Quá trình ra quyết định cá nhân của Kinh Đô

Một phần của tài liệu Hành vi tổ chức (Trang 31 - 35)

Các quyết định cá nhân phản ánh cách một cá nhân đưa ra lựa chọn trong số hai hoặc nhiều lựa chọn thay thế. Việc thực hiện quyết định xảy ra như một phản ứng đối với một vấn đề có sự khác biệt giữa trạng thái hiện tại và trạng thái mong muốn của sự kiện hoặc kết quả.

2.5.1. Quá trình ra quyết định hợp lý

Tất cả các cá nhân trong công ty đều thường xuyên tham gia vào việc ra quyết định, từ quyết định nhỏ đến quyết định lớn, quyết định nhanh hay quyết định chậm. Quá trình ra quyết định hợp lý là quá trình trong đó có sự lựa chọn nhất quán, tối ưu trong điều kiện có những hạn chế cụ thể. Quá trình ra quyết định hợp lý được thể hiện trong ‘’ Mô hình ra quyết định hợp lý’’ .Mô hình này có 6 bước như sau:

Bước 1: Xác định vấn đề

Mô hình bắt đầu bằng việc xác định vấn đề. Một vấn đề tồn tại khi có một sự khác biệt giữa thực tế và trạng thái mong muốn của sự vật, hiện tượng. Có thể thấy nhiều quyết định sai lầm là do người quyết định không xác định được hoặc không xác định đúng vấn đề.

Một ví dụ của vấn đề là tình trạng thiếu động lực của nhân viên. Nhân viên không hăng hái, nhiệt tình với công việc. Do vậy họ không nỗ lực trong công việc và cũng không đạt kết quả công việc cao. Điều này khác với mong muốn của tổ chức là đội ngũ nhân viên luôn hăng hái,nhiệt tình, nỗ lực trong công việc.

Cần xác định chính xác vấn đề, tránh nhầm lẫn giữa vấn đề với các ‘’biểu hiện’’ của vấn đề. Một vấn đề cũng giống như một bệnh có thể có nhiều triệu chứng nhưng thầy thuốc phải căn cứ vào các triệu chứng để chuẩn đoán và chữa đúng bệnh. Triệu chứng của thiếu động lực có thể là nghỉ việc nhiều, đến muộn, nhiều sản phẩm lỗi...v..v Nếu xác định ‘’nhiều sản phẩm lỗi ‘’ là vấn đề thì không chính xác. Sản phẩm lỗi chỉ là biểu hiện của thiếu động lực.

Bước 2: Xác định các tiêu chí quyết định

Khi đã xác định được vấn đề, người ra quyết định cần phải xác định các tiêu chí quyết định, điều đó sẽ rất quan trọng trong việc giải quyết vấn đề. Trong bước này người ra quyết định xác định điều gì liên quan đến việc ra quyết định. Bước này thường xét đến lợi ích, giá trị và ưu tiên cá nhân của người ra quyết định. Xác định các tiêu chí là điều quan trọng bởi điều mà một người cho là có liên quan. Cũng nên lưu ý rằng bất kỳ yếu tố nào không được xác định trong bước này được coi là không có liên quan đối với người ra quyết định. Ví dụ các tiêu chí để giải quyết vấn đề thiếu động lực bao gồm hiệu quả công việc, tác động nhanh hay chậm tới Kinh Đô và chi phí.

Bước 3: Cân nhắc tiêu chí

Các tiêu chí quyết định thường có tầm quan trọng khác nhau. Tiêu chí càng quan trọng thì càng cần được ưu tiên. Vì vậy, bước thứ 3 đòi hỏi người ra quyết định phải cân nhắc để xác định mức độ ưu tiên của các tiêu chí. Người ta thường xác định mức độ ưu tiên bằng cách gán cho mỗi tiêu chí một trong số. Chẳng hạn trong 3 tiêu chí ra quyết định giải quyết vấn đề thiếu động lực, hiệu quả là quan trọng nhất nên có thể cho trọng số 0,5, tiêu chí thứ 2 có trọng số là 0,2 và tiêu chí cuối cùng có trọng số là 0,2 và tiêu chí cuối cùng có trọng số 0,3.

Bước 4: Đưa ra các phương án giải quyết vấn đề

Bước này đòi hỏi người ta quyết định phải đưa ra các phương án lựa chọn có thể, điều này sẽ dẫn tới thành công trong việc giải quyết vấn đề. Bước này không nhằm đánh giá các phương án lựa chọn, mà chỉ đưa ra các phương án.Ví dụ để giải quyết vấn đề thiếu động lực, Kinh Đô có thể đưa ra 3 phương án là tăng lương, cải thiện hệ thống đánh giá kết quả thực hiện công việc và cải thiện điều kiện làm việc

Một khi các phương án lựa chọn đưa ra, ra quyết định phải phân tích sát sao và đánh giá từng phương án. Điều này được thực hiện bằng cách đánh giá mỗi phương án theo từng tiêu chí đã được xác định. Điểm mạnh và điểm yếu của mỗi phương án trở nên rõ ràng khi chúng được đem đối chiếu với các tiêu chí và những thứ tự ưu tiên được thiết lập trong bước 2 và bước 3. Ví dụ có thể cho điểm từng phương án để tăng cường động lực ( đã đề xuất ở bước 4) bằng cách cho điểm theo các tiêu chí với điểm tối đa là 10 cho phương án mạnh nhất. Kết quả đánh giá các phương án được đưa ra trong bảng sau:

