Một số hạn chế trong quá trình biến đổi của giai cấp công nhân Việt Nam trong điều kiện hội nhập

Một phần của tài liệu Sự biến đổi của giai cấp công nhân việt nam trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 49 - 57)

nhân Việt Nam trong điều kiện hội nhập

2.1.2.1. Lợi ch và vai tr của một ộ ph n công nhân chưa được đảm ảo và phát huy đầy đủ

C.Mác từng cho rằng, xét đến cùng mọi hoạt động của con người là theo đu i lợi ch. rong các lợi ch, thì lợi ch v t chất đóng vai tr quyết đ nh, nó thỏa mãn nh ng nhu cầu v t chất trước khi thỏa mãn các nhu cầu khác. Có nghĩa là, trước hết “người ta phải sống đã r i mới làm ra l ch s ”.

Vì vậy, trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay, việc chăm lo đời sống, bảo vệ lợi ích chính đáng của giai cấp công nhân, của người lao động là mục tiêu cụ thể của quá trình xây dựng xã hội vì “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng ằng, v n minh”.

Đóng góp của giai cấp cơng nhân cho q trình phát triển kinh tế - xã hội là rất lớn. Hiện nay, trong quá trình hội nhập quốc tế, cùng với tăng trưởng kinh tế và phát triển thị trường lao động, số lao động có việc làm ổn định ngày càng tăng. Đặc biệt, sau khi nhà nước ta đã có những bổ sung, sửa đổi Luật oanh nghiệp và một số bộ luật khác, các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc loại hình doanh nghiệp ngồi nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi tăng nhanh góp phần giải quyết việc làm cho hàng trăm ngàn lao

động m i năm. Tuy nhiên, vẫn c n có những hạn chế, bất cập trong việc phân phối, giải quyết chính sách xã hội cho người cơng nhân, vai tr làm chủ của một bộ phận công nhân chưa được phát huy.

Lợi ích của một bộ phận cơng nhân được hưởng chưa tương xứng với những thành tựu của cơng cuộc đổi mới và những đóng góp của chính mình; việc làm, đời sống vật chất và tinh thần của cơng nhân đang có nhiều khó khăn, bức xúc, đặc biệt là ở bộ phận công nhân lao động tại các doanh nghiệp của tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.

Giai cấp cơng nhân về bản chất là người làm chủ đất nước, thông qua Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xã hội. Do đó, với tư cách là giai cấp chủ thể của một chế độ xã hội, thì giai cấp công nhân Việt Nam là giai cấp làm chủ, lãnh đạo, đã và đang khẳng định được sứ mệnh, vai trò tiên phong trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nhưng trong quan hệ kinh tế, một bộ phận công nhân nước ta hiện nay đang làm thuê với những mức độ khác nhau, đặc biệt là đội ngũ công nhân trong thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi. Mặt trái của q trình hội nhập quốc tế đang làm cho “đ a v

chính tr của giai cấp công nhân chưa thể hiện đầy đủ” [12; tr.45]. o đặc thù

sở hữu trong nền kinh tế thị trường, nên phần lớn công nhân trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước, đặc biệt là trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi khơng có tư liệu sản xuất, vai tr làm chủ sản xuất của bộ phận cơng nhân trong các loại hình doanh nghiệp này chưa được phát huy. Phần lớn công nhân nước ta hiện nay vẫn là lao động làm cơng ăn lương. Vì vậy, lợi ích của một bộ phận công nhân nước ta chưa được thụ hưởng tương xứng với thành quả lao động, người công nhân luôn bị động, tồn tại tâm lý làm th ở khơng ít người, nhiều vấn đề bức xúc đang nảy sinh trong cuộc sống và trong quan hệ lao động.

Theo khảo sát của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về về tình hình lao động, việc làm 2018 và đánh giá khả năng thực hiện mục tiêu về lao động, việc làm 2019, cho thấy 30% có cuộc sống khó khăn. Báo cáo dẫn số

liệu khảo sát của Viện Cơng nhân và cơng đồn năm 2018: chỉ có 51,3% cơng nhân lao động có thu nhập vừa đủ trang trải cuộc sống, vẫn c n 20,6% cho biết phải chi tiêu tằn tiện, kham khổ; 12% cho biết thu nhập không đủ chi tiêu, vẫn phải làm thêm để cải thiện cuộc sống. Có 6% đang bức xúc vì tiền lương, thu nhập c n thấp so với công sức họ b ra.

