Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đăng ký doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Pháp luật về đăng ký doanh nghiệp - Từ thực tiễn tại tỉnh Vĩnh Long (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 80)

từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Long

3.3.1. Tăng cường nhân sự cơ quan có thẩm quyền đáp ứng đủ về số lượng, nâng cao về chất lượng

Qua nghiên cứu về tình hình thực hiện đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long có thể thấy rằng, số lượng hồ sơ về thủ tục đăng ký doanh nghiệp là rất nhiều, cụ thể là trong 06 tháng đầu năm 2019 có 1.086 hồ sơ thành lập doanh nghiệp mới. Điều đó có nghĩa là hàng tháng có khoảng 181 bộ hồ sơ về thành lập doanh nghiệp mới, chưa kể các bộ hồ sơ về thay đổi đăng ký doanh nghiệp. Trong khi đó, số lượng chuyên viên xử lý hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Long chỉ có 05 chuyên viên. Như vậy, có thể thấy, khối lượng công việc của các cán bộ Phòng ĐKKD – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Long là rất lớn. Do đó, cần phải tăng cường nhân sự cho Phòng ĐKKD nhằm giảm tải khối lượng công việc cho các chuyên viên hiện có, góp phần thúc đẩy hiệu quả hoạt động của Phòng ĐKKD.

Bên cạnh đó, qua công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của nước ta nói chung và tại tỉnh Vĩnh Long nói riêng, thấy được vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức là lực lượng đi đầu và quyết định đối với sự phát triển nền kinh tế đất

74

nước. Đây là bộ phận đề ra đường lối, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời là lực lượng phổ biến những chủ trương, đường lối và chính sách, pháp luật đến cơ sở và hướng dẫn thực hiện, áp dụng pháp luật vào thực tiễn.

Vì vậy, công tác tăng cường nhân lực và bồi dưỡng cán bộ là một trong những chủ trương đổi mới cần phải được quan tâm hàng đầu. Trong quá trình thực hiện công việc nói chung cũng như công tác đăng ký doanh nghiệp đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức Phòng ĐKKD phải có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ tốt. Có thể nói, năng lực, trình độ chuyên môn cũng như phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện những quy định mới của pháp luật về thủ tục ĐKDN. Do đó, để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Phòng ĐKKD trên địa bàn tỉnh cần có những giải pháp như sau:

Một là, đổi mới tư duy của đội ngũ cán bộ, công chức làm thủtục hành chính trong lĩnh vực ĐKDN, xóa bỏ nhận thức “xin cho”, nhận thức đúng đắn về quyền hạn, nghĩa vụ của mình trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của Phòng ĐKKD, thay đổi tư duy “bắt lỗi” bằng tư duy “hướng dẫn” bằng cách các cán bộ, công chức Phòng ĐKKD cần hướng dẫn, giúp đỡ tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp, góp phần giúp cho doanh nghiệp mới sớm gia nhập thị trường. Cần phải nhận thức đúng về thủ tục ĐKDN là một dịch vụ công, hỗ trợ công dân, khuyến khích công dân có ý định thành lập doanh nghiệp được thực hiện thủ tục ĐKDN nhanh gọn, đúng quy định của pháp luật, góp phần phát triển nền kinh tế thị trường.

Hai là, cùng với việc đổi mới tư duy, đội ngũ cán bộ, công chức Phòng ĐKKD thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Long cần phải luôn trau dồi phẩm chất, đạo đức, theo đó cần chú trọng đến thái độ phục vụ công dân thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long cần thiết lập cơ chế đánh giá hiệu quả làm việc của mỗi cán bộ công chức của các bộ phận, trong đó có Phòng ĐKKD. Nội dung đánh giá bao gồm: Thái độ phục vụ, sự nhiệt tình của các cán bộ, công chức trong việc hướng dẫn và xử lý yêu cầu của tổ chức, cá nhân trong ĐKDN.Thông qua những đánh giá khách quan của các cá nhân, tổ chức đã tiến

75

hành thủ tục hành chính tại Trung tâm hành chính công tỉnh Vĩnh Long, đội ngũ cán bộ, công chức và các lãnh đạo Sở, ban, ngành cần phải tiếp thu, phát huy những ưu điểm vốn có và cần rút kinh nghiệm khi nhận được phản ánh từ họ.

Ba là, cần tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng về mặt chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công chức của Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Long như: chú trọng đến việc phổ biến những quy định của Nhà nước mới ban hành về thủ tục đăng ký doanh nghiệp bằng việc tổ chức các hội nghị triển khai công tác năm; nâng cao trình độ chuyên môn về xử lý các thủ tục đăng ký doanh nghiệp nhằm đảm bảo sự nhanh gọn, chính xác khi giải quyết các hồ sơ thực tế; nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là kỹ năng vận hành, sử dụng Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Nhìn chung, với các giải pháp trên, nếu các cán bộ công chức phòng ĐKKD – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Long đổi mới tư duy, coi việc khuyến khích, hướng dẫn, trợ giúp doanh nghiệp là hoạt động cơ bản cùng với đăng ký doanh nghiệp, coi nhà đầu tư là đối tượng phục vụ chính và được bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực làm việc thì Vĩnh Long sẽ là một môi trường kinh doanh hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Điều này góp phần tăng trưởng kinh tế nước nhà nói chung và phát triển nền kinh tế của tỉnh Vĩnh Long nói riêng.

