Bối cảnh của hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật

Một phần của tài liệu Pháp luật về đăng ký doanh nghiệp - Từ thực tiễn tại tỉnh Vĩnh Long (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 71 - 72)

về đăng ký doanh nghiệp

Kể từ khi ra đời cho đến nay, Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã có sự đóng góp đáng kể vào quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật doanh nghiệp, từng bước xây dựng môi trường kinh doanh thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, như đã phân tích về thực trạng tại chương 2, Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã bộc lộ những hạn chế nhất định, chưa thực sự phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta tại thời điểm hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và mở rộng giao lưu hội nhập kinh tế quốc tế. Luật doanh nghiệp 2020 vừa ra dời cũng đã chú trọng đến việc cải tiến quy định về đăng ký doanh nghiệp nhưng mới chỉ áp dụng được một thời gian ngắn và một số hạn chế của Luật 2014 vẫn chưa được sửa đổi.

Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình gia nhập thị trường và thực hiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, việc hoàn thiện quy định pháp luật về doanh nghiệp, cải cách thủ tục hành chính sao cho phù hợp với xu hướng hiện hành là cần thiết. Qua đó góp phần đảm bảo quyền tự do kinh doanh của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đồng thời, phải có giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đăng ký doanh nghiệp nhằm đưa các quy định pháp luật vào thực tiễn góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện quyền tự do kinh doanh trong môi trường tiên tiến, minh bạch và được Nhà nước bảo hộ.

Bên cạnh đó, Nhà nước ta cần phải siết chặt công tác “hậu kiểm” sau đăng ký doanh nghiệp, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được

65

thực hiện trong khuôn khổ pháp luật. Việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp góp phần đảm bảo quyền và lợi ích cho doanh nghiệp, Nhà nước và hạn chế các rủi ro cho cộng đồng xã hội.

Ngoài ra, như đã phân tích tại chương 2 thì ở Vĩnh Long còn tồn tại những hạn chế về nguồn nhân lực Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, số lượng chuyên viên khá ít so với khối lượng công việc mà mỗi chuyên viên phải xử lý, hơn thế nữa nhiều chuyên viên giỏi, nắm chắc pháp luật về doanh nghiệp được điều động sang vị trí khác, thay vào đó là các chuyên viên mới chưa có nhiều kinh nghiệm. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về doanh nghiệp, hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp còn hạn chế. Do đó, cần phải có giải pháp tăng cường nhân sự cho Phòng Đăng ký kinh doanh cả về số lượng và nâng cao về chất lượng, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và hỗ trợ doanh nghiệp. Hiện nay, tỉnh đã cơ bản đáp ứng 3/5 tiêu chuẩn trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương. Nhiều doanh nghiệp lớn trong nước và nước ngoài tiếp tục chọn Vĩnh Long để đầu tư, trong đó nhiều dự án lớn đã và đang được triển khai đầu tư xây dựng[39]. Do đó việc nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đăng ký doanh nghiệp là vấn đề cấp thiết góp phần hoàn thành các mục tiêu đề ra.

Một phần của tài liệu Pháp luật về đăng ký doanh nghiệp - Từ thực tiễn tại tỉnh Vĩnh Long (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)