Phương án 1

“Tăng lương”

Phương án 2

“Cải thiện hệ thống đánh giá thực hiện kết quả công việc”

Phương án 3

“Cải thiện điều kiện làm việc” Tiêu chí 1 Hiệu quả 8 7 6 Tiêu chí 2 Tác động nhanh hay chậm 9 8 7 Tiêu chí 3 Chi phí 5 8 6

Bảng 2: kết quả đánh giá các phương án:

Bước 6: Tính toán tối ưu và quyết định

Bước cuối cùng trong mô hình này đòi hỏi phải tính toán tối ưu và quyết định .Điều này được thực hiện bằng cách cân nhắc tổng thể các phương án lựa chọn theo các tiêu chí đã được xác định và quyết định lựa chọn phương án tối ưu nhất theo các tiêu chí đó. Điểm số theo các tiêu chí của mỗi phương án sẽ được tính toán dựa trên số điểm và trọng số với kết quả thu được như trong bảng sau. Theo mô hình này, phương án tối ưu được lựa chọn chính là quyết định tối ưu.

Mô hình sáu bước ra quyết định hợp lý được xây dựng dựa trên một số giả thuyết

Những giả thuyết đó là:

- Sự rõ ràng của vấn đề: vấn đề cần giải quyết ràng và không mơ hồ. Người ra

quyết định có thông tin đầy đủ về vấn đề cần giải quyết.

- Xác định được các phương án lựa chọn: người ra quyết định có thể xác định

tất cả các tiêu chí liên quan và có thể liệt kê tất cả các phương án lựa chọn có thể xảy ra. Người ra quyết định cũng nhận thức được tất cả các hệ quả có thể thể của mỗi phương án lựa chọn.

- Những ưu tiên rõ ràng: giả định về sự hợp lý cho rằng các tiêu chí và

phương án lựa chọn này có thể được xếp hạng và cân nhắc để phản ánh tầm quan trọng của chúng.

- Những ưu tiên bất biến: Các tiêu chí ra quyết định và mức độ ưu tiên của

các tiêu chí này không thay đổi trong suốt quá trình ra quyêt định

- Không có những hạn chế về thời gian hay chi phí

- Mức thưởng phạt tối đa: Người ra quyết định hợp lý có động lực và áp lực để chọn phương án đem lại giá trị được cho là cao nhất

2.5.2. Ra quyết định cá nhân trên thực tế của Kinh Đô 2.5.2.1. Ra quyết định bằng trực giác

Khi nhà quản lý phải lựa chọn một trong hai ứng cử viên đều đủ điều kiện. Khi đó nhà quản lý phải sử dụng ‘’cảm tính’’ của mình. Sử dụng cảm tính có phải là biểu hiện của một nhà quản lý kém cỏi ‘’không’’. Các nhà quản lý thường sử dụng trực giác của mình và điều này thực sự góp phần cải thiện việc ra quyết định cá nhân

Ra quyết định bằng trực giác là một quá trình vô thức được tạo ra nhờ kinh nghiệm tích lũy được.

2.5.2.2. Ra quyết định trong điều kiện tính hợp lý có giới hạn

*Quá trình ra quyết định:

- Trên thực tế, cá nhân chỉ quan tâm đến các khía cạnh chủ yếu của vấn đề mà không cần phải nắm bắt vấn đề một cách tỉ mỉ, chi tiết.

- Sau khi xác định được vấn đề, cá nhân bắt đầu tìm kiếm các tiêu chí và phương án lựa chọn. Người ra quyết định sẽ xác định một danh sách giới hạn lựa chọn bao gồm những tiêu chí dễ nhận thấy.

- Các tiêu chí quen thuộc và các giải pháp đã được thử nghiệm sẽ được cân nhắc trước tiên.

* Ra quyết định trong điều kiện giới hạn bởi các yếu tố thuộc về tổ chức

Khi ra quyết định, cá nhân cũng chịu ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố thuộc về tổ chức như hệ thống đánh giá kết quả thực hiện công việc, hệ thống khen thưởng, thời gian và chi phí, các tiền lệ của tổ chức.

* Ra quyết định trong điều kiện giới hạn về thời gian

Mô hình ra quyết định lý tưởng thường không tính đến thực tế rằng: trong các tổ chức, các quyết định thường đi kèm với những hạn chế về thời gian.

Các nhà quản trị của Kinh Đô thường đưa ra hạn chót đối với một quyết định nào đó. Chẳng hạn, kế hoạc tài chính của tổ chức phải được hoàn thành trong tuần này kế hoạch triển khai sản phẩm mới phải trình lãnh đạo doanh nghiệp vào tuần sau. Một số quyết định cần phải được đưa ra nhanh chóng để đi đầu trong cuộc cạnh tranh để làm cho khách hàng thỏa mãn. Và hầu như tất cả các quyết định quan trọng đều có những thời hạn.

2.6.Thực trạng công tác tạo động lực cho cán bộ nhân viên tại CtCP Chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc.

Một phần của tài liệu Hành vi tổ chức (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w