Hội nhập quốc tế đã góp phần nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống cho giai cấp cơng nhân nói chung. Nhưng đối với từng cơng nhân hay bộ phận công nhân thì chưa hẳn như vậy. Có một bộ phận cơng nhân, nhất là công nhân lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất thu nhập chưa tương xứng với kết quả lao động. Tiền lương của một bộ phận công nhân nhận được chưa đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu.

Đối với công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người lao động bị o ép đủ thứ, thời gian và cường độ lao động cao hơn nhiều so với mức quy định. M i năm công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi phải làm thêm từ 500 đến 600 giờ, trong khi pháp luật quy định rõ người lao động không được ph p làm thêm quá 200 giờ/năm. Việc công nhân phải làm thêm giờ một phần là do yêu cầu của doanh nghiệp khi có các đơn hàng mới buộc phải tăng ca để đáp ứng nguồn hàng. Quan trọng hơn, để đảm bảo thu nhập trang trải cho cuộc sống buộc người công nhân không c n cách nào khác là phải tăng ca, làm thêm giờ. Vì vậy, người lao động dường như khơng có thời gian để nghỉ ngơi và tham gia các hoạt động thể thao, văn hóa tinh thần. Hiện tượng vắt cạn sức lao động của giới chủ cũng đang cho thấy hệ quả khơng nh , đó là tuổi thọ lao động của một bộ phận công nhân nước ta đang bị suy giảm. Nhiều công nhân ở độ tuổi 0 khơng c n đủ thể lực và trí lực để làm việc trong dây chuyền sản xuất cơng nghiệp.

Trong quản lý có nhiều quy định quá khắt khe đối với người lao động, quan hệ giữa người sử dụng lao động với người lao động c n mang tính chủ - thợ, thậm chí trong nhiều doanh nghiệp có những quy định về giờ giấc vi

phạm đến những quyền riêng tư thiết yếu của con người. Để phản đối những quyết định bất lợi của giới chủ, thời gian gần đây các cuộc bãi công, ngừng việc tập thể của công nhân di n ra trên phạm vi rộng và có nhiều di n biến phức tạp, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của chính người cơng nhân lao động.

Hiện nay, có đến hơn 0% cơng nhân trong các khu công nghiệp, khu chế xuất là lao động ngoại tỉnh, làm việc chủ yếu trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài đang chịu sức p về nhà ở. Phần lớn công nhân trong các khu cơng nghiệp khơng có nhà ở, phải đi th trọ bên ngồi, với những ch ở sinh hoạt hết sức chật hẹp, cũ và xuống cấp. Từ đó nảy sinh vấn đề: một là, công nhân phải chi một khoản không nh so với thu nhập để trang trải cho thuê nhà; hai là, ch ở chung chật chội, không đảm bảo vệ sinh và an ninh, trung bình m i ph ng trọ chỉ từ 2 đến 3 m²/người.

Trong các khu công nghiệp c n thiếu các cơng trình phúc lợi xã hội phục vụ cho nhu cầu đời sống hàng ngày của công nhân như: nhà trẻ, trường học, nhà sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi giải trí. Hầu hết các khu công nghiệp chưa xây dựng thiết chế văn hóa - xã hội phục vụ cơng nhân lao động, các cơng trình văn hố, thể thao, vui chơi giải trí c n thiếu, chủ yếu dành cho đối tượng có thu nhập cao, lao động gián tiếp. Đại bộ phận công nhân ở các nhà trọ khơng có phương tiện nghe nhìn, sách báo và các điều kiện để hưởng thụ văn hoá tinh thần.

Một vấn đề nữa đang đặt ra đối với công nhân trong các khu cơng nghiệp, đó là cơng nhân có tuổi đời rất trẻ, chưa lập gia đình, đa phần là nữ cơng nhân. Vấn đề tình u, hơn nhân gia đình, sinh đẻ và chăm sóc ni dạy con cái ... đều đang là những vấn đề thực sự đáng lo ngại. Công nhân nữ dường như khơng có điều kiện để lập gia đình, từ đây đã để lại nhiều hệ quả xấu trong quan hệ tình yêu và hôn nhân, k o theo đời sống công nhân ngày càng khó khăn và khơng có tương lai.

