phạm về đăng ký doanh nghiệp
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Thông tư liên tịch số 04/2015/TTLT- BKHDT-BTC-BNV ngày 28/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ ban hành quy chế phối hợp mẫu giữa các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp
56
quyền xem xét, đánh giá việc thực hiện pháp luật, chính sách, quyền hạn, nghĩa vụ của doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức có liên quan”.
Theo đó, có thể hiểu công tác kiểm tra và hậu kiểm sau đăng ký doanh nghiệp là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, đánh giá việc thực hiện pháp luật, chính sách, quyền hạn, nghĩa vụ của doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức có liên quan sau khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
Ngày 05/6/2018, UBND tỉnh Vĩnh Long ban hành Quyết định số 02/2018/QĐ-UBND ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh sau đăng ký thành lập trên địa bàn. Theo đó, công tác kiểm tra và hậu kiểm sau đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bao gồm các hoạt động sau:
Thứ nhất, kiểm tra thông tin đăng ký doanh nghiệp:
Hiện nay, cơ quan chức năng vẫn chỉ dựa trên việc kê khai của doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp để xác định các thông tin về doanh nghiệp đó bao gồm: tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính; ngành nghề kinh doanh; vốn điều lệ; người đại diện theo pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế xảy ra nhiều trường hợp doanh nghiệp đăng ký vốn điều lệ chỉ là vốn “ảo”, chưa phản ánh đúng năng lực tài chính của doanh nghiệp hoặc kê khai quá nhiều ngành nghề kinh doanh mà trên thực tế doanh nghiệp lại chưa hoạt động hoặc không hoạt động về các ngành nghề đó. Cũng có nhiều doanh nghiệp kê khai địa chỉ trụ sở chính nhưng khi đến kiểm tra thì chỉ là ngôi nhà bỏ không, không có hoạt động kinh doanh nào diễn ra. Chính vì vậy, cần phải có công tác kiểm tra và hậu kiểm sau đăng ký doanh nghiệp để cập nhật thông tin chính xác về doanh nghiệp. Trường hợp phát hiện thông tin đăng ký doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư chưa chính xác hoặc chưa đầy đủ so với tình trạng thực tế của doanh nghiệp, cơ quan chức năng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Sở Kế hoạch và Đầu tư để đề nghị doanh nghiệp thực hiện đăng ký thay đổi hoặc hiệu đính thông tin đăng ký theo quy định. Sau khi doanh nghiệp đăng ký thay đổi hoặc hiệu đính thông tin, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm thông báo kết quả cho cơ quan chức năng có liên quan.
57
Theo thống kê từ Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh, nhiều doanh nghiệp có thực hiện đăng ký doanh nghiệp nhưng lại không hoạt động trên thực tế, cụ thể trong gần 3 tháng đầu năm 2019, toàn tỉnh đã có 116 Doanh nghiệp (14 chi nhánh) đã đóng mã số thuế, gấp 2,2 lần so cùng kỳ năm trước và có 225 Doanh nghiệp (12 chi nhánh) tạm ngừng sản xuất kinh doanh, gấp 1,7 lần so cùng kỳ năm trước; có 50 doanh nghiệp giải thể và 28 đơn vị trực thuộc chấm dứt hoạt động, nâng tổng số 1.715 doanh nghiệp giải thể và 310 đơn vị trực thuộc chấm dứt hoạt động [34]. Tình trạng doanh nghiệp không hoạt động khá phổ biến, đặc biệt nhiều doanh nghiệp hoàn thành thủ tục đăng ký doanh nghiệp nhưng lại không hoạt động hoặc chuyển địa điểm hoạt động nhưng không thông báo cho cơ quan chức năng gây khó khăn cho cơ quan nhà nước trong công tác quản lý hoạt động doanh nghiệp. Do đó, cần siết chặt công tác thanh tra, kiểm tra và hậu kiểm sau khi doanh nghiệp hoàn tất thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Đối với trường hợp giải thể, chấm dứt hoạt động thì cần phải thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Năm 2019, theo báo cáo về thanh tra hoạt động nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất tại 22 tổ chức, DN, UBND tỉnh đã chỉ ra nhiều vi phạm của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tại thời điểm thanh tra,
2 tổ chức đã không còn hoạt động tại trụ sở đăng ký [40].
Được biết, từ năm 2017 đến tháng 8/2018, trên địa bàn tỉnh có 63 tổ chức, DN được Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cũng như Sở TN&MT cấp phép nhập khẩu phế liệu. Trong 22 đơn vị được thanh tra lần này, Bộ TN&MT và Sở TN&MT Bắc Ninh đã cấp 37 giấy phép. Tuy nhiên, 28 giấy đã hết thời hạn.