3.3.2. Cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất và hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin đăng ký doanh nghiệp

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014: “Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp là công thông tin điện tử được sử dụng để đăng ký doanh nghiệp qua mạng, truy cập thông tin về đăng ký doanh nghiệp”. Như vậy, thông qua hệ thống này, người thành lập doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ ĐKDN tới cơ quan ĐKKD mà không cần phải trực tiếp đến cơ quan ĐKKD – Phòng ĐKKD thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Trung tâm hành chính công tỉnh Vĩnh Long. Có thể nói, Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, luật hóa Cổng thông tin quốc gia về đăng kí doanh nghiệp. Kể từ khi áp dụng từ năm 2014 cho đến nay, việc đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử đã có những ưu điểm nhất định như tiết kiệm chi phí cũng như thời

76

gian hoàn thành thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Do đó, việc hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đăng ký doanh nghiệp là cần thiết.

Bên cạnh đó, cần cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác đăng ký doanh nghiệp tại Phòng ĐKKD – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Long. Như vậy, cần phải thực hiện một số giải pháp sau:

Một là, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc cho các phòng ban nhằm hỗ trợ cho các bộ phận thuộc phòng ĐKKD – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Long có thể triển khai các hoạt động nghiệp vụ một cách thuận lợi và hiệu quả.

Hai là, tăng cường hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Phòng ĐKKD – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Long thực hiện các nội dung liên quan đến bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ, công chức của Phòng ĐKKD; đào tạo, tư vấn, hỗ trợ cá nhân, tổ chức đăng ký doanh nghiệp;hỗ trợ kinh phí để duy trì máy móc, trang thiết bị công nghệ thông tin và một số hoạt động thường xuyên khác của đơn vị.

Ba là, hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin đăng ký doanh nghiệp bằng cách tăng cường đầu tư về hạ tầng công nghệ thông tin cho các bộ phận, đặc biệt là bộ phận xử lý hồ sơ, thủ tục ĐKDN qua mạng điện tử; đầu tư trang thiết bị hiện đại nhằm hỗ trợ cho các cán bộ Phòng ĐKKD – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Long trong công tác xử lý, thẩm định hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; nâng cấp hệ thống phần mềm đăng ký doanh nghiệp trực tuyến;định kỳ hàng tháng, quý hoặc năm thực hiện tổng hợp kết quả thực hiện, phân tích đánh giá, rút kinh nghiệm hoặc cải tiến quy trình, thủ tục để nâng cao hiệu quả công tác đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.

3.3.3. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật và hỗ trợ tư vấn đối với doanh nghiệp khi đăng ký doanh nghiệp doanh nghiệp khi đăng ký doanh nghiệp

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật là một hoạt động thường xuyên, cơ bản của Nhà nước đối với công dân. Đó là sự tác động một cách có hệ thống, có mục đích và thường xuyên tới nhận thức của công dân nhằm trang bị cho họ những kiến thức

77

pháp luật nhất định để từ đó họ có ý thức đúng đắn về pháp luật, tôn trọng và tự giác xử sự theo yêu cầu của pháp luật. Tuyên truyền,phổ biến pháp Luật Doanh nghiệp là một bộ phận của công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhưng thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước về hoạt động của doanh nghiệp.

Việc tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp Luật Doanh nghiệp cần phải được thực hiện theo hướng thiết thực, có trọng tâm và đảm bảo có hiệu quả trong thực tiễn. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, Nhà nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế nhằm phát triển nền kinh tế quốc dân. Đồng thời tại tỉnh Vĩnh Long đang có nhiều chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư nước ngoài. Do đó, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp Luật Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đóng vai trò giúp cho các tầng lớp nhân dân, nhà đầu tư trong và ngoài nước có ý định đầu tư tại tỉnh Vĩnh Long hiểu biết về pháp Luật Doanh nghiệp Việt Nam, đảm bảo cho quy định của pháp luật về doanh nghiệp được thực thi đúng, giảm thiểu các tranh chấp phát sinh.

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật doanh nghiệp cần đề cập đến những nội dung thay đổi, những đổi mới về cơ chế, chính sách, trình tự, thủ tục và quy định về đăng ký doanh nghiệp. Theo đó, các cán bộ, công chức phòng ĐKKD – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Long cần thực hiện công tác tuyên truyền cho mọi người dân hiểu được mục đích của những thay đổi đó là nhằm đem lại những lợi ích thiết thực, phù hợp với thực tiễn, giảm bớt thời gian, chi phí và đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Do đó, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp Luật Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long là cần thiết.

