòng cốt, đi đầu trong nền kinh tế nhiều thành phần, khi chúng ta xác định “kinh tế nhà nước gi vai trò chủ đạo là lực lượng v t chất quan trọng để nhà nước đ nh hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển” [11; tr.83].

Mặc dù không phải cứ giai cấp công nhân nhiều về số lượng thì kinh tế nhà nước giữ được vai trị chủ đạo, hay ngược lại ít về số lượng thì kinh tế nhà nước khơng thể hiện và phát huy được vai trò. Mặt khác cũng cần thấy rằng, doanh nghiệp nhà nước chỉ là một phần cấu thành kinh tế nhà nước, trong đó bộ phận công nhân trong doanh nghiệp nhà nước cũng chỉ là bộ phận cấu thành giai cấp công nhân Việt Nam. Tuy nhiên, doanh nghiệp nhà nước là bộ phận quan trọng, cốt yếu nhất của thành phần kinh tế nhà nước, nhưng

“doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả, chưa thể hiện được vai trò là lực lượng nòng cốt của kinh tế nhà nước” [15; tr.99]. o đó, nếu vai trị

khơng thể hiện được vai trị tiên phong, dẫn dắt các thành phần kinh tế và đội ngũ công nhân trong các thành phần kinh tế khác thì nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến vai trị chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước.

Thực ti n cho thấy, thành phần kinh tế nhà nước đã có những đóng góp rất quan trọng cho quá trình phát triển chung của đất nước, đã thể hiện được vai tr điều tiết nền kinh tế. Nhưng so với mục tiêu và yêu cầu thì chưa đạt được như k vọng, nhất là trong vấn đề quản lý, hiệu quả sản xuất kinh doanh. Dù nắm những ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh then chốt của nền kinh tế, nhưng kinh tế nhà nước đang cho thấy hiệu quả chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của mình, đang đặt ra nhiều vấn đề đối với vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong điều kiện hiện nay.

Trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, sự dịch chuyển lao động theo quy luật cung - cầu đã và đang tác động đến nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế nhà nước. Đã có một bộ phận không nh công nhân lao động đã rời b doanh nghiệp nhà nước để chuyển sang làm việc cho các doanh nghiệp ngồi nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, mà ở đó có sự năng động, hiệu quả trong sản xuất kinh doanh và được đãi ngộ tốt hơn. Điều đáng nói ở đây là hiện tượng chảy máu tài năng , khi phần lớn những lao động rời b doanh nghiệp nhà nước là những người có trình độ chun mơn cao, có nhiều kinh nghiệm. Điều này nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của kinh tế nhà nước.

Quá trình tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước được thực hiện trong thời gian qua bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn cịn nhiều vấn đề đặt ra. Một số doanh nghiệp khơng có khả năng phát triển sẽ bị sát nhập hoặc giải thể. Một số doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa khơng phát huy được vai trò tự chủ trong điều kiện khơng có sự bao cấp của nhà nước, nên làm ăn thua l . Hệ quả phải phá sản hoặc tồn tại theo dạng cầm chừng khơng có lối thốt. Tất cả điều đó ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của cơng nhân lao động. Cũng có khơng ít doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hoá đang xuất hiện

xu hướng bị tư nhân hoá , khi các nhà đầu tư lớn nắm hầu hết mọi quyền hành từ quản lý sản xuất đến phân phối kết quả lao động. Nhiều doanh nghiệp sau khi cổ phần hố q trình sản xuất mang lại lợi nhuận cao, đáng lẽ thu nhập của người lao động cũng phải được hưởng tương ứng. Nhưng trên thực tế có một số doanh nghiệp đang đi ngược lại với mục tiêu và nhiệm vụ, khi thu nhập của người lao động bị cắt giảm, thấp hơn nhiều so với trước khi được cổ phần hóa.

Quan hệ lao động có phần phức tạp hơn, các quyền lợi khác của người lao động bị vi phạm nhưng khơng có cơ chế để bảo vệ, cho nên đã xuất hiện khơng ít sự phản ứng của cơng nhân bằng việc đình cơng, lãn cơng để phản đối ban quản lý các doanh nghiệp. Thời gian tới khi hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, tất yếu phải thực hiện đầy đủ các nguyên tắc của nền kinh tế thị trường khi tham gia vào sân chơi khu vực và quốc tế. Trong q trình đó việc tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước sẽ được thực hiện một cách quyết liệt hơn nhằm tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng, cơng khai, minh bạch và hiệu quả trong quá trình hội nhập. Điều này cũng dự báo sắp tới bên cạnh sự sụt giảm nhanh về số lượng công nhân trong thành phần kinh tế nhà nước, thì đời sống và địa vị của cơng nhân trong các doanh nghiệp sau cổ phần hố đang đứng trước nhiều khó khăn và thách thức.

Hơn nữa, hiện nay tùy theo điều kiện môi trường xã hội, lĩnh vực nghề nghiệp mà trình độ phát triển của giai cấp công nhân nước ta cũng khơng giống nhau, có bộ phận tiên tiến giác ngộ hơn, có bộ phận chậm tiến, lạc hậu hơn. Sự khác nhau giữa các bộ phận công nhân ở các mặt cũng đồng thời là sự khác nhau về vai tr và ảnh hưởng của các bộ phận đó trong q trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong đó, cơng nhân lao động trong khu vực kinh tế nhà nước có vai tr đặc biệt quan trọng, là đội ngũ n ng cốt của giai cấp công nhân nước ta. Bộ phận công nhân này được tổ chức chặt chẽ, giáo dục rèn luyện và trưởng thành trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nên nó có ý thức chính trị, ý thức giai cấp, tinh thần dân tộc, ý thức tổ chức kỷ luật cao

hơn so với các bộ phận cơng nhân c n lại. Vì vậy, mặc dù xu hướng gia tăng số lượng cơng nhân khu vực kinh tế ngồi nhà nước, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi và sự giảm đi về số lượng công nhân khu vực kinh tế nhà nước thời gian qua là sự phản ánh khách quan quy luật kinh tế thị trường trong giai đoạn đầu của thời k quá độ. Đây là sự biến đổi hợp quy luật, song nếu cứ để xu hướng đó tiếp tục k o dài một cách tự phát thì đến một lúc nào đó đội ngũ cơng nhân khu vực kinh tế nhà nước sẽ chỉ là một bộ phận không đáng kể trong giai cấp cơng nhân nước ta. Điều đó tất yếu sẽ ảnh hưởng đến vai tr n ng cốt của bộ phận công nhân khu vực kinh tế nhà nước và tính chất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đến lúc đó, sự chủ đạo của kinh tế nhà nước, cũng như vai tr then chốt của bộ phận công nhân khu vực kinh tế nhà nước sẽ khó có thể giữ được.

Nhìn chung, xu hướng sụt giảm đội ngũ cơng nhân thành phần kinh tế nhà nước trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế là tất yếu. Sự sụt giảm này cho thấy xu thế phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần và ít nhiều nó tác động đến vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Bước đầu nó sẽ tác động đến vai trị kinh tế của nhà nước, nhưng nếu không được kiểm sốt sẽ tác động đến yếu tố chính trị, tác động đến tâm trạng chung của xã hội, của bản thân người công nhân lao động và ảnh hưởng đến vai trị tiên phong của đội ngũ cơng nhân trong thành phần kinh tế nhà nước trong điều kiện hội nhập hiện nay.

Một phần của tài liệu Sự biến đổi của giai cấp công nhân việt nam trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)