Hoàn thiện các quy định của pháp luật về điều kiện đăng ký doanh

Một phần của tài liệu Pháp luật về đăng ký doanh nghiệp - Từ thực tiễn tại tỉnh Vĩnh Long (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 72 - 75)

3.2.1.1. Hoàn thiện pháp luật về ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp

Kể từ khi Luật Doanh nghiệp năm 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2015 đã tạo một bước đột phá mới khi quy định nội dung trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ không còn ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi tiến hành thủ tục đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp vẫn phải đăng ký ngành nghề dự kiến hoạt động, được ghi trên Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp trong hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp thay đổi ngành nghề kinh doanh thì doanh nghiệp vẫn phải thực hiện thủ tục thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Như vậy, toàn bộ quy trình về đăng ký ngành nghề mới, cũng như thay đổi ngành nghề kinh doanh không ghi trong giấy

66

chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà các thông tin về ngành nghề kinh doanh được tập hợp lại tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để giúp cơ quan nhà nước dễ dàng quản lý hoạt động của doanh nghiệp.

Hiện nay, doanh nghiệp thực hiện đăng ký ngành nghề kinh doanh theo đúng mã ngành nghề kinh doanh được quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng chính phủ ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Việc quy định mã ngành nghề kinh doanh rõ ràng, cụ thể, chi tiết, tạo điều kiện cho chủ thể kinh doanh dễ dàng áp dụng; đặc biệt các ngành kinh doanh cấp bốn phải được cụ thể hóa, bao quát hết các ngành kinh doanh hiện nay. Ngoài ra, các câu chữ trong mã ngành nghề kinh doanh cần phải cụ thể, rõ ràng, đơn nghĩa cấu trúc để tạo điều kiện cho các chủ thể kinh doanh dễ áp dụng cũng như cho chính các cán bộ làm công tác đăng ký kinh doanh, tránh việc áp dụng sai, làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác hỗ trợ chủ thể đăng ký doanh nghiệp khi áp dụng mã ngành nghề kinh doanh. Vì thực tiễn cho thấy không phải lúc nào chủ doanh nghiệp cũng tìm được đúng mã ngành nghề mà mình cần, hơn nữa do sự phát triển của nền kinh tế luôn có diễn biến sôi động nên đôi khi một số ngành nghề mới mà pháp luật chưa có quy định cụ thể thì đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của các cán bộ làm công tác đăng ký doanh nghiệp để giúp chủ thể kinh doanh được khởi sự doanh nghiệp sớm. Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh, cũng như đảm bảo quyền tự do kinh doanh của công dân, Nhà nước nên xem xét có nên áp dụng, duy trì việc áp dụng mã ngành kinh doanh cho doanh nghiệp như hiện nay không?

Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên quy định ở một nguồn văn bản pháp luật nhất định, tránh để tình trạng ban hành ở nhiều văn bản khác nhau, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tìm hiểu, tiếp cận và áp dụng trên thực tế. Bởi lẽ ngay cả nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam và thành lập doanh nghiệp thì cũng phải chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp hiện hành. Do đó, nhà nước cần quy định danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật doanh nghiệp, cụ thể là nên sửa đổi, bổ sung Nghị định 96/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp. Sự quy định

67

này nhằm đảm bảo tính thống nhất, minh bạch của hệ thống pháp luật Việt Nam về đăng ký doanh nghiệp.

3.2.1.2. Hoàn thiện pháp luật về trụ sở kinh doanh của doanh nghiệp

Theo Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2014: “Trụ sở chính của doanh nghiệp là

địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có)”.

Theo đó, để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải có trụ sở chính trên lãnh thổ Việt Nam, với địa chỉ rõ ràng từ số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Điều này thực sự gây khó khăn, trở ngại cho các nhà đầu tư, bởi lẽ thủ tục hành chính trong lĩnh vực địa chính của nhà nước ta hiện nay còn nhiều bất cập, để có được bất động sản làm trụ sở chính của doanh nghiệp, nhà đầu tư phải làm thủ tục xin UBND nơi có bất động sản xác nhận để làm trụ sở chính của doanh nghiệp, sau đó có sự xác nhận này là điều kiện để doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận ĐKDN.

Bên cạnh đó, hiện nay, nhiều doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí, sử dụng nhà chung cư làm trụ sở doanh nghiệp. Điều này vướng phải quy định của Luật nhà ở năm 2014 và Nghị định số 99/2015/NĐ-CP. Cụ thể, theo quy định tại Khoản 11 Điều 6 Luật nhà ở năm 2014 thì việc sử dụng căn hộ chung cư chỉ được dùng để ở, không được sử dụng vào mục đích kinh doanh dưới mọi hình thức.

Tuy nhiên, trong trường hợp trụ sở chính của công ty thuộc tòa nhà chung cư thì tòa nhà chung cư đó phài có chức năng cho thuê văn phòng thì doanh nghiệp mới được phép đặt trụ sở tại đó nhưng doanh nghiệp sẽ phải chứng minh chức năng cho thuê văn phòng của tòa nhà đó. Việc yêu cầu doanh nghiệp chứng minh chức năng cho thuê văn phòng của tòa nhà chung cư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở cũng gây cản trở cho doanh nghiệp trong quá trình khởi nghiệp. Do vậy, cần phải có quy định cụ thể, rõ ràng hơn về vấn đề trụ sở của doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện

68

Một phần của tài liệu Pháp luật về đăng ký doanh nghiệp - Từ thực tiễn tại tỉnh Vĩnh Long (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)