Trong tổng số 15 tổ chức nhập khẩu trực tiếp phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, có 3 tổ chức không lập báo cáo quản lý chất thải nguy hại; 3 tổ chức thực hiện kê khai chứng từ chất thải nguy hại không đầy đủ; chỉ có 4 tổ chức có bãi lưu giữ phế liệu theo quy định. Cá biệt, có những đơn vị nhiều năm liên tiếp (từ 2017-2019) không có báo cáo tình hình nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu hàng năm như Cty TNHH Công nghệ môi trường Tiến Thịnh Phát, Cty TNHH Đông Á[40]…
Đáng quan tâm, có 4 trong tổng số 15 tổ chức nhập khẩu trực tiếp phế liệu, trong một số tháng đã nhập khẩu vượt hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tấn so với
58
giấy chứng nhận được Sở TN&MT cấp như Cty TNHH Sản xuất Giấy và Bao bì Phương Đông có 8 lần nhập khẩu giấy phế liệu vượt khối lượng tới gần 17 nghìn tấn [40].
Xét thấy, có quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh có những vi phạm về hoạt động kinh doanh, đăng ký giấy phép nhưng hết thời hạn hay thực hiện kinh doanh vượt quá phạm vi cấp phép… Từ kết quả thanh tra, kiểm tra này, xét thấy cần phải xử phạt hành chính hàng loạt doanh nghiệp vi phạm.
Thứ ba, kiểm tra xem doanh nghiệp có đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh đối với doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Tại Khoản 1 Điều 7 Luật Đầu tư năm 2014, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định: “Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng” [12]. Theo đó, doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi đã đáp ứng đủ các điều kiện trong suốt quá trình kinh doanh. Tuy nhiên, thực tiễn có nhiều trường hợp doanh nghiệp chưa đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh và cũng chưa thực hiện xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện
hoạt động kinh doanh mà đã tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Tình trạng này diễn ra phổ biến ở cả doanh nghiệp nhỏ hay doanh nghiệp có tiếng trên thị trường.
Ví dụ điển hình là vụ vi phạm của Công ty TNHH đầu tư Châu Á - Thái Bình Dương – Vĩnh Long là chủ đầu tư của công trình Trung tâm thương mại, khách sạn, văn phòng và căn hộ để bán (Vincom và Vinhome Vĩnh Long); Địa chỉ: Đường Phạm Thái Bường, Phường 4, Thành phố Vĩnh Long, Tỉnh Vĩnh Long; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 2300558864 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh phố Vĩnh Long cấp đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 19/9/2017; Người đại diện theo pháp luật: Phạm Duy Hưng; Giới tính: Nam; Chức danh: Giám đốc.
Trong trường hợp này, cần phối hợp trong xử lý doanh nghiệp vi phạm quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện gồm: phối hợp xử phạt; yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện cho đến khi doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện về ngành, nghề kinh doanh.
59
2.3.4. Đánh giá thực thi pháp luật về đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
2.3.4.1 Ưu điểm
Thứ nhất, rút gọn thủ tục đăng ký doanh nghiệp tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức bắt đầu khởi nghiệp.
Theo Luật Doanh nghiệpnăm 2014 với những quy định mới thì thủ tục đăng ký doanh nghiệp được giảm tải về mặt thủ tục hành chính so với trước đây, nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp mới thành lập chỉ cần thực hiện thủ tục đơn giản, đồng thời cũng góp phần giảm đi khối lượng công việc phải thực hiện khi đăng ký doanh nghiệp đối với cơ quan ĐKDN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
Kể từ khi Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp có hiệu lực, các cơ quan đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký con dấu phối hợp chặt chẽ với nhau trong công tác quản lý về hoạt động của doanh nghiệp, nhằm loại bỏ những khâu thủ tục không cần thiết, rút ngắn thời gian đăng ký kinh doanh còn 03 ngày. Điều này giúp cho doanh nghiệp mới nhanh chóng gia nhập thị trường.
Thứ hai, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đăng ký doanh nghiệp.
Trong thời gian vừa qua, tỉnh Vĩnh Long tăng cường đẩy mạnh mức độ đầu tư cho hoạt động đăng ký doanh nghiệp, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử. Ngoài ra, tại Vĩnh Long triển khai chương trình cho các Sở, ban, ngành, cơ quan chức năng thực hiện công tác hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử nhằm thực hiện hoạt động đăng ký doanh nghiệp trên thực tế đạt kết quả cao, góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế của tỉnh.
Ngoài ra, giấy chứng nhận ĐKDN không chỉ được cấp dưới hình thức văn bản mà còn được cấp dưới dạng bản điện tử trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về ĐKDN (giấy chứng nhận đăng ký điện tử có giá trị như giấy chứng nhận ĐKDN).
60
Thứ ba, Luật Doanh nghiệp năm 2014 bãi bỏ yêu cầu về điều kiện kinh doanh tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, chuyển từ công tác “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”.
Trước khi Luật Doanh nghiệp năm 2014 có hiệu lực, thủ tục thành lập doanh nghiệp được thực hiện rất “chặt chẽ”, phải qua sự kiểm tra, thẩm định, đánh giá và chứng nhận của nhiều cơ quan Nhà nước từ Trung ương xuống địa phương. Tuy nhiên, kể từ khi Luật Doanh nghiệp năm 2014 ra đời, việc đăng ký doanh nghiệp từ việc phải “xin cấp giấy phép được tiến hành kinh doanh” sang “thông báo với các cơ quan có thẩm quyền về sự hiện hữu của doanh nghiệp”. Việc xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với doanh nghiệp đăng ký ngành, nghề kinh doanh có điều kiện được thực hiện sau thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp. Do đó, hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp đã được rút ngắn nhiều lần so với trước đây.
