Trong thời gian vừa qua, đất nước ta đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và mở rộng hợp tác giao lưu quốc tế nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đặc biệt, tại Vĩnh Long có chủ chương áp dụng nhiều chính sách ưu đãi đầu tư cho doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm thu hút các nhà đầu tư thực hiện hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh việc thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước thì tỉnh Vĩnh Long vẫn phải đảm bảo công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải trong khuôn khổ pháp luật. Nhằm tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hiện nay nước ta đang thực hiện theo chủ trương tăng cường công tác “hậu kiểm” và tại tỉnh Vĩnh Long cũng vậy. Đây là hoạt động nâng cao sự quản lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp sau khi doanh nghiệp đã đăng ký thành lập, đồng thời nâng cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước quản lý doanh nghiệp theo từng lĩnh vực chuyên ngành.
Thực tế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long hiện nay, hoạt động “hậu kiểm” sau đăng ký thành lập doanh nghiệp bao gồm: Kiểm tra giám sát nội bộ doanh nghiệp; kiểm tra giám sát của chủ nợ; kiểm tra của Hiệp hội người tiêu dùng; kiểm tra của đối thủ cạnh tranh; kiểm tra của các hội nghề nghiệp; kiểm tra giám sát của xã hội và cuối cùng mới là kiểm tra giám sát của Nhà nước. Như vậy, có thể thấy, công tác “hậu kiểm” của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc quản lý doanh nghiệp thực chất là bước cuối cùng sau tất cả hoạt động kiểm tra, giám sát của các chủ thể có liên quan đến doanh nghiệp. Trước tình hình đó, Nhà nước cần chú trọng ban hành một số quy định pháp luật cho phép người dân trong xã hội có quyền tham gia giám sát doanh nghiệp từ khi thành lập cho tới khi chấm dứt hoạt động kinh doanh. Đồng thời, ban hành quy định pháp luật về tăng cường trách nhiệm và vai trò xã hội của doanh nghiệp; bổ sung quy định về yêu cầu công bố thông tin doanh nghiệp để mọi người trong xã hội dễ dàng theo dõi hoạt động của doanh nghiệp; tăng cường hoạt động phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động trao đổi,
80
cung cấp thông tin doanh nghiệp để góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý doanh nghiệp; thường xuyên cập nhật, duy trì hệ thống Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; quy định rõ trách nhiệm pháp lý của các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
81
KẾT LUẬN
Pháp luật về đăng ký doanh nghiệp là một bộ phận quan trọng của pháp luật kinh doanh trong hệ thống pháp luật Việt Nam, có ý nghĩa không chỉ đối với riêng doanh nghiệp, Nhà nước mà còn có ý nghĩa đối với xã hội. Xét cho cùng, việc đăng ký doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp được nhà nước thông qua và cấp phép hoạt động, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đó sẽ được thừa nhận về mặt pháp luật và có quyền hoạt động kinh doanh những ngành nghề đã đăng ký và được Nhà nước bảo vệ theo quy định của pháp luật. Trên cơ sở đó, khi doanh nghiệp phát triển sẽ tạo nên thương hiệu, phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp, tạo niềm tin tưởng cho người tiêu dùng… Bên cạnh đó khi cá nhân, tổ chức đăng ký doanh nghiệp, cơ quan nhà nước sẽ dễ dàng hơn trong việc quản lý các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như dễ dàng hơn trong việc quản lý và kiểm soát các thành phần kinh tế cùng nền kinh tế hiện nay. Đồng thời, cơ quan quản lý nhà nước còn nắm bắt được những xu hướng của thị trường, nắm bắt được các yếu tố trong kinh doanh cũng như việc áp dụng các quy định của pháp luật vào thực tế để từ đó làm căn cứ để hoạch định các chủ chương, chính sách cùng các biện pháp khuyến kích hoặc hạn chế phù hợp hơn, kịp thời hơn. Ngoài ra, việc đăng ký doanh nghiệp còn có ý nghĩa rất to lớn về mặt đời sống – xã hội hiện nay, bởi khi doanh nghiệp phát triển ngày càng lớn mạnh thì cũng đồng nghĩa với việc đời sống kinh tế xã hội của nước ta cũng ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.
Như vậy, bất kỳ sự thay đổi nào trong lĩnh vực này, dù nhỏ, cũng có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường kinh doanh và tâm lý xã hội. Thông qua việc phân tích thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, học viên rút ra được những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. Trên cơ sở đó, học viên đề xuất hướng hoàn thiện quy định pháp luật về đăng ký doanh nghiệp, đồng thời nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về đăng ký doanh nghiệp trên thực tế. Có thể nói, việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp sao cho phù hợp với xu thế hiện tại là điều cần thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp tham gia kinh doanh, phát triển nền kinh tế.
