Hoàn thiện các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục đăng ký

Một phần của tài liệu Pháp luật về đăng ký doanh nghiệp - Từ thực tiễn tại tỉnh Vĩnh Long (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 75 - 78)

nhanh chóng nhất.

3.2.1.3. Hoàn thiện quy định pháp luật về vốn của doanh nghiệp

Trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải đăng ký vốn góp (vốn điều lệ) và cam kết việc góp vốn như đã đăng ký. Tuy nhiên, sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các doanh nghiệp hầu như không quan tâm đến việc thực hiện các cam kết góp vốn như đã đăng ký ban đầu. Bên cạnh đó, không có quy định nào về trách nhiệm kiểm tra việc góp vốn của doanh nghiệp nên mới dẫn đến tình trạng doanh nghiệp đăng ký vốn nhưng trên thực tế lại không thực hiện góp hoặc góp không đủ số vốn đồng thời cũng không thực hiện đăng ký điều chỉnh vốn theo luật định. Đối với các trường hợp như vậy, trong quá trình kinh doanh mà xảy ra tranh chấp thì sẽ gây thiệt hại đến chính chủ doanh nghiệp vì chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trong số vốn mà mình đã cam kết góp.

Như vậy, để đảm bảo hiệu quả việc góp vốn của các doanh nghiệp khi thực hiện đăng ký doanh nghiệp, cần phải bổ sung vào Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định về trách nhiệm kiểm tra phần vốn góp trong các doanh nghiệp sau khi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3.2.2 Hoàn thiện các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp nghiệp

Thủ tục đăng ký doanh nghiệp là thủ tục khai sinh ra doanh nghiệp, tạo cho doanh nghiệp một địa vị pháp lý nhất định. Hiện nay, trong bối cảnh kinh tế thị trường, việc cải cách hoàn thiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp là điều cần thiết và phải giải quyết một cách kịp thời. Theo đó, cần phải thực hiện các giải pháp sau:

-Một là, thống nhất các thủ tục đăng ký doanh nghiệp đối với tất cả các công ty và pháp nhân có hoạt động kinh doanh, bao gồm các tổ chức hành nghề luật sư (công ty luật, văn phòng luật sư), tổ chức hành nghề công chứng (văn phòng công chứng), giám định, giáo dục và đào tạo, trọng tài thương mại… Việc thống nhất thủ tục đăng ký doanh nghiệp đối với tất cả các công ty trên lãnh thổ Việt Nam góp

69

phần giúp cơ quan Nhà nước dễ dàng quản lý hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời thống nhất sự điều chỉnh chung theo Luật Doanh nghiệp năm 2014.

- Hai là, về quy trình thành lập doanh nghiệp phải luôn đảm bảo sự thống nhất về không gian và thời gian, để tạo điều kiện cho các chủ thể kinh doanh chuẩn bị các điều kiện đảm bảo theo quy định trong hồ sơ để được cấp giấy chứng nhận. ĐKDN. Quy trình ĐKKD phải được áp dụng thực hiện theo đúng quy định của pháp luật được điều chỉnh bởi Luật Doanh nghiệp năm 2014, Luật đầu tư năm 2014, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Theo đó, quá trình cơ quan ĐKKD cấp hoặc không cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp cũng phải tuân theo một trình tự nhất định được quy định rõ ràng, chặt chẽ, tạo thành khuôn mẫu để các chủ thể áp dụng dễ dàng trong thực tiễn. Mọi vướng mắc trong quá trình thực thi đều phải xử lý ngay, kịp thời để đảm bảo quyền tự do kinh doanh của công dân.

- Ba là, toàn bộ nội dung hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được đăng ký cụ thể và phải có cơ chế quản lý chặt chẽ, sát sao xem doanh nghiệp có thực hiện đúng nội dung đăng ký về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình không?