Bên cạnh đó, sau khi doanh nghiệp hoàn tất thủ tục thành lập doanh nghiệp thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong công tác quản lý đối với doanh nghiệp phối hợp, kiểm tra và hậu kiểm đối với doanh nghiệp: thông tin doanh nghiệp đăng ký trên Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, tình trạng hoạt động của doanh nghiệp trên thực tế…
2.3.4.2 Hạn chế
Bên cạnh kết quả đạt được, trong công tác thực hiện đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long vẫn còn những tồn tại khó khăn, hạn chế cơ bản sau:
Thứ nhất, vẫn còn sự chồng lấn vềnội dung các văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể là giữa luật chuyên ngành và Luật Doanh nghiệp 2014 làm hạn chế và giảm đáng kể quyền tự do kinh doanh của các doanh nghiệp. Tại Điều 3 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định: “Việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế áp dụng theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Trường hợp đặc thù liên quan đến việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp quy định tại Luật khác, thì áp dụng theo quy định của Luật đó”.
61
Trong khi đó, một trong các Luật chuyên ngành như: Luật Các tổ chức tín dụng; Luật Chứng khoán; Luật Kinh doanh bảo hiểm; Luật Dược; Luật Dầu khí; Luật Xây dựng; Luật Kinh doanh bất động sản; Luật Vận tải đường bộ; Luật Vận tải thủy; Luật Hàng không dân dụng Việt Nam; Luật Hành nghề y dược; Luật Báo chí; Luật Xuất bản; Luật Giáo dục; Luật Dạy nghề; Luật Luật sư; Luật Công chứng; Luật Kiểm toán; Luật Kế toán … Các luật này thường có thêm các quy định như: Luật các tổ chức tín dụng quy định ngân hàng thương mại chỉ được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần; Luật công chứng quy định các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công chứng tư chỉ có thể tồn tại dưới hình thức công ty hợp danh;…
Thứ hai, từ việc quy định chồng lấn trên dẫn đến hệquả tồn tại nhiều loại cơ quan cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp.
Thật vậy, xuất phát từ những quy định đặc thù trong luật chuyên ngành nên tại Việt Nam, bên cạnh Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp phép thành lập doanh nghiệp, còn nhiều quan khác cũng tham gia vào vấn đề cấp giấy phép hoạt động cho doanh nghiệp. Ví dụ, Công ty luật/ Văn phòng luật sư, văn phòng công chứng xin cấp giấy phép hoạt động tại Sở Tư pháp; Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ xin giấy phép của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm xin giấy phép của Bộ Tài chính…
Như vậy, thật khó kiểm soát hết các doanh nghiệp thực hiện đăng ký doanh nghiệp trên thực tế.
Thứ ba, nhiều doanh nghiệp mới chưa chủ động trong việc nghiên cứu, tìm hiểu các quy định của pháp luật về doanh nghiệp dẫn đến tình trạng không nắm được quy định của pháp luật gây khó khăn trong việc thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp đúng theo luật định. Bên cạnh đó, công tác hướng dẫn, giải thích pháp luật cho doanh nghiệp của các cán bộ còn nhiều hạn chế, do cách hiểu của mỗi người khác nhau dẫn đến tình trạng hướng dẫn, giải thích của các cán bộ chưa đồng nhất. Điều này gây ra một số phiền hà, khó khăn cho doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính về đăng ký doanh nghiệp.
Thứ tư, hạn chế nguồn lực triển khai tại cơ quan đăng ký kinh doanh. Hiện nay, theo Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì thời hạn giải quyết việc đăng ký doanh
62
nghiệp là 03 ngày. Tức là trong thời hạn luật định, kể từ khi doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, cơ quan đăng ký kinh doanh phải xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc từ chối cấp thì cần gửi thông báo cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do. Việc rút ngắn thời gian cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sớm gia nhập thị trường. Tuy nhiên, điều này lại làm cho phòng Đăng ký kinh doanh phải chịu áp lực lớn do khối lượng công việc tăng lên. Nhiều công việc trước đây do doanh nghiệp thực hiện thì giờ đây là do cơ quan ĐKKD làm thay cho doanh nghiệp.
Hiện nay, cơ cấu Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Long gồm có 01 trưởng phòng, 03 phó trưởng phòng và 05 chuyên viên. Trong khi đó, tính 03 tháng đầu năm 2021 có 1.086 hồ sơ thành lập doanh nghiệp mới. Như vậy số lượng hồ sơ thành lập doanh nghiệp mỗi tháng là 181 bộ. Theo đó, mỗi tháng một chuyên viên cần phải xử lý 36 bộ hồ sơ thành lập doanh nghiệp mới. Đây là khối lượng công việc chuyên viên cần xử lý về hồ sơ
thành lập doanh nghiệp mới, chưa kể đến những hồ sơ thay đổi đăng ký doanh nghiệp. Như vậy, có thể thấy, mỗi chuyên viên đều phải xử lý khá nhiều hồ sơ trong