Đặc điể mô nhiễm tiếng ồn và độ rung

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường của các dự án khai thác mỏ hầm lò hướng dẫn chi tiết báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án khai thác mỏ hầm lò (dự thảo) (Trang 26 - 27)

Hiện trạng ô nhiễm tiếng ồn và độ rung tại khu vực dự án và các vùng chung quanh cần được xác định rõ thông qua các số liệu đo đạc trong quá trình thực hiện ĐTM cho dự án. Thông thường, các điểm đo độ ồn, rung được lựa chọn thường trùng với các điểm đo chất lượng không khí vì nó đại diện được cho các khu vực khác nhau. Căn cứ để nhận xét về ô nhiễm tiếng ồn, rung tại khu vực là các tiêu chuẩn vềđộồn, rung hiện hữu.

- Tiêu chuẩn 5949 – 1998: Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư – Mức ồn tối đa cho phép

- TCVN 5948-1999: Tiếng ồn phương tiện giao thông đường bộ phát ra khi tăng tốc độ - Mức ồn tối đa cho phép

- TCVN 6962 – 2001: Rung động và chấn động – Rung động do các hoạt động xây dựng và sản xuất công nghiệp – Mức độ tối đa cho phép đối với môi trường khu công cộng và dân cư.

Các thông số chính trong quan trắc tiếng ồn bao gồm: - Leq (dBA)

- Lmax (dBA) - Lmin (dBA).

Khi cần phải xác định tiếng ồn ở nhiều thời điểm khác nhau trong ngày thì cần thiết xác định độ ồn liên tục trong 24 giờ tại các điểm đo. Các phương pháp đo độồn là các phương pháp được quy định trong Tiêu chuẩn Việt Nam.

Các thông số chính trong quan trắc độ rung là gia tốc rung trung bình được xác định như trong TCVN 6962 – 2001. Các phương pháp đo độ rung là các phương pháp được quy định trong Tiêu chuẩn Việt Nam.

Các nguồn phát sinh tiếng ồn, rung tại khu vực dự án cũng cần xác định đầy đủ về vị trí và cường độ, cũng như hiện trạng mức độ và phạm vi chịu ảnh hưởng tới các khu vực.

Đánh giá diễn biến ô nhiễm tiếng ồn tại khu vực khai thác và vùng chung

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường của các dự án khai thác mỏ hầm lò hướng dẫn chi tiết báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án khai thác mỏ hầm lò (dự thảo) (Trang 26 - 27)