- Bốn là, tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” giữa các sở, ban, ngành có chức năng quản lý nhà nước và các cấp chính quyền trong vấn đề cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho các tổ chức và cá nhân thực hiện kinh doanh. Đồng thời, xây dựng quy định thủ tục hành chính xử lý vi phạm sau cấp phép, với yêu cầu làm rõ trách nhiệm của bên vi phạm và của cơ quan, cấp chính quyền có trách nhiệm xử lý vi phạm. Đẩy mạnh công tác rà soát thủ tục hành chính nội bộ, xây dựng quy định về mối quan hệ làm việc nội bộ và phối hợp giữa các cơ quan hữu quan theo các tiêu chí: pháp luật, dân chủ, công bằng, công khai về các quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm, nhằm góp phần xây dựng văn hoá công sở, gữi gìn trật tự, kỷ cương trong hoạt động công vụ. Mặt khác, tiếp tục đẩy mạnh công tác rà soát các quy định thủ tục hành chính ở bộ phận “tiếp nhận và trả hồ sơ giấy tờ”[27].

- Năm là, cần khuyến khích và mở rộng áp dụng ĐKKD qua mạng điện tử

nhằm rút ngắn thời hạn cấp phép. Các thủ tục ĐKKD qua mạng điện tử cần phải lấy tiêu chí giảm phiền hà, thời gian, chi phí và công sức cho người dân khi thực hiện.

70

Tránh việc thực hiện cải cách thủ tục chỉ mang tính hình thức nhưng thực chất lại tạo thêm phiền hà cho dân[8].

Có thể thấy, đăng ký doanh nghiệp vừa là công cụ để thực hiện quyền tự do kinh doanh của công dân, vừa là công cụ giúp cơ quan Nhà nước quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp góp phần quản lý nền kinh tế vĩ mô của nước nhà. Do đó, việc hoàn thiện các quy định pháp luật về trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả đăng ký doanh nghiệp cho cá nhân, tổ chức thực hiện quyền tự do kinh doanh, đồng thời góp phần nâng cao công tác quản lý của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Luật doanh nghiệp 2020 có hiệu lực từ 1/1/2021 đã có những sửa đổi đáng ghi nhận theo hướng tích cực về đăng ký doanh nghiệp , bao gồm

Một là, Bỏ quy định về thông báo mẫu dấu doanh nghiệp trước khi sử dụng. Theo đó, Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về con dấu của doanh nghiệp như sau:

- Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

- Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.

- Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.

Như vậy, so với quy định về con dấu tại Luật Doanh nghiệp 2014 thì Luật Doanh nghiệp 2020 đã bỏ quy định “Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp”.

Hai là, thêm đối tượng không được thành lập doanh nghiệp. Cụ thể, Luật Doanh nghiệp 2020 bổ sung thêm đối tượng không được phép thành lập, quản lý doanh nghiệp, gồm:

71

- Công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam (trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp);

- Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Ba là, rút ngắn thời gian báo trước khi tạm ngừng kinh doanh. Khoản 1 Điều 200 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất 15 ngày trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh. Quy định này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2020 đã rút ngắn thời gian báo trước khi tạm ngừng kinh doanh. Cụ thể: Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo. Như vậy, thời gian báo trước khi tạm ngừng kinh doanh được rút ngắn từ chậm nhất 15 ngày xuống còn 03 ngày làm việc.

Bốn là, bổ sung hồ sơ đăng ký công ty TNHH, công ty CP. So với Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Doanh nghiệp 2020 yêu cầu hồ sơ đăng ký công ty TNHH (Điều 21), công ty CP (Điều 22) phải có bản sao giấy tờ pháp lý của người đại diện theo pháp luật, tương tự như thành viên công ty TNHH và cổ đông sáng lập công ty CP.

Những sửa đổi bổ sung này cũng góp phần tạo thêm thuận lợi cho doanh nghiệp đúng tinh thần Hiến định về đảm bảo quyền tự do kinh doanh và vai trò bảo vệ môi trường kinh doanh của Nhà nước.

Một phần của tài liệu Pháp luật về đăng ký doanh nghiệp - Từ thực tiễn tại tỉnh Vĩnh Long (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)