82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo của Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Vĩnh Long năm 2017. 2. Báo cáo của Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Vĩnh Long năm 2018. 3. Báo cáo của Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Vĩnh Long năm 2019. 4. Báo cáo của Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Vĩnh Long năm 2020. 5. Báo cáo của Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Vĩnh Long năm 2021.
6. Dương Đăng Huệ và Nguyễn Lê Trung (2004), Vềvấn đề kiện toàn hệ thống cơ
quan đăng ký kinh doanh ở nước ta hiện nay, tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 1/2004.
7. Đậu Thị Quyên (2011), Gian đối trong quá trình thành lập doanh nghiệp, Tạp
chí Luật học, số 11/2011.
8. Lê Thế Phúc (2006), Đăng ký kinh doanh theoLuật Doanh nghiệpViệt Nam–
thực trạng và một vài kiến nghị, Luận văn thạc sĩ Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
9. Luật Doanh nghiệp năm 1999. 10. Luật Doanh nghiệp năm 2005. 11. Luật Doanh nghiệpnăm 2014.
12. Luật Đầu tư năm 2014, sửa đổi bổ sung năm 2017. 13. Luật nhà ở năm 2014
14. Nghị định 108/2018/NĐ-CP ngày 23/8/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015 của chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.
15. Nghị định 78/2015/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2015 của Chính Phủ về đăng ký doanh nghiệp;
16. Nghị định 81/2015/NĐ-CP ngày 05/11/2015 của Chính Phủ về công bố thông
tin Doanh nghiệp nhà nước;
17. Nghị định số 96/2015/NĐ-CP ngày 08/12/2015 của Chính Phủ về hướng dẫn Luật Doanh nghiệp;
83
và hướng dẫn thi hành một số điều của luật nhà ở.
19. Nguyễn Như Chính (2010), Cải cách thủtục gia nhập thị trường góp phần đảm
bảo môi trường kinh doanh ở Việt Nam, Tạp chí Luật học, số11/2010.
20. Nguyễn Thị Thu Thủy (2016), Pháp luật về đăng ký kinh doanh ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Học viện khoa học và xã hội.
21. Nguyễn Thị Thủy (2015), Thực thi pháp luật về đăng ký kinh doanh trên địa bàn Hà Nội, Luận văn thạc sĩ luật học khoa Luật đại học Quốc gia Hà Nội.
22. Nguyễn Thị Yến (2010), Những quy định vềthủtục thành lập doanh nghiệp cần
được tiếp tục hoàn thiện, Tạp chí Luật học, số9/2010.
23. Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng chính phủ ban
hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
24. Thông tư 47/2019/TT-BTC ngày 5 tháng 8 năm 2019 của Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp.
25. Thông tư liên tịch số 04/2015/TTLT-BKHDT-BTC-BNV ngày 28/5/2015 của Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ ban hành quy chế phối hợp mẫu giữa các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh, tỉnh trực thuộc trung ương trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập.
26. Trần Huỳnh Thanh Nghị (2011), Cải cách thủtục thành lập doanh nghiệpở
Việt Nam - nhìn từ khía cạnh pháp lý qua báo cáo của ngân hàng thế giới năm 2011, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số7/2011.
27. Trần Nguyễn Đan Quỳnh (2016), Đăng ký doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệpnăm 2014 và thực tiễn thi hành tại tỉnh Hồ Chí Minh, luận văn thạc sĩ
luật học Đại học luật Hà Nội.
28. Trần Thị Nguyệt Lệ (2016), Thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệpnăm 2014 và thực tiễn thi hành tại tỉnh Hà Nội, Luận văn thạc sĩ luậthọc Đại học luật Hà Nội.
29. UBND tỉnh Vĩnh Long (2018), Quyết định số 02/2018/QĐ-UBND ngày
84
chức năng trong quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh sau đăng ký thành lập trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
30. Vũ Thị Thùy Dung (2015), Đăng ký thành lập doanh nghiệp theo Luật Doanh
nghiệp năm 2014, luận văn thạc sĩ luật học Đại học Luật Hà Nội.
31. Hoàng Phê chủ biên (2003), Từ điển Tiếng Việt, nxb Đà Nẵng, 1477.
32. Nguyễn Đình Tuấn (2014), Các quy định mới về điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Bộ Tư pháp. 33. PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa, Giáo trình luật kinh tế, tập 1, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2006, Website: 34. http:/vinhlonh.gov.vn/viet-ve-thanh-pho 35. https://ketoananpha.vn/luu-y-khi-chon-dia-chi-tru-so-cua-cong-ty-doanh- nghiep.html 39.http://vneconomy.vn/thanh-pho-vinh-long-len-do-thi-loai-1- 20171226212618449.htm 40. http://thanhtra.com.vn/thanh-tra/ket-luan/vinh-long-xu-phat-hang-loat- dn-vi-pham-ve-nhap-khau-phe-lieu_t114c1002n148998