2.1.2.2. Sự phân hoá giàu nghèo trong nội ộ ngày càng sâu sắc, ảnh hư ng đến t nh thống nhất, đồn kết của giai cấp cơng nhân

Giai cấp công nhân Việt Nam được tổ chức bởi đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam, với hệ tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là giai cấp có tính thống nhất, đồn kết cao. Nhưng trong điều kiện hội nhập quốc tế, dưới tác động của kinh tế thị trường thì chưa hẳn là như vậy, mà đang “có sự chênh lệch cao và phân hố về thu nh p gi a các ộ ph n công nhân; số công nhân lao động tay chân đơn giản có v thế yếu trên th trường lao động, có thu nh p thấp và nhiều khó kh n trong đời sống, cần được quan tâm nhiều hơn” [12; tr.30].

o sự tác động của nền kinh tế nhiều thành phần đã làm xuất hiện sự phân tầng, phân hoá giàu nghèo trong nội bộ giai cấp công nhân. Hiện nay, những công nhân làm việc trong các thành phần kinh tế khác nhau, lợi ích mang lại cho họ cũng khác nhau. Sự khác biệt đầu tiên d nhận thấy nhất của công nhân trong các thành phần kinh tế là thu nhập.

Sự khác biệt về thu nhập giữa những cơng nhân có cổ phần ở các cơng ty, nhà máy, xí nghiệp có thu nhập cao với cơng nhân khơng có cổ phần, thu nhập thấp khá lớn, dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo trong nội bộ người lao động.

Người cơng nhân có cổ phần nhiều sẽ có điều kiện sinh hoạt tốt hơn những người khơng có cổ phần hoặc có ít cổ phần. Nếu cơng nhân có cổ phần nhiều có quyền được tham gia quản lý công ty thông qua việc tham gia họp đại hội cổ đông, được biểu quyết để quyết định những vấn đề quan trọng của công ty, doanh nghiệp. Ngược lại, người cơng nhân khơng có cổ phần thì khơng có những quyền lợi đó. Trong những năm gần đây, q trình cổ phần hố đang di n ra mạnh mẽ, tỷ lệ cơng nhân có cổ phần trong các cơng ty, nhà máy, xí nghiệp ngày càng nhiều. o đó, lúc đầu chỉ là sự khác nhau về thu nhập, về sau nó sẽ dẫn đến những mâu thuẫn lợi ích trong nội bộ giai cấp công nhân.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và cơng nghệ, thì việc ứng dụng khoa học vào sản xuất ngày càng được đẩy mạnh. Máy móc hiện đại càng được ứng dụng thì bộ phận cơng nhân có trình độ càng được trọng dụng, đặc biệt là ở một số ngành nghề mới đ i h i nhiều về trình độ chun mơn tay nghề. Cho nên, sẽ có sự chênh lệch về thu nhập, dẫn đến sự phân tầng giữa cơng nhân có thu nhập cao ở các ngành độc quyền, những ngành nghề mới (dầu khí, điện lực, vi n thông, tin học, công nghệ thông tin, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm...) với cơng nhân có thu nhập thấp ở những ngành nghề truyền thống, lao động nặng nhọc.

Hiện nay, trong giai cấp cơng nhân nước ta c n có một bộ phận khơng có việc làm hoặc mất việc làm (vì tinh giản biên chế, nhất là ở khu vực kinh tế nhà nước do quá trình cải cách, sắp xếp, cổ phần hố..., trong khi chưa bố trí được việc làm cho họ) dẫn đến mất thu nhập, đời sống bị đảo lộn. Khi tình trạng mất việc làm xảy ra thì đời sống của cơng nhân và gia đình gặp nhiều khó khăn. Trong q trình đó, nhiều cơng nhân bị mất quan điểm, lập trường, lao vào làm ăn phi pháp, vi phạm pháp luật. Tình trạng tranh giành việc làm, tranh giành lợi ích di n ra phổ biến đã làm cho nội bộ giai cấp công nhân có sự phân hố rõ nét.

