Tăng cường chế tài xử phạt đối với các doanh nghiệp vi phạm nghĩa vụ

Một phần của tài liệu Pháp luật về đăng ký doanh nghiệp - Từ thực tiễn tại tỉnh Vĩnh Long (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 78 - 80)

đăng ký doanh nghiệp

Bên cạnh vấn đề đảm bảo quyền tự do kinh doanh của các cá nhân, tổ chức trong xã hội (đáp ứng Điều 18 Luật Doanh nghiệp năm 2014) thì Nhà nước luôn phải tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để thực hiện tốt công tác quản lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp cần phải có

72

chế tài xử phạt đối với các doanh nghiệp có hành vi vi phạm trong lĩnh vực đầu tư, doanh nghiệp.

Thật vậy, hiện nay pháp luật về đăng ký doanh nghiệp quy định về xử phạt vi phạm đăng ký doanh nghiệp bước đầu mới chỉ dừng lại ở xử lý vi phạm hành chính. Nghị định số 50/2016/NĐ-CP ngày 01/6/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư có hiệu lực kể từ ngày 15/7/2016. Trong đó, các hành vi vi phạm và các biện pháp xử lý đối với doanh nghiệp vi phạm được quy định cụ thể tại Mục 4 hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả (Mục 4 Chương II Nghị định số 50/2016/NĐ-CP). Theo đó, các mức phạt dao động từ thấp nhất là mức phạt 500.000đ đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 01 đến 30 ngày (Khoản 1 Điều 31 Nghị định 50/2016/NĐ-CP) đến cao nhất là mức phạt 30.000.000đ đối với vi phạm các quy định về thành lập doanh nghiệp, cụ thể là các hành vi cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị thực tế hoặc tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký thành lập doanh nghiệp (Khoản 4 Điều 28 Nghị định 50/2016/NĐ-CP).

Một vi phạm điển hình là hành vi không đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh khi không góp đủ vốn Điều lệ như đã đăng ký. Thực tế, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ như kinh doanh quán net (quán game), nhà hàng, quán ăn… khi tiến hành thủ tục đăng ký doanh nghiệp đã đăng ký vốn điều lệ khá cao từ 1.500.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng và thậm chí có doanh nghiệp đăng ký mức vốn điều lệ cao hơn mức này nhưng sau thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà doanh nghiệp đó không thực hiện đăng ký thay đổi vốn điều lệ với cơ quan đăng ký kinh doanh. Với những trường hợp như này mà mức phạt thực tế chỉ dao động từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (theo khoản 3 Điều 28 Nghị định 50/2016/NĐ-CP); Có một số hành vi vi phạm quy định về kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp như hành vi kê khai không trung thực, không chính xác nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp như đã phân tích thực trạng tại chương 2 có nhiều doanh nghiệp đăng ký địa chỉ kinh doanh nhưng tại đó lại

73

không có hoạt động kinh doanh hay đăng ký tại địa chỉ này nhưng lại kinh doanh tại địa chỉ khác, một số doanh nghiệp đăng ký ngành nghề này nhưng thực chất lại kinh doanh ngành nghề khác hẳn so với các ngành nghề đã đăng ký… Tuy nhiên, mức phạt tiền đối với hành vi kê khai không trung thực, không chính xác nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp này chỉ dao động từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng (Khoản 1 Điều 24 Nghị định 50/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư); …

Qua đó, có thể thấy, chế tài xử phạt đối với doanh nghiệp vi phạm các nghĩa vụ đăng ký doanh nghiệp hiện nay chưa đủ sức răn đe, dẫn đến tình trạng doanh nghiệp vi phạm còn nhiều, ảnh hưởng đến quy luật phát triển tự nhiên của nền kinh tế nước nhà. Chính vì vậy, Nhà nước cần phải có biện pháp tăng mức xử phạt đối với doanh nghiệp vi phạm nghĩa vụ đăng ký doanh nghiệp để đảm bảo đủ tính nghiêm khắc của pháp luật.

Một phần của tài liệu Pháp luật về đăng ký doanh nghiệp - Từ thực tiễn tại tỉnh Vĩnh Long (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)