Mô hình tổ chức quản lý của công ty được tổ chức theo đúng mô hình của công ty cổ phần. Bao gồm: Đại hội cổ đông, Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát, Ban Tổng Giám Đốc.
Công ty được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8, thông qua vào ngày 29/11/2005, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2006. Hoạt động của công ty được tuân thủ theo Luật Doanh nghiệp, các Luật khác có liên quan và Điều lệ công ty. Điều lệ công ty, bản sửa đổi đã được Đại hội đồng cổ đông của Kinh đô miền Bắc thông qua ngày 23/03/2004 là cơ sở chi phối toàn bộ hoạt động của công ty.
Trước đây, cơ cấu tổ chức của Kinh đô là cơ cấu theo kiểu trực tuyến - chức năng, nhưng mô hình này thể hiện nhiều nhược điểm trong vấn đề quản lý.
Mô hình này có ưu điểm là:
- Hiệu quả tác nghiệp cao với những nhiệm vụ có tính lặp đi lặp lại hàng ngày - Phát huy đầy đủ hơn những ưu thế của chuyên môn hóa ngành nghề
- Đơn giản hóa việc đào tạo
- Tạo điều kiện cho kiểm tra chặt chẽ của cấp cao nhất.
Nhưng mô hình này cũng có những nhược điểm không phù hợp với nhiệm vụ cũng như sứ mệnh của công ty hiện nay đó là:
- Thiếu sự phối hợp hành động ảnh giữa các phòng ban chức năng - Hạn chế việc phát triển đội ngũ cán bộ quản trị chung
- Trách nhiệm về vấn đề thực hiện mục tiêu chung gánh lên vai cấp lãnh đạo cao nhất
- Thường dẫn đến mâu thuẫn giữa các đơn vị chức năng khi đề ra các chỉ tiêu và chiến lược.
Vì vậy để phù hợp với những hướng đi mới cũng như những mục tiêu mới phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô đã
hơn hẳn cơ cấu tổ chức trực tuyến chức năng đó là:
Định hướng các hoạt động theo kết quả cuối cùng
Tập trung nguồn lực vào các khâu xung yếu
Tạo điều kiện đáp ứng nhanh với những sự thay đổi của môi trường
Kết hợp năng lực của các phòng ban một cách hiệu quả hơn.
Nhưng mô hình tổ chức ma trận này cũng có những nhược điểm mà công ty cần hạn chế một cách tối đa như: hiện tượng song trùng lãnh đạo dẫn đến sự không thống nhất mệnh lệnh, tốn kém hơn.
Hình 9: Cơ cấu tổ chức của CTCP chế biến thực phẩm Kinh Đô
Nguồn: http://www.kinhdo.vn
Theo mô hình cơ cấu tổ chức này, công ty quản lý bằng việc phân ra từng ngành hàng chuyên biệt, mỗi ngành hàng được coi là một SBU. Từ đó tạo ra tính năng động cho việc giải quyết các vấn đề có phát sinh của từng ngành hàng. Theo mô hình này, từng phòng ban chức năng sẽ có những nhân sự chuyên về một hoặc một vài ngành hàng, giải quyết những vấn đề liên quan đến ngành hàng đó.
Mỗi một ngành hàng lại có một người làm Trưởng ngành hàng, quản lý và chịu trách nhiệm các vấn đề có liên quan trực tiếp tới ngành hàng đó. Hiện nay công ty có hai Trưởng ngành hàng.
Đốc cung ứng vật tư, Phó Tổng Giám đốc Kinh doanh, Phó Tổng Giám đốc Bakery, Phó Tổng Giám đốc sản xuất, Phó Tổng Giám đốc tài chính. Riêng ngành hàng Bakery, do nó hoạt động mang tính chất độc lập, chuyên biệt hơn những ngành hàng khác nên có một Phó Tổng Giám Đốc riêng để điều hành trực tiếp ngành hàng này.
Nhận xét:
Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô sử dụng sơ đồ tổ chức này đảm bảo sự phát triển của từng ngành hàng, đảm bảo cho các ngành hàng phát triển một cách hiệu quả hơn. Nếu khi có sự cố, sự cố này chỉ có ở một hay một vài ngành hàng, khi đó với cơ cấu tổ chức này sẽ đảm bảo đi sâu vào giải quyết vấn đề của ngành hàng đó, chứ không áp đặt cho những ngành hàng khác. Như vậy, tính hiệu quả sẽ cao hơn. Các phòng ban khác cũng vừa độc lập trong việc giải quyết vấn đề hơn và cũng có sự liên kết chặt chẽ với nhau trong nội bộ công ty hơn.