2.1.2.3. L p trường giai cấp, ản lĩnh ch nh tr , l tư ng cách mạng của một ộ ph n công nhân phai nhạt

Thực ti n đã và đang di n ra trên đất nước ta chứng minh rằng, sự lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam là một yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng, là nhân tố hàng đầu có ý nghĩa quyết định bảo đảm cho công cuộc đổi mới phát triển đúng hướng. Thực tế ấy c n được khẳng định, trong điều kiện của nước ta chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam - đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp cơng nhân, nhân dân lao động và của dân tộc, tập hợp trong hàng ngũ của mình hàng triệu những người con ưu tú của dân tộc, là lực lượng duy nhất có khả năng tổ chức, lãnh đạo nhân dân ta xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội; mà mục tiêu trước mắt là hoàn thành sự nghiệp

cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước để sớm đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Tuy nhiên, do ra đời và phát triển trong một nước nông nghiệp lạc hậu, tâm lý, thói quen và tác phong lao động gắn liền với nền sản xuất nh c n in đậm trong một bộ phận giai cấp công nhân nước ta. Hơn nữa, trong quá trình phát triển, giai cấp công nhân thường xuyên tiếp nhận vào đội ngũ của mình những thành phần mới. Những người lao động mới gia nhập giai cấp công nhân phần lớn là từ nông dân, họ c n trẻ tuổi đời, ít tuổi nghề nên ý thức lập trường giai cấp c n nhiều hạn chế. Vì vậy, “cơng nhân nước ta không đ ng

đều về nh n thức xã hội, giác ngộ giai cấp, ản lĩnh ch nh tr , thức t chức và k lu t lao động” [12; tr.30].

Trong điều kiện hội nhập, giai cấp công nhân nước ta đang có nhiều biến đổi, năng động, chủ động hơn, cố gắng nâng cao năng lực, hướng tới hiệu quả cơng việc ngày càng cao hơn. Đó là chưa nói đến mặt trái của hội nhập quốc tế đang làm cho chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng cục bộ, thực dụng, cơ hội cũng có điều kiện phát triển nhanh chóng. Những đặc điểm của nó là: chỉ quan tâm đến lợi ích vật chất, hưởng lạc, coi nhẹ giá trị truyền thống, lối sống đạo đức, giá trị tinh thần nói chung; chỉ lo vun v n cá nhân, gia đình, họ tộc, địa phương, đơn vị hơn là chăm lo cho lợi ích chung của giai cấp, thậm chí làm hại lợi ích cộng đồng; chỉ chăm lo đến lợi ích trước mắt, coi nhẹ, thậm chí làm hại đến lợi ích cơ bản, lâu dài. Khơng ít cơng nhân c n chưa nhận thức đầy đủ để thể hiện bản chất và vị trí của mình; ý chí phấn đấu, ý thức tổ chức kỷ luật, tính tiên phong gương mẫu của một bộ phận công nhân giảm sút. Một số công nhân trẻ c n bị ảnh hưởng bởi các tệ nạn xã hội, buông l ng rèn luyện, sống bng thả, phai nhạt lý tưởng, suy thối về đạo đức, lối sống xa rời bản chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Qua kết quả khảo sát của Viện Cơng nhân và Cơng đồn về lối sống của giai cấp công nhân nước ta hiện nay cho thấy: cơng nhân có lối sống bng thả, thực dụng (2 ,9%); ích kỷ, chủ nghĩa cá nhân (22%); phai nhạt lý

tưởng, giá trị sống (13,6%); có biểu hiện suy thối đạo đức, lối sống (18, %); có thái độ bi quan, chán đời (12,9%); vô cảm trước bất công thường ngày xảy ra (20,3%); ứng xử, giao tiếp k m (25,5%); lối sống gấp, trụy lạc (8,1%); đua đ i lãng phí (29, %). Như vậy, một bộ phận công nhân hiện nay đang bị lệch chuẩn về lối sống so với những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và của hệ giá trị giai cấp công nhân.

Trong thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với kỷ luật lao động ít nhiều có biểu hiện cưỡng bức. Các nhà quản lý nước ngoài đã mang

Một phần của tài liệu Sự biến đổi của giai cấp công nhân việt nam trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 49 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)