Để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp Luật Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo môi trường thuận lợi để pháp luật đi vào cuộc sống;

- Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp Luật Doanh nghiệp thông qua truyền hình, đài, báo, hội nghị, hội thảo… trên địa bàn toàn tỉnh Vĩnh Long.

78

- Tăng cường quyền tham gia đóng góp ý kiến của nhân dân vào quá trình

thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp tại Trung tâm hành chính công tỉnh Vĩnh Long bằng cách gửi phiếu khảo sát đánh giá bằng giấy hay bằng bản điện tử, hoặc gọi điện trực tiếp cho công dân có thực hiện các thủ tục hành chính tại Trung tâm hành chính công tỉnh Vĩnh Long để lấy ý kiến;

- Kết hợp phổ biến, giáo dục pháp luật và hướng dẫn áp dụng pháp luật. Bên cạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, cũng cần phải nâng cao công tác hỗ trợ tư vấn đối với doanh nghiệp khi đăng ký doanh nghiệp.

Hiện nay, mỗi năm cả nước ta có rất nhiều doanh nghiệp được thành lập,. Vĩnh Long cũng có con số khá lớn và tăng dần trong những năm gần đây về hồ sơ thành lập doanh nghiệp mới. Bên cạnh đó thì hệ thống pháp luật về doanh nghiệp cũng có rất nhiều quy định. Do đó, cần phải có sự hỗ trợ của Nhà nước, cụ thể là các cán bộ, công chức Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Long cần tư vấn pháp luật doanh nghiệp cho các cá nhân, tổ chức trên địa bàn tỉnh.

Trước tình trạng đó, mỗi tỉnh đều có trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp được thành lập. Tỉnh Vĩnh Long thành lập Tổ công tác Hỗ trợ doanh nghiệp thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư với chức năng tham mưu, tư vấn cho Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư triển khai kế hoạch, chương trình hỗ trợ của Chính phủ và tỉnh phát triển các doanh nghiệp; hoạt động trong lĩnh vực tư vấn về thành lập doanh nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn về khởi sự doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp; phổ biến kiến thức pháp luật liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp… nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn.

Trong thời gian vừa qua, Tổ công tác Hỗ trợ doanh nghiệp thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Long đã thực hiện chức năng hỗ trợ và tư vấn pháp luật cho rất nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là hỗ trợ tư vấn đối với doanh nghiệp khi thực hiện đăng ký doanh nghiệp. Để tiếp tục phát huy vai trò và nâng cao hiệu quả trong công tác hỗ trợ tư vấn doanh nghiệp khi đăng ký doanh nghiệp, Tổ công tác Hỗ trợ doanh nghiệp – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Long cần: Tổ chức tốt các hoạt động của Ban chỉ đạo phát triển doanh nghiệp trên địa bàn; tăng cường nhân sự đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ; đầu tư kinh phí và các

79

điều kiện cần thiết để hoạt động hỗ trợ tư vấn đạt hiệu quả tối ưu; kết hợp tuyên truyền để doanh nghiệp biết đến chương trình hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp của Tổ công tác Hỗ trợ doanh nghiệp; xây dựng các tiêu chí cụ thể để đánh giá hiệu quả của chương trình hỗ trợ tư vấn doanh nghiệp.

3.3.4. Tăng cường công tác hậu kiểm

Trong thời gian vừa qua, đất nước ta đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và mở rộng hợp tác giao lưu quốc tế nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đặc biệt, tại Vĩnh Long có chủ chương áp dụng nhiều chính sách ưu đãi đầu tư cho doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm thu hút các nhà đầu tư thực hiện hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh việc thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước thì tỉnh Vĩnh Long vẫn phải đảm bảo công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải trong khuôn khổ pháp luật. Nhằm tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hiện nay nước ta đang thực hiện theo chủ trương tăng cường công tác “hậu kiểm” và tại tỉnh Vĩnh Long cũng vậy. Đây là hoạt động nâng cao sự quản lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp sau khi doanh nghiệp đã đăng ký thành lập, đồng thời nâng cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước quản lý doanh nghiệp theo từng lĩnh vực chuyên ngành.

Thực tế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long hiện nay, hoạt động “hậu kiểm” sau đăng ký thành lập doanh nghiệp bao gồm: Kiểm tra giám sát nội bộ doanh nghiệp; kiểm tra giám sát của chủ nợ; kiểm tra của Hiệp hội người tiêu dùng; kiểm tra của đối thủ cạnh tranh; kiểm tra của các hội nghề nghiệp; kiểm tra giám sát của xã hội và cuối cùng mới là kiểm tra giám sát của Nhà nước. Như vậy, có thể thấy, công tác “hậu kiểm” của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc quản lý doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Pháp luật về đăng ký doanh nghiệp - Từ thực tiễn tại tỉnh Vĩnh Long (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)